Tổng quan các nghề nghiệp phổ biến

Học ACCA có làm Tài chính doanh nghiệp được không?

Học ACCA không chỉ mở ra cơ hội nghề nghiệp trong lĩnh vực Kế - Kiểm mà các bạn có thể “lấn sân” sang lĩnh vực Tài chính. Hãy cùng SAPP khám phá xem chứng chỉ nghề nghiệp này có thể áp dụng vào lĩnh vực Tài chính doanh nghiệp như thế nào nhé!

Học ACCA có làm tài chính được không (3)

1. Hiểu về khái niệm Tài chính Doanh nghiệp và phạm vi công việc

Học ACCA có làm tài chính được không (2)

1.1 Tài chính Doanh nghiệp là gì?

Thuật ngữ Tài chính Doanh nghiệp (tiếng Anh là Corporate Finance), được sử dụng để biểu thị cho những công việc và công cụ thuộc hệ thống tài chính trong doanh nghiệp. Những công việc liên quan đến Tài chính doanh nghiệp thường được biết đến là huy động vốn, sau đó sử dụng vốn và dòng tiền để đầu tư vào tài sản doanh nghiệp nhằm sinh lời và tạo ra lợi nhuận cho chủ sở hữu.

Trong phạm vi của bài viết, SAPP sẽ đề cập đến vị trí là chuyên viên/chuyên gia Tài chính Doanh nghiệp. Các bạn học viên mong muốn làm việc vị trí Tài chính Doanh nghiệp có thể ứng tuyển vào các nhóm công ty sau:

  • Công ty chứng khoán, bảo hiểm, dịch vụ tư vấn tài chính;
  • Các công ty phát triển Bất động sản, hoặc các tập đoàn có mảng đầu tư tài chính (công ty nước ngoài hoặc công ty trong nước có quy mô lớn);
  • Các công ty Sản xuất, Thương Mại và Dịch vụ có quy mô lớn;

1.2 Phạm vi công việc của các chuyên gia trong lĩnh vực Tài chính Doanh nghiệp

Mỗi loại hình doanh nghiệp sẽ có những định hướng khác nhau về các nhiệm vụ mà chuyên gia/cố vấn Tài chính doanh nghiệp sẽ đảm nhiệm. Tuy nhiên, một số vai trò điển hình do của các chuyên gia Tài chính doanh nghiệp bao gồm: 

