Nghề Kiểm Toán

Khám phá khung năng lực của nghề Kiểm toán nội bộ

Kiểm toán nội bộ đóng vai trò quan trọng trong quá trình quản trị của tổ chức, hỗ trợ cho doanh nghiệp. Hiểu biết về khung năng lực sẽ thúc đẩy phát triển kỹ năng nghề nghiệp tốt nhất. Hãy cùng SAPP khám phá khung năng lực của vị trí này nhé!

Khung năng lực nghề Kiểm toán nội bộ (Internal Audit Compentency Framework)

1. Hiểu biết về nghề Kiểm toán nội bộ

1.1 Nghề Kiểm toán nội bộ là gì?

Kiểm toán viên nội bộ (Internal Auditor) là một chức vụ trong bộ phận kiểm toán nội bộ của một tổ chức. Họ được bổ nhiệm để đảm bảo rằng các quy trình, hệ thống kiểm soát nội bộ và các chuẩn mực kế toán đang được tuân thủ đúng với mục tiêu của doanh nghiệp..

Kiểm toán nội bộ (Internal Audit)

Kiểm toán nội bộ là bộ phận thường xuyên việc tuân thủ các quy định pháp luật, quy trình và chính sách của doanh nghiệp. Từ đó, đưa ra các ý kiến ​​để cải thiện hiệu quả hoạt động và giảm thiểu rủi ro cho đơn vị đó. Ngoài ra, họ cũng là những người trực tiếp xem xét các tài liệu tài chính, hồ sơ giao dịch và các hệ thống dữ liệu để đảm bảo tính chính xác, đầy đủ và tin cậy của thông tin. 

1.2 Phạm vi công việc của nghề Kiểm toán nội bộ

Phạm vi công việc của nghề nghiệp này thường sẽ bao gồm:

  • Xem xét và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ: Kiểm toán nội bộ đánh giá hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ tổ chức. Bao gồm các quy trình, chính sách và thủ tục đảm bảo sự tuân thủ các quy định nội bộ và các quy định pháp luật liên quan.
  • Xác định và đánh giá rủi ro: Nhiệm vụ này của Kiểm toán viên nội bộ sẽ là nền tảng hỗ trợ cho quá trình xác định các biện pháp kiểm soát và giảm thiểu rủi ro.
  • Đánh giá tính hợp lý và hiệu quả của hoạt động kinh doanh: Các quy trình tài chính, mua hàng, bán hàng, quản lý nhân sự và các hoạt động khác sẽ được xét đến trong hoạt động nhận định liệu rằng hoạt động kinh doanh có hợp lý và hiệu quả hay không.
  • Phát hiện và ngăn chặn gian lận: Các sai sót, lỗi lầm và hành vi gian lận sẽ được bộ phận kiểm toán nội bộ phát hiện thông qua quá trình kiểm tra, đánh giá giao dịch, hồ sơ và dữ liệu. 
  • Đề xuất các giải pháp nhằm cải thiện hiệu quả: Dựa trên kết quả kiểm toán, nhân sự thuộc bộ phận kiểm toán nội bộ sẽ đưa ra các đề xuất nhằm cải thiện hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ và quy trình kinh doanh.

Hầu hết các công ty có quy mô lớn và hoạt động phức tạp đều có nhu cầu tuyển dụng các chuyên gia kiểm toán nội bộ nhằm đảm bảo quản lý rủi ro và tuân thủ các quy định hiện hành của tổ chức. Ứng viên có thể tìm kiếm vị trí Kiểm toán viên nội bộ tại một số loại hình tổ chức phổ biến như:

  • Các công ty đa quốc gia: Bộ phận kiểm toán nội bộ tại các đơn vị này được hình thành với mục tiêu đảm bảo quá trình tuân thủ các quy định, chính sách của các công ty.
  • Ngân hàng và các tổ chức tài chính: Các ngân hàng, tổ chức tài chính có yêu cầu nghiêm ngặt về việc tuân thủ quy định, bảo mật tài sản và giảm thiểu rủi ro. Do đó, kiểm toán nội bộ đóng vai trò quan trọng trong quá trình đảm bảo sự tuân thủ các quy chế này.
  • Công ty bảo hiểm: Chuyên gia Kiểm toán nội bộ tại các đơn vị này có nhiệm vụ xác định rủi ro và đảm bảo tính minh bạch trong hoạt động kinh doanh.
  • Công ty sản xuất và công nghiệp: Các công ty trong ngành sản xuất và công nghiệp cũng cần kiểm toán nội bộ để đảm bảo việc tuân thủ quy trình sản xuất, chất lượng sản phẩm và quản lý rủi ro.
  • Công ty dịch vụ: Các công ty dịch vụ điển hình có thể kể đến như công ty tư vấn, luật, tiếp thị và quảng cáo thường cũng tuyển dụng kiểm toán nội bộ để đảm bảo tuân thủ quy định và chất lượng dịch vụ.

2. Khung năng lực của nghề Kiểm toán nội bộ

Theo Hiệp hội Kiểm toán nội bộ Hoa Kỳ (The Institute of Internal Auditors - IIA), vị trí này yêu cầu 04 loại năng lực chính:

  • Professionalism (Sự chuyên nghiệp);
  • Performance (Tính hiệu quả/hiệu suất);
  • Environment (Sự hiểu biết về môi trường kinh doanh);
  • Leadership & Communication (Khả năng lãnh đạo và giao tiếp);

Kiểm toán nội bộ khung năng lực (Internal Audit Compentency Framework)

2.1 Professionalism (Sự chuyên nghiệp):

Sự chuyên nghiệp là yêu cầu đầu tiên thể hiện sự uy tín, năng lực và đạo đức nghề nghiệp của một người làm kiểm toán nội bộ. 

Năng lực

Biểu hiện

Mission of Internal Audit

Chứng minh khả năng có thể thực hiện các hoạt động Đảm bảo và Tư vấn theo tiêu chuẩn.

Internal Audit Charter 

Có thể xây dựng điều lệ kiểm toán nội bộ đáp ứng với bộ tiêu chuẩn đã được đề ra.

Organizational Independence 

Phát hiện ra các yếu tố có khả năng tác động đến tính độc lập của tổ chức.

Individual Objectivity 

Có khả năng tìm ra và có khả năng kiểm soát các nhân tố có thể làm suy giảm hoặc ảnh hưởng đến khả năng đưa ra các nhận định chuyên môn khách quan của cá nhân đó.

Ethical Behavior 

Tuân thủ theo các quy tắc, chuẩn mực Đạo đức của IIA.

Due Professional Care 

Thận trọng trong việc tìm kiếm bằng chứng, diễn giải các dữ liệu.

Professional Development 

Thể hiện được những kiến thức, kỹ năng và năng lực cần thiết để đáp ứng nhiệm vụ của hoạt động Kiểm toán nội bộ và phát triển tính chuyên nghiệp.

Có hệ thống đánh giá sự phát triển các năng lực cần thiết nhằm đảm bảo tính chuyên nghiệp trong công việc.

2.2 Performance (Tính hiệu quả/hiệu suất): 

Kiểm toán viên nội bộ đảm bảo hiệu suất và năng lực trong việc lập kế hoạch, đề xuất và thực hiện các thủ tục kiểm toán phù hợp các tiêu chuẩn. Từ đó thực hiện hoạt động kiểm toán nội bộ đúng đủ kịp thời và hiệu quả, tiết kiệm.

Năng lực

Biểu hiện

Organizational Governance

Có thể trình bày mô hình quản trị tổ chức và đưa ra đề xuất cải tiến về quy trình.

Fraud 

Nhận biết và có khả năng vận dụng các biện pháp kiểm toán nhằm hạn chế, điều tra gian lận..

