Các nghề nghiệp phổ biến trong ngành Tài Chính

Khám Phá về nghề Private Wealth Manager (Nhà Quản lý tài sản cá nhân)

Private Wealth Manager (Nhà Quản lý tài sản cá nhân) là lĩnh vực quản lý tài sản cá nhân riêng, giúp khách hàng xây dựng tương lai tài chính vững chắc. Khái niệm này có vẻ còn mới ở Việt Nam. Hãy cùng SAPP tìm hiểu kỹ hơn về nghề Private Wealth nhé!

Private Wealth Manager-02 (1)

1. Private Wealth Manager là gì?

Private Wealth Manager (Nhà Quản lý tài sản cá nhân) là nghề nghiệp có liên quan tới quản lý đầu tư (Investment Management) và lên kế hoạch tài chính (financial planning) cho các cá nhân, đặc biệt với các cá nhân có nguồn tài sản từ lớn đến rất lớn.

Private Wealth Manager-04
Private Wealth Manager là một chuyên gia trong lĩnh vực tư vấn đầu tư, công việc của họ bao gồm lập kế hoạch tài chính, quản lý danh mục đầu tư và cung cấp các dịch vụ tài chính khác. Họ chỉ tập trung phục vụ các cá nhân, không phục vụ các doanh nghiệp, quỹ hoặc các nhà đầu tư  khác. Tùy khẩu vị đầu tư và khả năng chấp nhận rủi ro của khách hàng, Private Wealth Manager sẽ  định hướng chiến lược đầu tư, tối ưu hóa lợi ích trong tình hình phức tạp của thị trường tài chính

>> Xem thêm: Tất tần tật về nghề Investment Consultant (Cố vấn Đầu tư) 

2. Phạm vi công việc của Private Wealth Manager

 Private Wealth Manager-06

Nhiệm vụ chính của Private Wealth Manager là tập trung vào các cá nhân đầu tư. Một số cá nhân đầu tư có tài sản lớn thường thiếu thời gian hoặc kiến thức để quản lý tài chính cá nhân của mình. Vì vậy, họ tìm kiếm sự tư vấn từ các chuyên gia Private Wealth Manager để quản lý tài chính cá nhân một cách chuyên nghiệp và hiệu quả.

Những cá nhân có tài sản lớn (High-net-worth Investors - HNWI) đặc biệt yêu cầu độ chính xác cao hơn và yêu cầu một phương pháp quản lý đầu tư toàn diện hơn so với những tư vấn mà cố vấn tài chính (Investment Consultant) có thể cung cấp. HNWI có thể gặp vấn đề liên quan đến thuế thu nhập, lập kế hoạch di sản, quản lý đầu tư và các vấn đề pháp lý khác, đòi hỏi sự chính xác đặc biệt và trình độ chuyên môn sâu rộng hơn so với những cố vấn đầu tư truyền thống.

Các nhiệm vụ chính của Private Wealth Manager bao gồm:

- Lập kế hoạch tài chính cá nhân: Xác định mục tiêu tài chính, định rõ chiến lược đầu tư và xây dựng kế hoạch tài chính phù hợp với từng khách hàng.

- Quản lý danh mục đầu tư: Tạo và quản lý danh mục đầu tư đa dạng, tuân thủ các nguyên tắc rủi ro và tối ưu hóa lợi nhuận dài hạn.

- Tư vấn về thuế và di sản: Cung cấp tư vấn về kế hoạch thuế, tối ưu hóa khấu trừ thuế và lập kế hoạch di sản để bảo vệ và tăng giá trị tài sản.

- Quản lý rủi ro: Đánh giá, quản lý và giảm thiểu các rủi ro tài chính liên quan đến đầu tư và tài sản cá nhân.

- Tư vấn về hưu trí: Xây dựng kế hoạch hưu trí dựa trên mục tiêu tài chính cá nhân và cung cấp giải pháp để đảm bảo lợi ích tài chính trong giai đoạn nghỉ hưu.

- Quản lý tài sản: Theo dõi và theo dõi hiệu quả của tài sản đầu tư, đưa ra các điều chỉnh và cải tiến khi cần thiết.

3. Khung năng lực của Private Wealth Manager

 Private Wealth Manager-07

Private Wealth Manager cần kỹ năng chuyên môn (Technical Skills) và kỹ năng mềm (Soft Skills) để thực hiện công việc hiệu quả. Kỹ năng chuyên môn cung cấp cho họ kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực nghề nghiệp của mình. Tuy nhiên, kỹ năng mềm cũng không kém phần quan trọng, giúp họ giải quyết các vấn đề phức tạp và tương tác hiệu quả trong công việc hàng ngày. 

