[FA/F3] Financial Accounting (Kế toán Tài chính)

[FA/F3: Tóm tắt kiến thức] Lesson 2 - Khung pháp lý (The Regulatory Framework)

Cung cấp thông tin cơ bản về Tổ chức lập quy chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế và Chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế (IFRSs)

I. Mục tiêu

  •  Tổ chức lập quy chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế(The regulatory system)
  • Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRSs)

II. Nội dung

- Hệ thống kế toán tài chính được hình thành dựa trên một số yếu tố:

  • Cơ quan pháp lý địa phương
  • Các nguyên tắc kế toán và đánh giá của cá nhân
  • Các chuẩn mực kế toán
  • Các tác động quốc tế khác
  • Nguyên tắc kế toán được chấp nhận chung (GAAP)
  • Sự trình bày hợp lý

- Chuẩn mực kế toán (accounting standards) là những quy định do tổ chức có trách nhiệm nghiên cứu và ban hành để làm cơ sở cho việc lập và giải thích các thông tin trình bày trên báo cáo tài chính.

- Môn học FA/F3 sẽ theo khung chuẩn mực IAS/IFRS. (Trước năm 2003, các chuẩn mực được Hội đồng chuẩn mực Kế toán Quốc tế (IASB) ban hành là IASs – Chuẩn mực kế toán quốc tế. Từ năm 2003, các chuẩn mực mới có tên là IFRSs – Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế.)

1.     Tổ chức lập quy chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế(The regulatory system)

Tổ chức thành lập các quy tắc của hệ thống các chuẩn mực báo cáo tài chính bao gồm các tổ chức quốc tế phối hợp thực hiện trên cơ sở cơ cấu hoạt động độc lập.

- Hội đồng chuẩn mực Kế toán Quốc tế - The International Accounting Standards Boards (IASB):

  • Có trách nhiệm soạn thảo và ban hành các chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế.
  • IASB phối hợp với các tổ chức ban hành chuẩn mực kế toán ở các nước để đạt được sự hội tụ các chuẩn mực kế toán.
  • IASB hoạt động dưới sự giám sát của Quỹ IFRS.

- Quỹ IFRS:

  • Là một tổ chức độc lập được hình thành với mục đích quản trị không lợi nhuận, có chức năng giám sát hoạt động của tổ chức IASB.

Mục tiêu hoạt động của tổ chức:

  • Phát triển hệ thống các chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế chất lượng, dễ hiểu, mang tính tuân thủ và chấp nhận toàn cầu trên cơ sở các nguyên tắc rõ ràng theo cơ chế thiết lập tiêu chuẩn của IASB.
  • Khuyến khích sử dụng và áp dụng nghiêm ngặt các chuẩn mực đã ban hành.
  • Tìm ra các giải pháp phù hợp hóa các chuẩn mực trong mối tương quan giữa các chuẩn mực kế toán tại các nước và quốc tế.

- Hội đồng tư vấn tài chính Báo cáo tiêu chuẩn quốc tế - IFRS advisory council:

  • Hỗ trợ tổ chức IASB trong việc xây dựng các chuẩn mực. Tư vấn cho các chương trình làm việc IASB trong việc quyết định nhiệm vụ ưu tiên. Tổ chức hỗ trợ, cung cấp các tiêu chuẩn tư vấn cho IASB và ban quản trị khác.

- Uỷ ban hướng dẫn chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế – IFRS Interpretations Committee:

  • Có chức năng phát hành hướng dẫn để tránh sự nhầm lẫn trong việc đọc hiểu các chuẩn mực.
  • Làm việc trong mối quan hệ mật thiết với hội đồng tại các quốc gia để đạt được sự thống nhất và lựa chọn phương pháp kế toán phù hợp.

2.     Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRSs)

- Chuẩn mực Báo cáo Tài chính Quốc tế (IFRSs) là một bộ chuẩn mực kế toán được thiết kế và phát triển bởi Hội đồng chuẩn mực Kế toán Quốc tế (IASB). Trước năm 2003, các chuẩn mực này được gọi là Chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS).

- Mục đích: Cung cấp một khuôn khổ quốc tế về cách lập và trình bày báo cáo tài chính cho các công ty đại chúng.

Các chuẩn mực được áp dụng trong những trường hợp sau:

  • Là yêu cầu của quốc gia
  • Là nền tảng cho tất cả hoặc một số những yêu cầu của quốc gia
  • Là chuẩn mực quốc tế để các quốc gia phát triển hệ thống các chuẩn mực riêng
  • Được sử dụng bởi các cơ quan quản lý các doanh nghiệp trong nước và quốc tế
  • Được sử dụng bởi chính các doanh nghiệp

- Qúa trình thiết lập tiêu chuẩn

    - Sự khác biệt chính giữa IFRS và GAAP

    Author: Linh Tran