Risk Management 

Hiểu và có khả năng áp dụng mô hình, khung pháp lý của quản trị rủi ro.

Internal Control 

Xác định và có khả năng đánh giá năng lực kiểm soát nội bộ của tổ chức.

Engagement Planning 

Objectives & Scope:

Trình bày được những vai trò và hoạt động chính tạo nên các mục tiêu, tiêu chí đánh giá và phạm vi của quá trình kiểm toán nội bộ. 

Risk Assessment:

Hiểu và trình bày được mục đích của quá trình đánh giá các yếu tố rủi ro trong quá trình lập kế hoạch kiểm toán và thực hiện các bước tiếp theo. 

Work Program:

Hiểu được mục đích và các thành phần chính của work program trong giai đoạn lập kế hoạch.

Resource:

Trình bày các nhân tố có thể ảnh hưởng đến quá trình hoạch định nguồn lực và nhân sự.

Engagement Fieldwork 

Information Gathering: 

Có thể khái quát các mục đích sơ bộ của khảo sát về thực địa Kiểm toán, checklist.

Xác định được các rủi ro và kiểm soát được hệ thống bảng hỏi;

Sampling:

Xác định và có khả năng vận dụng các cách tiếp cận khác nhau trong quá trình lấy mẫu, bao gồm các ưu, nhược điểm của từng phương pháp.

Computer-Assisted Audit, Tools & Techniques:

Có thể mô tả mục đích, lợi thế và điểm hạn chế của các công cụ hỗ trợ hoạt động Kiểm toán nội bộ như: công cụ kỹ thuật, máy tính;...

Data Analytics: 

Hiểu biết và có khả năng vận dụng phân tích dữ liệu vào quá trình Kiểm toán nội bộ.

Evidence:

Có thể nhận biết được các chứng từ, bằng chứng kiểm toán tiềm năng.

Đánh giá mức độ phù hợp của các bằng chứng kiểm toán tiềm năng.

Process Mapping:

Hiểu và nắm được mục đích, ưu nhược điểm của đa dạng các bản đồ quy trình kỹ thuật trong quá trình kiểm toán.

Có khả năng áp dụng cách phân tích, tiếp cận mô hình kiểm toán phù hợp.

Analytical Review:

Có khả năng trình bày các mục đích, ưu nhược điểm của các loại đánh giá phân tích khác nhau.

Documentation:

Có khả năng tập hợp các yêu cầu, tiêu chí thành văn bản.

Engagement Outcome 

Communication quality:

Có thể trình bày các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình giao tiếp với khách hàng.

Thể hiện được sự giao tiếp trong quá trình làm việc.

Conclusions:

Xác định được các nhân tố chi phối đến quá trình đưa ra kết luận kiểm toán phù hợp.

Tổng hợp và đưa ra kết luận của các kết luận Kiểm toán nội bộ. 

Recommendations:

Hiểu và nhận thấy được tầm quan trọng của việc đưa ra các đề xuất, giải pháp phù hợp.

Xây dựng và đề xuất được các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức.

Reporting:

Trình bày được các hoạt động báo cáo quy trình như: báo cáo tạm thời, the exit conference, the report approval process…

Lập báo cáo giữa kỳ; hoàn thiện báo cáo kiểm toán cuối kỳ.

Residual Risk & Risk Acceptance: Có năng lực xác định và đánh giá các rủi ro.

Management Action Plan:

Hiểu và nắm được các kết quả kiểm toán; 

Có khả năng diễn giải mục đích cũng như các kết quả kiểm toán một cách thuyết phục;

Results Monitoring:

Nhận thức được tầm quan trọng của theo dõi, kiểm soát và kiểm soát được quá trình phân bổ các kết quả kiểm toán nội bộ đến nhà quản lý và hội đồng quản trị.

