Big 4 - Kinh nghiệm cho Vòng CV

[Tips] - Phần 3: GPA Cho Tuyển Dụng BIG4, Bao Nhiêu Là Đủ?

GPA chỉ là 1 trong số nhiều tiêu chí mà bạn cần có để đảm bảo cho mình 1 công việc tại BIG4. Trong bài viết này, SAPP sẽ chia sẻ với bạn những lý do vì sao GPA không phải là tất cả trong tuyển dụng BIG4 và những điều bạn có thể làm để nâng cao cơ hội

“GPA là yếu tố quan trọng nhất quyết định đến cơ hội ứng tuyển của bạn vào BIG4.”

Điều này là hoàn toàn không đúng.

1. GPA Là Yếu Tố Cần

Thi tuyển vào BIG4 luôn mang tỷ lệ cạnh tranh cao hơn nhiều so với thi tuyển Non-BIG, đó là lý do vì sao, vòng tuyển dụng BIG4 cần có nhiều yếu tố tuyển dụng trong quá trình duyệt CV. GPA có lẽ là yếu tố đầu tiên nhà tuyển dụng sẽ tập trung bên cạnh học vấn và kinh nghiệm làm việc của bạn. Vì vậy, việc có điểm GPA thấp (ví dụ nếu điểm GPA của bạn dưới 2.0 tương đương với 5 - 6 điểm hệ số 1-10 tại Việt Nam) chắc chắn sẽ khiến cơ hội tuyển dụng của bạn có chút khó khăn.

Nếu điểm GPA của bạn ở mức độ trung bình khá, từ 3.0 trở lên (tương đương với mức điểm phẩy trung bình từ 7-8/10), bạn nên tập trung phát triển các kỹ năng làm việc, bạn sẽ có cơ hội tuyển dụng tốt cho tuyển dụng BIG4.

Hình 1: Điểm chuẩn GPA theo hệ số 1 – 10 tại Việt Nam.

Nguồn: EducationUSA Vietnam

2. GPA Không Phải Là Tất Cả

Nhà tuyển dụng sẽ tìm kiếm ứng viên dựa theo nhiều tiêu chí tuyển dụng khác nhau. Bạn có thể tìm hiểu 12 tiêu chí mà nhà tuyển dụng BIG4 tìm kiếm trong vòng phỏng vấn.

Theo Maggie Stilwell, quản lý nhân sự của EY đã công bố kết quả nghiên cứu nội bộ từ 400 người tốt nghiệp đại học và cho thấy rằng, việc tuyển chọn nhân viên chỉ dựa trên kết quả học tập là 1 cách tiếp cận không hiệu quả trong tuyển dụng. Maggie cũng nhấn mạnh rằng, không có bằng chứng nào có thể kết luận rằng những thành tích học tập trên giảng đường sẽ dự đoán được thành công nghề nghiệp liên quan đến ngành học của họ. Nhiều nghiên cứu trong lĩnh vực quản trị nhân sự cũng đã chỉ ra rằng điểm GPA (điểm tốt nghiệp trung bình) không phải là tiêu chí tin cậy và phù hợp để dự báo thành tích nghề nghiệp trong tương lai.

Chính vì vậy, EY – 1 trong 4 hãng kiểm toán hàng đầu thế giới đã quyết định loại bỏ yêu cầu điểm GPA cao ra khỏi nhóm tiêu chí tiểu chọn nhân viên từ năm 2016. Tuy nhiên, EY vẫn yêu cầu ứng viên phải tốt nghiệp đại học tại các ngành liên quan.

Hình 2: 12 tiêu chí nhà tuyển dụng BIG4 tìm kiếm trong vòng phỏng vấn cá nhân

Lời khuyên ở đây là: Nếu bạn có điểm GPA thấp, hãy khéo léo bộc lộ những thế mạnh khác của mình.

3. Làm Thế Nào Để Cải Thiện CV Của Bạn Khi Điểm GPA Thấp

Dưới đây là tổng hợp 07 điều bạn nên và không nên làm nhằm nổi bật CV của mình:

  • Nên: Thành thật

Bạn nên nêu điểm GPA của bạn vào CV thay vì cố giấu nó đi. Việc không điền GPA sẽ khiến cho nhà tuyển dụng mặc định rằng bạn có 1 số điểm GPA thấp, và họ có thể cho rằng bạn đang không thành thật về học lực của mình. Bạn nên điền thêm điểm GPA của các môn chuyên ngành như: Kế toán, Kiểm toán, Tài chính, Luật, Thuế nếu điểm GPA của các môn này cao hơn GPA tổng. Điểm GPA chuyên ngành cao sẽ là điểm nhấn rõ ràng trong mắt nhà tuyển dụng BIG4.