Sau đây là khung năng lực chi tiết của Private Wealth Manager:

Loại năng lực

Cụ thể

Mô tả

Kỹ năng chuyên môn (Technical Skills)

Hiểu biết về thị trường vốn (Capital Markets Proficiency)

Có kiến thức sâu rộng về thị trường vốn, biến động vốn trong đầu tư của các tài sản tài chính được mua bán, bao gồm cổ phiếu, trái phiếu, quỹ đầu tư và các công cụ tài chính khác để đưa ra đánh giá cho yếu tố tác động đến việc đầu tư và quản lý tài sản của khách hàng.

Xây dựng danh mục đầu tư (Portfolio Construction  Ability)

Nắm rõ các bước xây dựng danh mục đầu tư như: chọn lựa các tài sản và phân bổ vốn theo tỷ trọng khác nhau để tạo ra một sự kết hợp tối ưu giữa rủi ro và sinh lợi,...  nhằm tạo ra một danh mục đầu tư đa dạng và phù hợp với mục tiêu tài chính của khách hàng.

Lập kế hoạch tài chính (Financial Planning)

Lập kế hoạch tài chính giúp Private Wealth Manager phân tích và đánh giá tình hình tài chính của khách hàng, bao gồm: thu nhập, chi tiêu, tài sản, và nợ. Bằng cách áp dụng các nguyên tắc quản lý tài chính, Private Wealth Manager có thể tối ưu hóa việc sử dụng tài sản, quản lý nợ nần và tạo ra các giải pháp tài chính phù hợp với mục tiêu của khách hàng.

Kỹ năng toán học (Quantitative Skills)

Kỹ năng toán học đặc biệt cần thiết cho các Private Wealth Manager bởi  họ phải xử lý nhiều dữ liệu tài chính phức tạp, bao gồm thu nhập, chi tiêu, lợi nhuận đầu tư, lãi suất, và biến động thị trường. Kỹ năng toán học giúp họ phân tích, đánh giá và tạo ra các mô hình số học để hiểu và dự đoán các xu hướng tài chính.

Kỹ năng sử dụng công nghệ (Technology Skills)

Thành thạo các mô hình lưu trữ dữ liệu lớn như Excel, Python,... sẽ giúp ích cho học trong quá trình quản lý tài sản cá nhân của khách hàng. 

Kỹ năng mềm (Soft Skills)

Kỹ năng giao tiếp (Communication Skills)

Thể hiện sự tôn trọng, giao tiếp có hiệu quả với các khách hàng về vấn đề tài chính của họ. 


Bằng việc kết hợp cả kỹ năng chuyên môn và kỹ năng mềm, Private Wealth Manager có thể cung cấp dịch vụ tài chính toàn diện và tối ưu cho khách hàng của mình. 

4. Lộ trình thăng tiến của Private Wealth Manager

lộ trình phát triển-02

Mỗi Private Wealth Manager có lộ trình thăng tiến khác nhau tùy theo trình độ và kinh nghiệm của họ. Tuy nhiên dưới đây là lộ trình thăng tiến phổ biến của một Private Wealth Manager:

- Tập sự (Entry-level Position): Đây là bước đầu tiên khi bắt đầu sự nghiệp trong lĩnh vực Private Wealth Management. Nhân viên tư vấn tài chính (Financial Advisor) tương tác trực tiếp với khách hàng, cung cấp lời khuyên đầu tư và hỗ trợ tài chính. 

- Quản lý danh mục đầu tư (Portfolio Manager): Khi có kinh nghiệm và kiến thức đầy đủ, Private Wealth Manager có thể tiến thẳng vào vị trí quản lý danh mục đầu tư. Ở vị trí này, họ chịu trách nhiệm xây dựng và quản lý danh mục đầu tư cho các khách hàng, tùy theo mục tiêu và hướng đầu tư của họ.

- Quản lý tài sản cá nhân (Private Asset Manager): Với kỹ năng và kinh nghiệm tích lũy, Private Wealth Manager có thể thăng tiến thành Quản lý tài sản cá nhân. Trong vai trò này, họ có trách nhiệm quản lý tài sản và danh mục đầu tư của các khách hàng có tài sản cao, thường là các nhà đầu tư tổ chức hoặc gia đình với nhiều tài sản.

- Quản lý tài chính gia đình (Family Office Manager): Một bước thăng tiến cao hơn là trở thành Quản lý tài chính gia đình. Tại vị trí này, họ chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ các khía cạnh tài chính của gia đình giàu có, bao gồm đầu tư, lập kế hoạch tài chính, quản lý tài sản và di sản.

- Điều hành hoặc điều phối tài chính (Executive or Financial Director): Một số Private Wealth Manager với kinh nghiệm và thành tựu xuất sắc có thể tiến thẳng vào các vị trí quản lý cao cấp như Giám đốc điều hành (CFO) thuộc các công ty chuyên tư vấn tài chính. Trong vai trò này, họ chịu trách nhiệm quản lý hoặc điều phối toàn bộ hoạt động tài chính của một tổ chức hoặc tập đoàn.

