Chia sẻ từ chuyên gia

[Chia sẻ từ chuyên gia] - Khả Năng Thăng Tiến của Ứng Viên CFA trong Quỹ Đầu tư từ góc nhìn của Giảng Viên tại SAPP

Dưới đây là những chia sẻ độc quyền đến từ Giảng viên Phước Tài - Giảng viên CFA tại SAPP về những kinh nghiệm cũng như khả năng thăng tiến của người học CFA trong Quỹ đầu tư. Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau nhé!

Nghe chi tiết Podcast tại đây.

recap podcast

1. Kinh Nghiệm làm việc của Giảng viên Phước Tài 

Anh Nguyễn Bá Phước Tài - Giảng viên CFA tại SAPP Academy, anh được biết đến khả năng giảng dạy chuyên sâu, dễ hiểu và cuốn hút. Hiện tại anh đang đảm nhiệm vị trí về phân tích đầu tư tại một quỹ đầu tư có tiếng tại Việt Nam.

Anh Phước Tài đã tích lũy gần 15 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực phân tích đầu tư, với các vị trí là Chuyên viên Đầu tư có kinh nghiệm trong ngành quản lý đầu tư. Anh có kỹ năng chuyên sâu về Nghiên cứu Vốn và Định giá, Đầu tư Bất động sản, Tài chính Doanh nghiệp, M&A và Mô hình Tài chính. Anh cũng là CFA Charterholder kì cựu với  kinh nghiệm chuyên sâu trong lĩnh vực Đầu tư Vốn và Bất động sản tại Việt Nam.

2.  Sự khác nhau giữa môi trường làm việc của các công ty Chứng khoán và Quỹ đầu tư theo quan điểm cá nhân của Giảng viên Phước Tài

Theo Giảng viên Phước Tài, việc chuyển từ công ty Chứng khoán sang Quỹ đầu tư cũng giống như thực hiện các công việc tương tự nhưng với một hướng đi khác nhau. Sau đây là những điểm khác biệt chính trong môi trường làm việc của công ty chứng khoán và quỹ đầu tư, dưới góc nhìn cá nhân của giảng viên Phước Tài:

Công ty Chứng khoán

Quỹ Đầu tư

- Tư vấn cụ thể về một loại chứng khoán để khách hàng đầu tư và giao dịch có hiệu quả.

- Đóng vai trò là nhà tư vấn giúp khách hàng lựa chọn khoản đầu tư, nhưng không trực tiếp tham gia vào quá trình đầu tư.

- Nghiên cứu chuyên sâu để hiểu đầy đủ về một mã cổ phiếu nào đó. Từ đó đưa ra các tư vấn trực quan trung thực nhất đến khách hàng

- Trách nhiệm ít hơn, có vai trò hướng dẫn và tư vấn cho khách hàng về hạng mục đầu tư, không gắn liền với lợi ích cụ thể của công ty.

- Khuyến nghị về những khoản đầu tư, thời điểm đầu tư, khoản đầu tư,...

- Đóng vai trò là đại diện cho người đi mua để đầu tư vào doanh nghiệp, trực tiếp tham gia vào quá trình đầu tư.

- Nghiên cứu, phân tích và đánh giá các lựa chọn đầu tư, chiến lược cũng như chiến thuật đầu tư để chọn ra khoản đầu tư sinh lời nhất và tối ưu hóa hiệu suất sinh lời của khoản đầu tư đó.

- Trách nhiệm cao hơn, đòi hỏi cần có cái nhìn trực quan tổng thể về bức tranh đầu tư, trách nhiệm gắn liền với lợi ích của công ty.

 

3. CFA đã giúp ích gì trên con đường sự nghiệp của Giảng viên Phước Tài?

Các quỹ đầu tư thường yêu cầu chuyên viên phân tích đầu tư và người quản lý quỹ có kiến thức nền tảng vững chắc để khi gặp những tình huống khó để có thể giải quyết một cách hiệu quả và trơn tru. Chứng chỉ CFA, theo anh Phước Tài, là một chứng chỉ quan trọng giúp đem lại những kiến thức nền tảng cần có về thị trường đầu tư cho người học thay vì phải mất nhiều năm làm việc để lấy kinh nghiệm thực tế. 