  • Kiểm soát tình hình tài chính: Chuyên viên Tài chính doanh nghiệp thường quản lý các khoản thu chi hàng ngày và kiểm soát được tình hình tài chính của doanh nghiệp. Thông qua việc phân tích Báo cáo tài chính, chuyên gia/cố vấn sẽ đưa ra những điểm mạnh, điểm yếu trong công tác quản lý và đưa ra những dự báo trước về tài chính cho doanh nghiệp. Từ đó, giúp ban lãnh đạo đưa ra các quyết định thích hợp để điều chỉnh trong thời gian tới.
  • Đánh giá và hỗ trợ ra quyết định đầu tư: Sự phát triển của doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào quyết định đầu tư. Tuy nhiên, để đưa ra quyết định thì doanh nghiệp cần đánh giá và cân nhắc trên rất nhiều phương diện từ tài chính, kinh tế, cho tới kỹ thuật. Trong đó, tài chính là yếu tố được doanh nghiệp xem xét hàng đầu. Lúc này, các chuyên gia Tài chính doanh nghiệp sẽ dự toán và đánh giá dòng tiền vào ra và các khoản chi tiêu vốn do thu nhập, đầu tư mang lại. Từ đó, giúp doanh nghiệp đưa ra quyết định xem có nên đầu tư hay không.
  • Xác định nhu cầu vốn, tổ chức huy động vốn: Bất kỳ một hoạt động nào của doanh nghiệp cũng cần phải có vốn. Do đó, chuyên viên Tài chính doanh nghiệp cần xác định được nhu cầu vốn ngắn hạn và dài hạn của công ty, tổ chức là gì? Sau đó, thực hiện việc huy động vốn để đáp ứng kịp thời cho các hoạt động của doanh nghiệp. Quá trình huy động vốn cần xem xét và đánh giá trên nhiều mặt như kết cấu nguồn vốn đó ra sao, chi phí sử dụng vốn như thế nào, hình thức huy động vốn nào có lợi cho doanh nghiệp nhất,…
  • Sử dụng vốn có hiệu quả, đảm bảo khả năng thanh toán: Những người làm ở vị trí này cần phải theo dõi và quản lý chặt chẽ các chi phí phát sinh trong quá trình hoạt động, sử dụng nguồn vốn có hiệu quả. Thực hiện giải phóng nguồn vốn bị ứ đọng nhằm hạn chế sự ảnh hưởng tới tình hình kinh doanh. Đồng thời, cần xây dựng và tìm ra biện pháp để cân bằng các khoản thu chi, đảm bảo doanh nghiệp luôn có khả năng thanh khoản khi nợ đến kỳ hạn.
  • Kế hoạch hóa Tài chính: Tất cả các hoạt động liên quan tới vấn đề tài chính của doanh nghiệp đều phải được dự báo và kế hoạch hóa tài chính. Quá trình thực hiện nhiệm vụ này của chuyên viên Tài chính doanh nghiệp cao cấp đã góp phần hỗ trợ ban lãnh đạo đưa ra quyết định phù hợp nhằm hướng tới mục tiêu chung của công ty.

Bên cạnh đó, khi thăng tiến lên các vị trí cao hơn như Trưởng phòng Tài chính hoặc Giám đốc Tài chính, người làm Tài chính Doanh nghiệp sẽ cần có thêm các kỹ năng quản lý và lãnh đạo ngoài những chuyên môn cụ thể đã mô tả ở phía trên. Các nhiệm vụ khác có thể nhắc tới bao gồm:

  • Chịu trách nhiệm toàn bộ về kế hoạch tài chính, tình hình tài chính, quyết định tài chính, đầu tư, nguồn lực tài chính cho cả doanh nghiệp và các bộ phận trong doanh nghiệp.
  • Quản lý và lãnh đạo đội ngũ nhân sự nhằm phát triển và tối ưu tài chính của doanh nghiệp.
  • Tham gia vào các quyết định chiến lược của doanh nghiệp bằng các thông tin về tính tối ưu, hiệu quả trong tài chính với từng quyết định.
  • Quản trị mối quan hệ với các bên liên quan bao gồm cổ đông, ngân hàng, cơ quan nhà nước...

Các bạn có thể tham khảo thêm một số mô tả về phạm vi công việc của Chuyên viên Tài chính doanh nghiệp tại các công ty Đầu tư Tài chính như sau:

  • Am hiểu kế toán Tổng hợp, đọc hiểu các bút toán, Báo cáo Tài chính để giải trình với Kiểm toán, thuế, Ngân hàng,....;
  • Nắm bắt, cập nhật các chế độ chính sách về Tài chính, kế toán hiện hành;
  • Phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp, đọc hiểu và cảnh báo rủi ro BCTC của các nhà thầu, nhà cung cấp;
  • Tổng hợp báo cáo, phân tích số liệu kế toán, tài chính để phục vụ làm báo cáo quản trị;
  • Theo dõi dòng tiền của từng gói thầu/ Dự án để đôn đốc việc thu hồi công nợ;
  • Thực hiện cung cấp Hồ sơ cho Ngân hàng để phát hành các Bảo lãnh: Tạm ứng, thực hiện, bảo hành, dự thầu, thanh toán…;
  • Theo dõi và quản lý các thư bảo lãnh, tu chỉnh, giải tỏa các thư bảo lãnh;
  • Tương tác với nhân sự của phòng ban khác để giải quyết các công việc trong phạm vi của Ban Tài chính: Bổ sung hoàn thiện Hợp đồng, gia hạn hoặc thanh lý các Hợp đồng, phân khai phân bổ các chi phí….;
  • Phối hợp phòng ban khác so sánh đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh năm trước, để lập kế hoạch năm tiếp theo;
  • Thống kê và tổng hợp số liệu khi có yêu cầu của Ban lãnh đạo.