2.3 Environment (Sự hiểu biết về môi trường kinh doanh):

Đây là năng lực thể hiện sự hiểu biết về môi trường kinh doanh, các rủi ro và đặc thù của từng ngành nghề mà tổ chức kinh doanh.

Năng lực

Biểu hiện

Organizational Strategic Planning & Management 

Xác định được rủi ro và kiểm soát được những cấu trúc khác nhau của tổ chức.

Có thể ước tính được cơ cấu của tổ chức và nhận định tác động của các yếu tố này đến chiến lược kiểm soát và quản lý rủi ro của tổ chức.

Có thể diễn giải quy trình lập kế hoạch chiến lược;

Biết phân tích các bước lên kế hoạch của tổ chức.

Hiểu và có khả năng sử dụng các phương pháp đánh giá hiệu suất thường xuyên được sử dụng trong tổ chức.

Common Business Processes

Hiểu và có khả năng đánh giá các rủi ro liên quan đến quy trình kinh doanh

Social Responsibility & Sustainability 

Có khả năng diễn giải các trách nhiệm của tổ chức với xã hội và tính bền vững.

Kiểm tra và đánh giá các nhận thức của tổ chức với trách nhiệm xã hội và tính bền vững.

Information Technology 

Có sự nhận thức cơ bản về các khái niệm cơ bản về CNTT, tính bảo mật…

Vận dụng linh hoạt các công cụ phân tích dữ liệu và CNTT vào quá trình kiểm toán.

Accounting & Finance 

Có thể xác định sự khác nhau của tài chính và kế toán quản trị. 

Thực hiện thành thạo các phân tích tài chính, nghiên cứu và có khả năng diễn giải báo cáo tài chính.

2.4 Leadership & Communication (Khả năng lãnh đạo và giao tiếp): 

Khả năng lãnh đạo tốt sẽ hướng toàn bộ nhân viên và các hoạt động kiểm soát nội bộ đi đúng hướng và có chiến lược bài bản. Trong khi đó, kỹ năng giao tiếp và quản trị mối quan hệ giúp công việc vận hành được trơn tru và tăng tính minh bạch.

Năng lực

Biểu hiện

Internal Audit Strategic Planning & Management

Sở hữu khả năng xây dựng chiến lược kiểm toán nội bộ sao cho phù hợp với  tổ chức.

Hình thành chiến lược quản trị rủi ro với mục đích tạo ra một hiệu quả tối ưu về ngân sách cho hoạt động kiểm toán nội bộ.

Audit Plan & Coordinating Assurance Efforts

Có khả năng tiến hành đánh giá rủi ro.

Tham gia phát triển kế hoạch kiểm toán nội bộ dựa trên rủi ro.

Quality Assurance and Improvement Program

Có khả năng lập kế hoạch và hoàn thành các đánh giá chất lượng đối với phạm vi cả bên trong và bên ngoài tổ chức.

Communication

Advocacy: Có khả năng “xoay sở” trong quá trình kiểm toán nội bộ giữa các bên liên quan;

Relationships: Thể hiện sự chân thành, trung thực và đồng cảm trong giao tiếp với các bên liên quan để xây dựng niềm tin và duy trì các mối quan hệ.

Reporting: Có khả năng chuẩn bị phương thức giao tiếp phù hợp cùng với các bên liên quan, bao gồm các báo cáo với quản lý cấp cao và hội đồng quản trị.