Việc chuẩn bị và hoàn thành bằng CFA sẽ giúp bạn phát triển tư duy để tiếp cận và giải quyết các vấn đề một cách hợp lý hơn. Chứng chỉ CFA không những đem lại cho bạn kiến thức mà còn có cả những mối quan hệ đáng quý khi bạn nắm giữ vị trí là một CFA Charterholder. Anh Phước Tài cũng bổ sung thêm, những người không sở hữu chứng chỉ CFA nhưng có sự nhạy bén trong lựa chọn khoản đầu tư phù hợp vẫn có thể làm tốt các công việc tại Quỹ Đầu tư.

4. Cơ hội nào cho các bạn mới bước chân vào ngành Đầu tư - Chứng khoán, đặc biệt là Công ty Quản lý quỹ? 

Với kinh nghiệm hơn 15 năm trong ngành Đầu tư - Chứng khoán, anh Phước Tài chia sẻ yêu cầu tuyển dụng của các Công ty Quản lý quỹ sẽ bao gồm 3 phần chính là: 

- Kinh nghiệm: Ứng viên cần có kinh nghiệm chuyên sâu về thị trường, hiểu được bức tranh tổng thể về tình hình thị trường để giải quyết những bài toán khó, tìm ra những khoản mục đầu tư tiềm năng. Quan trọng hơn hết là ứng viên cần biết cách để áp dụng những kiến thức đó vào thực tế, vào công cuộc giải quyết những khó khăn trong quá trình đánh giá đầu tư.

- Kiến thức: Ứng viên cần có kiến thức đầy đủ, đa dạng và phong phú để áp dụng trong quá trình tìm ra lộ trình đầu tư phù hợp, thấu hiểu được chiến lược đầu tư của từng loại hình doanh nghiệp. Hệ thống kiến thức ở đây cần có sự liên kết giữa các con số, công thức cũng như ý nghĩa đằng sau mỗi con số đó.

- “Bản sắc”: “Bản sắc” ở đây có nghĩa là sự nhạy bén, đặc thù của từng người làm công việc phân tích hay Quản lý quỹ trong việc lựa chọn khoản đầu tư, tư vấn khoản đầu tư như thế nào cho khách hàng của mình,... Bởi lợi nhuận luôn đi kèm với rủi ro, và người làm trong ngành Đầu tư - Chứng khoán cần có độ nhạy cảm của riêng mình để lựa chọn và đánh giá khoản đầu tư tiềm năng sao cho hiệu quả. 

Đây cũng có thể là cơ hội để ứng viên tạo ấn tượng tích cực với nhà tuyển dụng tại các công ty Quản lý quỹ. Vì "bản sắc" cá nhân của bạn sẽ tương thích tốt nhất với cách bạn thực hiện các quyết định đầu tư, thuyết phục nhà đầu tư đầu tư vào các dự án cụ thể và lựa chọn các khoản đầu tư có mức rủi ro cao hoặc thấp. Nếu các yếu tố này phù hợp với yêu cầu của nhà tuyển dụng, chắc chắn bạn sẽ có cơ hội được làm việc trong lĩnh vực này.

Lời kết

Qua bài viết trên, SAPP hy vọng bạn đã phần nào hiểu về nghề nghiệp trong ngành Đầu tư - Chứng khoán. Đặc biệt là các công ty Quản lý quỹ cũng như những chia sẻ độc quyền đến từ giảng viên CFA Nguyễn Bá Phước Tài về kinh nghiệm và các yêu cầu tuyển dụng cho vị trí nghề nghiệp trong công ty Quản lý quỹ. Hãy đón chờ các bài viết chia sẻ của các chuyên gia/giảng viên đến từ SAPP bạn nhé!

Nếu bạn cần hỗ trợ thêm về quá trình học nền tảng hoặc bất kỳ vấn đề gì về dịch vụ và trải nghiệm tại SAPP, vui lòng liên hệ qua các kênh sau:

  • Hotline: (+84) 971 354 969
  • Email: support@sapp.edu.vn

Mọi yêu cầu về dịch vụ sẽ được phản hồi trong 04 giờ làm việc (Thời gian làm việc từ 10h00 đến 18h00 từ thứ 2 đến thứ 6). Chúng tôi luôn cố gắng phản hồi nhanh nhất ngay khi nhận được yêu cầu.