Trong khi đó, phạm vi công việc chính của các chuyên viên Tài chính Doanh nghiệp tại các công ty chứng khoán sẽ bao gồm:

  • Trực tiếp thực hiện các dự án Tư vấn Tài chính Doanh nghiệp cho khách hàng, đối tác;
  • Tư vấn phát hành chứng khoán, Đại lý phát hành/ Bảo lãnh phát hành chứng khoán, tư vấn thoái vốn, tư vấn cổ phần hóa, M&A…;
  • Thực hiện cung cấp các dịch vụ tư vấn tài chính doanh nghiệp khác.

Những tố chất cần có ở chuyên viên Tài chính Doanh nghiệp là gì?

Bằng cấp: Trình độ đại học, nghiên cứu về các chuyên ngành như: Kinh tế, Kế toán, Tài chính và một số ngành liên quan, có ưu tiên ứng viên có bằng cấp chứng chỉ chuyên nghiệp như ACCA, CMA,....

Kiến thức:

  • Nắm vững các quy định, Luật, Pháp Luật về Quản trị tài chính doanh nghiệp, Luật Doanh Nghiệp, các Thông tư, Nghị định hiện hành về Kế toán, Thuế…
  • Hiểu biết và có khả năng phân tích Tài chính Doanh nghiệp;
  • Am hiểu các nguyên tắc, chế độ nghiệp vụ Tài chính, kế toán, thanh toán và ngân hàng. Đồng thời nằm vững nghiệp vụ về đầu tư và kiểm soát;...

Kỹ năng mềm: Giao tiếp, thuyết trình, tổ chức sắp xếp, tổng hợp, chịu áp lực công việc tốt.

Tin học: Word, Excel, PowerPoint, sở hữu các chứng chỉ tin học như MOS, ICDL;..

Ngoại ngữ: Tối thiểu ở cấp độ B (bậc 3) trên khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc hoặc sở hữu các chứng chỉ quốc tế như IELTS, TOEIC, TOEFL; 

Bên cạnh đó tùy thuộc từng đơn vị tuyển dụng sẽ có thêm các yêu cầu khác về kinh nghiệm liên quan và bằng cấp, chứng chỉ bắt buộc trong ngành như chứng chỉ hành nghề chứng khoán.

2. Học ACCA phục vụ cho lĩnh vực Tài chính doanh nghiệp như thế nào?

Học ACCA có làm tài chính được không (1)

Khác với quan điểm “ACCA chỉ dành cho Kế - Kiểm- Thuế”, chứng chỉ này mang đến cho nhân sự trong lĩnh vực Tài chính một lợi thế cạnh tranh khác biệt, bởi vì:

  • ACCA mang lại nền tảng vững chắc về Kế - Kiểm: Các bạn học viên nắm chắc về cách lập, đọc hiểu và phân tích báo cáo tài chính, à tiền đề để mở rộng tư duy và lấn sân sang lĩnh vực Tài Chính.
  • Xây dựng tính thận trọng, từ đó giữa được cái đầu lạnh trước mỗi bản báo cáo tài chính, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Từ đó, đưa ra quyết định đầu tư, mua bán, sáp nhập chính xác, “né” những thương vụ rủi ro cao.
  • Hiểu rõ kiến thức liên quan tới nhiều vấn đề phức tạp, trực tiếp ảnh hưởng tới hoạt động tài chính của doanh nghiệp như Thuế, Chuẩn mực kế toán quốc tế.
  • Nắm vững bản chất các mô hình quản trị kinh doanh, quản lý nhân sự, xây dựng chiến lược cạnh tranh.