3. Lộ trình phát triển sự nghiệp của nghề Kiểm toán nội bộ

Kiểm toán nội bộ lộ trình sự nghiệp (Internal Audit Career Path)

Lộ trình sự nghiệp sẽ có sự thay đổi linh hoạt theo trình độ chuyên môn cũng như kinh nghiệm thực chiến của mỗi cá nhân và quy định của tổ chức. Mỗi đơn vị sẽ có sự thay đổi tên gọi khác nhau cho từng vị trí. Tuy nhiên, các cấp bậc thăng tiến trong nghề Kiểm toán Nội bộ điển hình mà nhân sự hoạt động trong ngành này có thể trải qua là:

  • Entry-level Internal Auditors (Kiểm toán viên nội bộ cấp đầu vào): Vị trí xuất phát điểm của con đường sự nghiệp trong Nghề Kiểm toán Nội bộ;
  • Lead/Senior Internal Auditors (Tương đương với các vị trí Trưởng đoàn Kiểm toán nội bộ): 3 - 5 năm kinh nghiệm trong các lĩnh vực liên quan;
  • Internal Audit Supervisors/Managers (Kiểm soát viên kiểm toán nội bộ): 5 - 8 năm kinh nghiệm trong nghề và các lĩnh vực liên quan;
  • Internal Audit Executives/Chief Audit Executives (CAE) (Giám đốc Kiểm toán nội bộ): Trên 8 năm kinh nghiệm quản lý đội nhóm và các kinh nghiệm liên quan.

4. Cần học và chuẩn bị kỹ năng gì để ứng tuyển vị trí Kiểm toán nội bộ?

Kiểm toán nội bộ (Internal Audit) (2)

Bằng cấp: Trình độ đại học, nghiên cứu về các chuyên ngành như: Kế toán, Kiểm toán; Kinh tế, Tài chính và một số nhóm ngành liên quan. Ứng viên nên chuẩn bị thêm một số chứng chỉ nghề nghiệp như CIA, CPA, CISA, MBA, ACCA ....

Kiến thức chuyên môn:

  • Có kiến thức về Kế toán, Kiểm toán và Tài chính: Nền tảng vững vàng được bồi đắp từ lĩnh vực này sẽ giúp bạn xác định được tính hiệu quả của các quy trình kế toán. Đồng thời phát hiện ra những sai sót, lỗ hổng hoặc các rủi ro tài chính thuộc  phạm vi tổ chức.
  • Am hiểu về nghề Kiểm toán nội bộ và nắm được hoạt động, các quy trình của doanh nghiệp: Mỗi công ty sẽ có cách thức vận hành, quy định và hệ thống kiểm soát riêng biệt. Tiếp nhận được bản chất các hoạt động này sẽ đảm bảo quá trình quan sát - xử lý và phân tích các vấn đề thuộc nội bộ diễn ra kịp thời. Từ đó, kiểm toán viên nội bộ có thể đưa ra những nhận định về tính hiệu quả của các quy trình, thủ tục trong công ty.
  • Thành thạo trong việc sử dụng và giải thích kết quả của các công cụ phân tích dữ liệu trong quá trình thực hiện hoạt động kiểm toán nhằm đảm bảo quá trình phân tích, tìm ra mối tương quan giữa các vấn đề được diễn ra nhanh nhạy, chính xác hơn.
  • Hiểu về các luật pháp, các chính sách pháp lý hiện hành là điều cần thiết. Đó có thể là kiến thức về quy định thuế, tài chính, quyền riêng tư - bảo vệ dữ liệu, về an toàn và sức khỏe lao động hoặc một số quy định liên quan khác.

Bên cạnh những kỹ năng cơ bản như tin học, ngoại ngữ mà nghề nào cũng đòi hỏi, vị trí kiểm toán nội bộ tại các doanh nghiệp cần đáp ứng một số năng lực như sau:

  • Kỹ năng giao tiếp: Kiểm toán viên nội bộ phải tiếp xúc rất nhiều với các phòng ban liên đới khác. Giả sử như xuất hiện tình trạng gia tăng bất thường của công nợ, kiểm toán viên nội bộ sẽ phải làm việc và đặt câu hỏi với kế toán để lý giải hiện tượng này. Giao tiếp tốt, biết đặt câu hỏi và lắng nghe giúp nhân sự thuộc bộ phận kiểm toán nội bộ thu thập được nhiều thông tin, chứng từ và dữ liệu quan trọng. Thế nhưng, thu thập được nhiều dữ liệu chưa phải là tất cả, bạn cần cần phải rèn luyện thêm kỹ năng sàng lọc và nhận định về tính tin cậy của thông tin. Có như vậy thì các hoạt động Kiểm toán nội bộ mới diễn ra nhanh và hiệu quả.
    • Khả năng thuyết phục: Khả năng thuyết phục là nhân tố tác động đến việc các nhà quản lý cấp cao, ban lãnh đạo có hành động theo ý kiến và khuyến nghị của mình hay không. Do đó, người muốn làm nghề kiểm toán nội bộ cần trang bị kỹ năng này. Hãy chuẩn bị đầy đủ các bằng chứng và phân tích đáng tin cậy để chứng minh sự phù hợp trong lý lẽ, ý kiến mà mình đưa ra.
  • Kỹ năng sắp xếp, phân bổ thời gian hiệu quả: Hình thành kế hoạch và thời gian hợp lý sẽ giúp Kiểm toán viên nội bộ tổ chức công việc hiệu quả, hình thành các phương án dự trù cho những yếu tố tác động đến quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình. Điều này sẽ giúp các kiểm toán viên đảm bảo năng suất hoạt động trong thời gian tối ưu nhất.

Các hoạt động liên quan đến kiểm soát tài chính sẽ được ưu tiên hàng đầu trong quá trình kiểm toán nội bộ. Do đó, ứng viên cần bồi đắp kỹ năng phân tích, quản trị tài chính cũng như các kiến thức chuyên môn liên quan đến BCTC như Kế toán, Kiểm toán và Thuế..

Chương trình học ACCA được thiết kế dựa trên các tiêu chuẩn kế toán, kiểm toán quốc tế đã bồi đắp cho người học lượng kiến thức chuyên sâu trong lĩnh vực kế - kiểm, báo cáo tài chính, quản trị doanh nghiệp, quản trị chiến lược, luật kinh doanh,... . Trong đó, môn học Financial Reporting thuộc cấp độ Applied Skills sẽ cung cấp kiến thức “xương sống” về Báo cáo tài chính. Đây là nền tảng vững chắc cho ứng viên khi tiếp cận những chuẩn mực về từng khoản mục chi tiết cho công việc sau này. 

Kiến thức ACCA sẽ phục vụ cho quá trình làm việc tại các vị trí kiểm toán nội bộ của doanh nghiệp qua các môn học.

  • FA/F3: Kế toán Tài chính;
  • FR/F7: Báo cáo Tài chính;
  • AA/F8: Kiểm toán và các Dịch vụ Đảm bảo;
  • TX/F6: Thuế Việt Nam
  • MA/F2: Kế toán Quản trị
  • PM/F5: Quản trị Hiệu quả Hoạt động
  • FM/F9: Quản lý Tài chính

Lời kết

Hy vọng bài viết này đã giúp bạn hình thành những nhận thức cơ bản về khung năng lực cốt lõi của nghề Kiểm toán nội bộ (Internal Audit). Hãy theo dõi những chủ đề sắp tới của SAPP để có thêm thông tin về các nghề nghiệp đang “hot” trên thị trường hiện nay nhé!

>> Xem thêm: Giải mã khung năng lực của nghề Kiểm toán Độc lập

>> Xem thêm: Những nghề nghiệp phổ biến nhất tại Việt Nam sau khi sở hữu chứng chỉ ACCA

>> Xem thêm: Học ACCA phục vụ cho lĩnh vực Tài Chính doanh nghiệp như thế nào? 

Nếu bạn cần hỗ trợ thêm về quá trình học nền tảng hoặc bất kỳ vấn đề gì về dịch vụ và trải nghiệm tại SAPP, vui lòng liên hệ qua các kênh sau:

  • Hotline: (+84) 971 354 969
  • Group cộng đồng học viên: https://www.facebook.com/groups/everydaywithsapp