[FA/F3] Financial Accounting (Kế toán Tài chính)

[FA/F3: Tóm tắt kiến thức] Lesson 8 - Tài sản cố định vô hình (Intangible Non-current Assets)

Cách học bài Tài sản cố định vô hình trong môn học FA/F3 ACCA

I. Mục tiêu

  • Định nghĩa (Definition)
  • Chi phí Nghiên cứu và Triển khai (Research and Development Costs)
  • Cách ghi nhận giá trị (Measurement)
  • Trình bày trên báo cáo tài chính (Disclosure)

II. Nội dung

  1. Định nghĩa (Definition)

Theo IAS38, tài sản cố định vô hình (Intangible Non-Current Assets) là:

  • Tài sản không có hình thái vật chất nhưng xác định được giá trị một cách đáng tin cậy.

  • Do doanh nghiệp nắm giữ, sử dụng trong sản xuất, kinh doanh, cung cấp dịch vụ hoặc cho các đối tượng khác thuê phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ vô hình.

Nhắc lại kiến thức:

- Tài sản (Asset): Là nguồn lực mà:

  • Có thể xác định được giá trị một cách đáng tin cậy
  • Do doanh nghiệp kiểm soát

Dự tính đem lại lợi ích kinh tế trong tương lai cho doanh nghiệp
- Theo đặc tính cấu tạo của vật chất có: Tài sản cố định hữu hình và Tài sản cố định vô hình

2. Chi phí Nghiên cứu và Triển khai (Research and Development Costs)

Có 2 cách chính để một doanh nghiệp sở hữu TSCĐ vô hình:

  • Doanh nghiệp mua lại quyền sở hữu từ bên thứ ba
  • Doanh nghiệp tự tạo TSCĐ vô hình của riêng doanh nghiệp

Để đánh giá một tài sản vô hình được tạo ra từ nội bộ doanh nghiệp, doanh nghiệp phân chia quá trình hình thành tài sản theo: Giai đoạn nghiên cứu (Research) và Giai đoạn triển khai (Development).

3. Ghi nhận giá trị tài sản vô hình (Measurement)

a. Ghi nhận ban đầu (Initial measurement)

Theo IAS38: TSCĐ vô hình ban đầu sẽ được ghi nhận theo chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để có tài sản đó.

Cụ thể:

  • Tài sản mà doanh nghiệp mua lại: khoản chi phí doanh nghiệp bỏ ra để mua tài sản
  • Tài sản do doanh nghiệp tự tạo ra: khoản chi phí phát triển (development costs) đủ điều kiện được ghi nhận vào giá trị tài sản

b. Gía trị tài sản sau ghi nhận ban đầu (Subsequent measurement)

Theo IAS38:

- Đánh giá tài sản sau ghi nhận ban đầu chỉ áp dụng đối với các TSCĐ vô hình có thời gian sử dụng hữu ích hữu hạn, được xác định rõ (Infinite useful life).

- TSCĐ vô hình có thế được đánh giá lại theo Mô hình giá gốc (Cost model) hoặc Mô hình đánh giá lại (Revaluation model)

  • Mô hình giá gốc: Tài sản = Gía gốc (Cost) – Khấu hao lũy kế (Accumulated amortisation) – Giảm giá trị (Impairment)
  • Mô hình đánh giá lại: Tài sản = Giá trị hợp lý (Fair value) – Khấu hao lũy kế - Giảm giá trị

c. Một số thuật ngữ liên quan

- Thời gian sử dụng hữu ích (Useful life):

Là thời gian mà TSCĐ vô hình phát được sử dụng cho sản xuất, kinh doanh, bán hàng, được tính bằng:

  • Thời gian mà doanh nghiệp dự tính sử dụng TSCĐ vô hình
  • Hoặc số lượng sản phẩm hoặc các đơn vị tính tương tự mà doanh nghiệp dự tính thu được từ việc sử dụng tài sản

- Khấu hao (Amortisation): Là việc phân bổ có hệ thống giá trị phải khấu hao của TSCĐ vô hình trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của nó.

    Có 3 phương pháp khấu hao TSCĐ gồm:

    TSCĐ vô hình thường được tính khấu hao theo phương pháp đường thẳng.

    • Gía trị hợp lý (Fair value):

    Giá trị hợp lý là mức giá mà một tài sản có thể được trao đổi giữa các bên có đầy đủ hiểu biết trong một giao dịch ngang giá. Giá trị hợp lý là mức giá được xác định trên cơ sở mức giá trị thường hoặc được xác định từ các tham số của thị trường.

    • Giảm giá trị (Impairment):

    Tài sản giảm giá trị khi: Giá trị ghi sổ (Carrying amount) > Giá trị có thể thu hồi được (Recoverable amount)

    Trong đó:

    Giá trị có thể thu hồi được là giá trị cao hơn: Gía trị trong sử dụng (Value in use) hoặc Gía trị hợp lý (Fair value) – Giá bán (Cost to sell)

    Gía trị trong sử dụng (Value in use): là giá trị hiện tại của dòng tiền mong đợi trong tương lại khi tài sản tiếp tục được sử dụng đến khi thanh lý

    4. Trình bày báo cáo tài chính (Disclosure)

    Theo IAS38, Báo cáo tài chính của doanh nghiệp phải trình bày những thông tin liên quan đến Tài sản cố định vô hình như sau:

    • Phương pháp trích khấu hao
    • Thời gian sử dụng hữu ích và tỷ lệ khấu hao
    • Nguyên giá, khấu hao lũy kế và giá trị còn lại vào đầu năm và cuối kỳ
    • Những biến động ảnh hưởng tới tài sản trong kỳ
    • Giá trị còn lại của những tào sản được tạo ra từ nội bộ doanh nghiệp

    Ví dụ: 

    III. BÀI TẬP

    PF purchased a quota for carbon dioxide emissions for $15,000 on 30 April 20X6 and capitalised it as
    an intangible asset in its statement of financial position. PF estimates that the quota will have a useful
    life of 3 years. What is the journal entry required to record the amortisation of the quota in the accounts for the year ended 30 April 20X9?

    Hướng dẫn giải:

    • Gía trị khấu hao của tài sản được ghi nhận là 1 khoản chi phí
    • Đối với năm tài chính kết thúc vào 30.04.20X9

    TSCĐ đã khấu hao : 1/3 x $15,000 = $5,000

    • Vậy:

    Kế toán ghi nhận giá trị khấu hao này như sau:

    Dr Chi phí (Expenses)                                                                   $5,000

    Cr Khấu hao lũy kế (Accumulated amortisation)                $5,000

    Author: Linh Tran