Để có thể làm việc hiệu quả trong lĩnh vực tài chính, người mới làm nghề cần hiểu về các Giao dịch Tài chính, Báo cáo Tài chính, Phân tích Tài chính, Quản trị Tài chính và hỗ trợ ra các quyết định quản trị bằng các am hiểu về tài chính, luật pháp, thuế chuyên sâu. Kiến thức ACCA sử dụng trong lĩnh vực này được tích lũy qua các môn học như:

  • MA/F2: Kế toán Quản trị:

Môn học F2 ACCA trang bị kiến thức tổng quan cho học viên khả năng nắm bắt thực trạng tài chính của doanh nghiệp, qua đó phục vụ công tác quản trị nội bộ và ra quyết định quản trị. 

>> Xem thêm: F2 ACCA Là Gì? Tìm Hiểu Về Môn Kế Toán Quản Trị 

  • FA/F3 ACCA: Kế toán Tài chính:

Môn học F3 ACCA về Kế toán Tài chính mang lại cho học viên sự hiểu biết về các khái niệm cơ bản gắn liền với nhiệm vụ của chuyên viên Tài chính như: Báo cáo tài chính, Tài sản, Vốn, Nợ, Doanh Thu… 

Quá trình theo học và hoàn thành môn học này sẽ giúp học viên bước đầu có thể thực hiện các bút toán cấp độ dễ, lập - đọc hiểu Báo cáo Tài chính. Môn học FA/F3 ACCA là “bước đệm” dành cho học viên muốn theo đuổi con đường Tài chính.

>> Xem thêm: Tìm Hiểu Tổng Quan Về Môn F3 ACCA – Kế Toán Tài Chính 

  • LW/F4: Luật Kinh doanh:

Nội dung môn học F4 ACCA Luật kinh doanh giúp học viên phát triển kiến thức, kỹ năng và sự hiểu biết về khuôn khổ pháp lý chung và các lĩnh vực pháp lý cụ thể liên quan đến kinh doanh, phát hiện nhu cầu tìm kiếm lời khuyên pháp lý khi cần.

>> Xem thêm: [Tìm hiểu] ACCA F4 Là Gì? Cấu Trúc Đề Thi Như Thế nào? 

  • PM/F5: Quản trị Hiệu quả Hoạt động:

Thay vì tập trung vào các tính toán chi phí, kế toán quản trị như MA/F2 ACCA, môn PM/F5 ACCA tập trung vào việc ứng dụng kế toán quản trị để quản trị con người, quản trị doanh nghiệp dựa trên kiểm soát ngân sách, phân tích chi phí, ra quyết định để quản trị hiệu quả của doanh nghiệp.

Thông qua môn học này, học viên sẽ được phát triển toàn diện kiến thức, kỹ năng để ứng dụng các kỹ thuật kế toán quản trị học được từ môn MA/F2 ACCA vào các thông tin định tính, định lượng để có thể ra quyết định, lập kế hoạch, kiểm soát, đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, con người.

>> Xem thêm: Perfomance Managemnet - PM/F5 ACCA là gì? Nội dung và cấu trúc đề thi môn Quản trị Hiệu quả Hoạt động 

  • TX/F6: Thuế Việt Nam:

Học F6 ACCA là một điểm cộng rất lớn, giúp bạn hiểu được và củng cố kiến thức về luật thuế Việt Nam hiện hành, đồng thời nắm được những thay đổi, kiến thức mới nhất về chính sách thuế có trong các thông tư, nghị định và luật thuế.

Với kiến thức có được thông qua môn F6, chuyên viên Tài chính doanh nghiệp có thể vận dụng nó một cách chính xác và linh hoạt vào các nhiệm vụ thực tế có sử dụng đến kiến thức về thuế Việt Nam. 