5. Yêu cầu tuyển dụng của Private Wealth Manager

Private Wealth Manager-10

Khi tuyển dụng Private Wealth Manager, các công ty và nhà tuyển dụng thường đặt những yêu cầu chung và chuyên môn nhất định. Dưới đây là một số yêu cầu thường được đề ra:

- Bằng cấp: Ứng viên muốn ứng tuyển vị trí Private Wealth Manager cần tốt nghiệp trình độ Đại học với bằng Cử nhân chuyên ngành liên quan như Tài chính, Kinh tế, Quản trị Kinh doanh hoặc các ngành có liên quan. Trong đó các chứng chỉ Tài chính như CFA, ACCA, CMA,... sẽ là quy chuẩn cho kiến thức mà Private Wealth Manager cần có.
- Kinh nghiệm: Đa số công ty yêu cầu ít nhất 3-5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính, đầu tư hoặc quản lý tài sản. Kinh nghiệm làm việc trước đó với các khách hàng cá nhân hoặc gia đình giàu có sẽ được coi là một lợi thế trong mắt nhà tuyển dụng.
- Kỹ năng giao tiếp: Có khả năng giao tiếp hiệu quả với khách hàng và xây dựng mối quan hệ tốt là yêu cầu quan trọng. Private Wealth Manager cần có khả năng lắng nghe, hiểu được nhu cầu và mục tiêu tài chính của khách hàng, và truyền đạt thông tin một cách rõ ràng và dễ hiểu.
- Kiến thức về tài chính: Private Wealth Manager cần có kiến thức sâu về các khía cạnh tài chính như quản lý danh mục đầu tư, lập kế hoạch tài chính, thuế, bảo hiểm và các công cụ đầu tư khác. Hiểu biết về thị trường vốn, phân tích tài chính và các nguyên tắc quản lý rủi ro cũng là điểm mạnh. Bạn có thể trau dồi những kiến thức này qua các khóa học tài chính liên quan hoặc qua quá trình cập nhật tình hình tài chính của thị trường trên các trang tin tài chính đáng tin cậy như: Financial Times, Bloomberg, CNBC,...
- Đạo đức nghề nghiệp: Sự đáng tin cậy, chính trực và tuân thủ quy tắc đạo đức nghề nghiệp là yếu tố quan trọng trong việc tuyển dụng Private Wealth Manager. Các công ty đánh giá cao việc đảm bảo lợi ích của khách hàng và tuân thủ các quy định và quy tắc pháp luật.

Lưu ý: Đây chỉ là một số yêu cầu chung và có thể khác nhau tùy thuộc vào yêu cầu riêng của từng công ty và nhà tuyển dụng. Bạn có thể cập nhật và trau dồi thêm kiến thức của mình bằng cách cập nhật các thông tin tuyển dụng trên các nền tảng khác nhau của các công ty.

Lời kết

SAPP hy vọng qua bài viết trên bạn đã có một cái nhìn cụ thể hơn về nghề Private Wealth Manager và các yêu cầu cũng như khung năng lực liên quan đến nghề. Mong rằng bài viết sẽ giúp ích cho các bạn trong quá trình lựa chọn nghề nghiệp cho bản thân. Cùng đón chờ các bài viết về nghề nghiệp trong ngành tài chính của SAPP nhé!

>> Xem thêm: Các nghề nghiệp phổ biến trong lĩnh vực tài chính đầu tư (Phần 1)

>> Xem thêm: Các nghề nghiệp phổ biến trong lĩnh vực tài chính đầu tư (Phần 2)

>> Xem thêm: Những Con Đường Nghề Nghiệp Tài Chính Điển Hình Dành Cho Ứng Viên CFA

>> Xem thêm: Tại sao nên chọn nghề Forex Currency Trader (Nhà Giao dịch Ngoại hối)?

>> Xem thêm: Giới thiệu về nghề Research Analyst (Phân tích Nghiên cứu)

Nếu bạn cần hỗ trợ thêm về quá trình học nền tảng hoặc bất kỳ vấn đề gì về dịch vụ và trải nghiệm tại SAPP, vui lòng liên hệ qua các kênh sau:

  • Hotline: (+84) 971 354 969
  • Email: support@sapp.edu.vn

Mọi yêu cầu về dịch vụ sẽ được phản hồi trong 04 giờ làm việc (Thời gian làm việc từ 10h00 đến 18h00 từ thứ 2 đến thứ 6). Chúng tôi luôn cố gắng phản hồi nhanh nhất ngay khi nhận được yêu cầu.