  • Nên: Liệt kê các khóa học liên quan đến nghề nghiệp bạn chọn

Việc liệt kê những khóa học chuyên sâu liên quan đến Kế toán – Tài chính – Quản trị sẽ giúp cho CV của bạn nổi bật hơn rất nhiều. Đặc biệt là khi bạn liệt kê việc học các môn học liên quan đến chứng chỉ chuyên ngành quốc tế trong lĩnh vực kế toán – kiểm toán – tài chính như ACCA, ICEAW, CPA, CFA…

  • Nên: Tập trung vào kinh nghiệm làm việc của bạn

Nếu như điểm GPA của bạn không cao do bạn dành nhiều thời gian để tích lũy kinh nghiệm làm việc hay tham gia các hoạt động ngoại khóa, đây sẽ là điểm thuyết phục nhà tuyển dụng nhất. Ví dụ như việc bạn tham gia vào 1 vị trí quan trọng trong câu lạc bộ, bạn đi tình nguyện, bạn đi thực tập mùa hè trong vị trí liên quan hoặc bạn tham gia các cuộc thi chuyên ngành. Những hoạt động này sẽ khiến cho bạn trở thành 1 đối thủ nặng ký.

  • Nên: Thêm vào lời giới thiệu trong CV

Bên cạnh 1 CV chuẩn chỉnh, đừng quên tân trang cho Cover Letter của bạn. Đối với nhiều ngành nghề khác, bạn sẽ ít thấy nhà tuyển dụng yêu cầu có Cover Letter. Tuy nhiên, nhà tuyển dụng tại BIG4 lại rất quan tâm tới điều này. Cover Letter sẽ giúp nhà tuyển dụng BIG4 hiểu hơn về con người, nguyện vọng, mục tiêu và sự gắn bó của bạn với công việc. Vì vậy, hãy cứ mạnh dạn chuẩn bị cho mình 1 Cover Letter thật chuẩn chỉnh cả về ngữ pháp và ngôn từ nhé.

  • Nên: Nêu lên các mối quan hệ bạn có

Việc có những mối quan hệ tốt với sếp cũ hay giảng viên bộ môn chuyên ngành sẽ giúp CV của bạn nổi bật rõ rệt. Đừng ngại mở rộng các mối quan hệ trong công việc. Các mối quan hệ sẽ giúp bạn có thể có nhiều lời nhận xét tích cực giúp cho cơ hội tuyển dụng của bạn được nâng cao đáng kể.

  • Không nên: Ghi trong thư ứng tuyển lý do cho điểm GPA của bạn thấp

Cover letter là 1 cách mà bạn có thể giúp nhà tuyển dụng hiểu hơn về mình. Tuy nhiên, bạn không nên tập trung vào điểm yếu của mình, vì điều này sẽ khiến profile năng lực của bạn trở nên kém hấp dẫn. Bạn chỉ nên cung cấp những thông tin giá trị với nhà tuyển dụng BIG4 mà SAPP đã gợi ý phía trên.

  • Không nên: Chủ động nêu lên GPA của bạn trong buổi phỏng vấn

Nếu như nhà tuyển dụng không đưa ra câu hỏi vì sao điểm GPA của bạn thấp, bạn cũng không cần phải nhắc đến hay giải thích về nó. Hãy tự tin với năng lực của mình, vì khi bạn đã vào tới vòng phỏng vấn cá nhân, chắc chắn bạn đã chứng tỏ được năng lực thực sự của mình rồi.

4. Kết Luận

Nếu bạn tự tin mình là 1 ứng viên tiềm năng cho tuyển dụng BIG4, GPA sẽ không phải là điều có thể cản bước chân của bạn chinh phục nhà tuyển dụng. Đừng bỏ lỡ những cơ hội nghề nghiệp của mình mà thay vào đó, hãy chuẩn bị sẵn sàng từ bây giờ bằng cách trau dồi thêm kiến thức và kỹ năng làm việc. SAPP chúc bạn thành công chinh phục nhà tuyển dụng BIG4!

Nếu bạn cần hỗ trợ thêm về quá trình học nền tảng hoặc bất kỳ vấn đề gì về dịch vụ và trải nghiệm tại SAPP, vui lòng liên hệ qua các kênh sau:

  • Hotline: (+84) 971 354 969