>> Xem thêm: F6 ACCA là gì? Những Lợi Ích Của Việc Học F6 ACCA

  • FR/F7: Báo cáo Tài chính:

Đây là môn học nâng cao của FA/F3, giúp bạn hiểu sâu về báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Nếu xuất sắc FR/F7, bạn sẽ “rèn” được sự nhạy bén nhất định mỗi khi làm việc với báo cáo tài chính, từ đó nhìn ra nhiều “mánh khóe” và gian lận trong nhiều thương vụ.

Bên cạnh đó, hiểu biết về cấu phần của Báo cáo Tài chính cũng như cách dòng tiền hoạt động cũng giúp chuyên viên Tài chính có thể tối ưu hóa dòng tiền của công ty. 

>> Xem thêm: F7 ACCA Là Gì? Những Lợi Ích Của Việc Học F7 ACCA

  • FM/F9: Quản lý Tài chính:

FM/F9 ACCA là môn Quản trị hiệu suất, cung cấp kiến thức trực tiếp liên quan tới chức năng quản trị tài chính, môi trường quản trị tài chính, quản trị vốn lưu động, thẩm định vốn đầu tư, tài chính kinh doanh,... Tóm lại, FM/F9 sẽ hỗ trợ bạn hầu hết các tác vụ hàng ngày của một Chuyên viên Tài chính doanh nghiệp.

Khi thăng tiến lên các vị trí Chuyên viên cao cấp hoặc Trưởng phòng Tài chính và chuẩn bị cho các “bước nhảy” lên lãnh đạo cấp cao, khi làm việc nhiều với đội ngũ Kiểm toán, bạn sẽ cần bổ sung kiến thức qua các môn học.

>> Xem thêm: Financial Management - FM/F9 ACCA là gì? Nội dung môn học và cấu trúc đề thi môn Quản trị Tài chính.

  • BT/F1: Kinh doanh và Công nghệ:

Môn học này là nền tảng, giúp học viên có thể hiểu được các loại hình, cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp, vai trò của quản trị doanh nghiệp và cách mà đơn vị đó tương tác với môi trường kinh doanh bên ngoài. 

>> Xem thêm: Khóa học Business and Technology (BT/F1) ACCA - Kinh doanh và Công nghệ

  • AA/F8: Kiểm toán và các Dịch vụ Đảm bảo:

F8 ACCA chủ yếu thông qua các tình huống (case study) thực tế chứ không chỉ là lý thuyết đơn thuần nên sẽ đem lại cho học viên khả năng áp dụng lý thuyết vào trong thực tế khá cao. Ngoài ra, F8 ACCA còn giúp bạn phát triển kỹ năng tư duy logic, nhận biết và xử lý vấn đề một cách khoa học, một điều kiện cần có ở một lãnh đạo thuộc cấp độ quản lý.

>> Xem thêm: F8 ACCA Là Gì? Lợi Ích Khi Học Môn F8 ACCA

  • SBL: Lãnh đạo Chiến lược Kinh doanh:

SBL là môn học đề cập đến lượng kiến thức bao phủ nhiều trên lĩnh vực khác nhau. Điển hình như Kỹ năng lãnh đạo, Quản trị rủi ro, Quản lý chiến lược, Ứng dụng công nghệ, Phân tích dữ liệu… Điều này đảm bảo cho học viên ACCA được trang bị đầy đủ kiến thức và kỹ năng phù hợp để giúp ích cho học viên trong quá trình nhìn nhận doanh nghiệp dưới góc nhìn của những chuyên gia cấp cao trong việc lãnh đạo tổ chức, tư vấn quản lý, hoặc quản lý cấp cao. 

