Big 4 - Các tiêu chí tuyển dụng

Giới thiệu Big 4 - PwC

Một trong những mảnh ghép vô cùng quan trọng trong bộ tứ BIG4 không thể không kể đến PwC. Với nhiều thành tích nổi trội và môi trường làm việc chuyên nghiệp chú trọng ngoại ngữ, không chỉ đối với sinh viên Kế – Kiểm mà cả các sinh viên kinh tế nói chung, PwC vẫn là một nơi làm việc mơ ước. Vậy PwC có gì đặc biệt đến vậy? Cùng tìm hiểu nhé !

I. Giới thiệu về PwC

1. Lịch sử hình thành:

PwC Việt Nam tiền thân chính là PwC - The Price Waterhouse Cooper, đã có mặt tại Việt Nam từ năm 1994 với hai văn phòng tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Bốn năm sau đó, cuộc sát nhập lớn nhất trong lịch sử ngành Kiểm toán diễn ra khi Price Waterhouse bắt tay với Coopers & Lybrand.

Tên pháp nhân của Công ty TNHH PricewaterhouseCoopers Việt Nam đã được

đổi thành Công ty TNHH PwC (Việt Nam) kể từ ngày 30/05/2017.

2. Trụ sở

- Trụ sở chính: London, Anh Quốc.

- Tại Hà Nội: Tầng 16, Keangnam Hanoi Landmark Tower, Lô E6, Khu đô thị Cầu Giấy, phường Mễ Trì, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.

- Tại TP. HCM: Tầng 8, Saigon Tower, 29 Lê Duẩn, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh.

3. Các dịch vụ chính

Các dịch vụ của PwC Global rất đa dạng trải dài qua nhiều lĩnh vực, có thể kể đến như:

  • Advisory (Tư vấn)
  • Audit and assurance services (Kiểm toán và dịch vụ đảm bảo)
  • Entrepreneurial and private cilents (Khách hàng doanh nghiệp tư nhân)
  • Tax (Tư vấn thuế)
  • Legal (Tư vấn pháp lý)
  • Family business services (Khách hàng doanh nghiệp gia đình)
  • IFRS (Dịch vụ chuyển đổi báo cáo theo IFRS và tư vấn kế toán)
  • Sustainability & climate change (Phát triển bền vững và biến đổi khí hậu)
  • People and Organisation (Tư vấn nguồn nhân lực)
  • Deals (Tư vấn thương vụ)
  • Consulting (Tư vấn hoạt động)

Dịch vụ Kiểm toán vẫn chiếm đa số trong doanh thu của PwC.  Ngoài ra, bộ phận Tư vấn Thuế của PwC cũng đạt được rất nhiều thành tích đáng nể, cùng với đó là cuốn sổ tay Thuế (Pocket Tax Book) được cập nhật hàng năm là nguồn tài liệu hữu ích cho bất cứ ai có đam mê về lĩnh vực này.

Link tham khảo sổ tay Thuế 2020 mới nhất: https://www.pwc.com/vn/en/publications/2020/pwc-vietnam-ptb-2020-en.pdf

4. Văn hoá doanh nghiệp

Phương châm của PwC: “Building relationships, creating value” - Xây dựng mối quan hệ, tạo nên các giá trị. Ở PwC, niềm tin của khách hàng là ưu tiên hàng đầu, là nhân tố mấu chốt cho mọi hoạt động của công ty.

Giá trị cốt lõi của PwC: Act with integrity - Make a difference – Care - Work together - Reimagine the possible.

II. Thi tuyển Internship tại PwC

1. Đối tượng & Hình thức tuyển dụng

Thông thường, kỳ Internship Recruitment Program của PwC mở đơn từ đầu tháng 8 và kết thúc vào tháng 10.

Muốn có cơ hội làm việc tại PwC, ứng viên nên có:

- Thành tích học tập tốt.

- Có kỹ năng giao tiếp tốt, khả năng lãnh đạo và năng động tham gia các hoạt động ngoại khoá.

- Khả năng sử dụng tiếng Anh thành thạo (Nếu biết thêm tiếng Nhật, tiếng Trung hoặc tiếng Hàn sẽ là lợi thế

2. Các cuộc thi do PwC tài trợ

Số lượng intern được tuyển mỗi năm dao động từ 70-120 người, nên ngoài kì Intern ra các cuộc thi sinh viên cũng là một lựa chọn lý tưởng để được thực tập tại PwC:

- The Audit Race

Cuộc thi tổ chức bởi CLB Kiểm toán viên tương lai t.FAC trường Đại học Kinh tế Quốc dân về kiến thức kế - kiểm.

- X-Audit – Truy tìm kiểm toán viên tương lai

Cuộc thi tổ chức bởi Đại học Kinh tế - Luật. Top 30 cuộc thi có cơ hội vào thẳng vòng Interview, còn Top 3 sẽ có thẳng suất thực tập tại PwC. Nghe rất hấp dẫn đúng không ạ :D

- Học bổng về IT Audit do PwC tổ chức.

- The Audit Proud

Cuộc thi do CLB Kế toán – Kiểm toán, Đại học ngoại thương CSII phối hợp cùng Viện Kế toán Công chứng Anh và xứ Wales (ICAEW) và công ty PwC Việt Nam (PwC) tổ chức

- Hành trình kiểm toán

Cuộc thi do câu lạc bộ Kế toán Kiểm toán viên tương lai trường Đại học Ngoại thương CFAA tổ chức.

3. Các vị trí tuyển dụng

PwC Việt Nam thường tuyển dụng các vị trí thực tập: Assurance Audit Intern, Tax Intern, IT Risk Assurance Intern, Advisory Intern.

Tuy nhiên năm 2019 PwC chỉ còn tuyển Audit và Tax Intern, các bạn lưu ý nhé.

4. Các vòng thi tuyển

Để chính thức được làm việc tại PwC, ứng viên phải vượt qua 4 vòng thi, bao gồm: CV, Test, Group Interview, Final Interview.

Điểm khác biệt giữa PwC và các firm khác là trong các vòng tuyển dụng của PwC hầu như không có kiến thức chuyên ngành, trái với Deloitte lại rất chú trọng vào kiến thức chuyên môn. Đây sẽ là một cơ hội tốt cho các bạn sinh viên học trái ngành để có cơ hội là việc tại Big 4 nên đừng bỏ qua nhé.

 

Author: Duy Anh Nguyen

Nếu bạn cần hỗ trợ thêm về quá trình học nền tảng hoặc bất kỳ vấn đề gì về dịch vụ và trải nghiệm tại SAPP, vui lòng liên hệ qua các kênh sau:

  • Hotline: (+84) 971 354 969