>> Xem thêm: Tổng Quan Về Môn Học SBL ACCA (Strategy Business Leader)

  • SBR: Báo cáo Doanh nghiệp cấp chiến lược:

Nội dung nằm trong môn học SBR mang lại kiến thức chuyên sâu về các chuẩn mực kế toán quốc tế IASs/IFRSs và những kiến thức liên quan đến việc lập các báo cáo tài chính hợp nhất cho tập đoàn. Đồng thời, học viên cũng được tạo điều kiện cho học viên vận dụng kiến thức, kỹ năng và khả năng phán đoán mang tính chuyên môn cao trong việc lập, đánh giá và phân tích báo cáo tài chính cấp tập đoàn theo các tình huống kinh doanh thực tiễn.

>> Xem thêm: So Sánh Giữa Strategic Business Reporting & P2 ACCA Trong Chương Trình ACCA

  • AFM: Quản trị Tài chính Nâng cao:

AFM/P4 là môn học nâng cao của FM/F9 ACCA, với cấu trúc học phần tương tự nhưng đi sâu vào kiến thức dành cho nhà quản trị. Cụ thể, AFM nhấn mạnh lại vai trò của người quản lý tài chính và nghiên cứu các vấn đề như: Thị trường tài chính; Thẩm định dự án đầu tư; Chính sách chi trả cổ tức; Chi phí sử dụng vốn; Quản trị rủi ro lãi suất; Tỷ giá; Định giá doanh nghiệp; Sáp nhập - Hợp nhất. Do đó, AFM/P4 ACCA sẽ đem lại cho bạn góc nhìn nhận đa chiều hơn về mỗi nghiệp vụ kinh tế đang diễn ra.

>> Xem thêm: AFM/P4 ACCA Là Môn Học Gì? Vì Sao Nên Lựa Chọn Môn Học Này Để Hoàn Thiện Cấp Độ P Trong ACCA

  • APM: Quản trị Hiệu quả Hoạt động Nâng cao:

Môn học Advanced Performance Management (APM) cung cấp cho học viên kỹ năng tư duy chiến lược trong lập kế hoạch và quản trị doanh nghiệp một cách hiệu quả, bộ môn này còn được gọi là Quản trị hiệu quả hoạt động nâng cao. APM là môn nâng cấp từ môn Quản trị hiệu quả hoạt động (PM/F5) ở level Applied Skills. Hoàn thành môn học này, học viên sẽ có cơ hội phát triển kỹ năng quản lý và đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp một cách chuyên nghiệp. Các nội dung trong môn học này cung cấp cho học viên các kiến thức về lập kế hoạch, quản trị rủi ro, hệ thống đo lường hiệu quả hoạt động và đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

>> Xem thêm: ACCA APM Là Gì? Nội Dung & Cấu Trúc Đề Thi Hiện Nay

Lời kết

Học tập chứng chỉ ACCA và quá trình tích lũy kinh nghiệm trong lĩnh vực Kế Kiểm có thể giúp bạn có cơ hội đi nhiều nơi, trải nghiệm nhiều tình huống và nhiều loại hình doanh nghiệp khác nhau. Từ đó, quá trình “lấn sân” của bạn vào ngành Tài chính sẽ dễ dàng hơn. Hy vọng qua bài viết, bạn có thể phần nào hiểu được những lợi thế của ứng viên khi theo học chứng chỉ nghề nghiệp ACCA và vận dụng nó khi làm việc trong bộ phận Tài chính Doanh nghiệp.

>> Xem thêm bài viết: Những nghề nghiệp phổ biến nhất tại Việt Nam sau khi sở hữu chứng chỉ ACCA

Nếu bạn cần hỗ trợ thêm về quá trình học nền tảng hoặc bất kỳ vấn đề gì về dịch vụ và trải nghiệm tại SAPP, vui lòng liên hệ qua các kênh sau:

  • Hotline: (+84) 971 354 969

Mọi yêu cầu về dịch vụ sẽ được phản hồi trong 04 giờ làm việc (Thời gian làm việc từ 10h00 đến 18h00 từ thứ 2 đến thứ 6). Chúng tôi luôn cố gắng phản hồi nhanh nhất ngay khi nhận được yêu cầu.