[FA/F3] Financial Accounting (Kế toán Tài chính)

[FA/F3: Tóm tắt kiến thức] Lesson 12 - Dự phòng phải trả, Tài sản và Nợ tiềm tàng (Provisions and Contingencies)

Cách học bài Dự phòng phải trả, Tài sản và Nợ tiềm tàng trong phạm vi môn học FA/F3 ACCA

I. Mục tiêu

  • Dự phòng phải trả (Provisions)
  • Tài sản và Nợ tiềm tàng (Contingencies)

II. Nội dung

1. Dự phòng phải trả (Provisions)
a. Định nghĩa (Definition)

  • Theo IAS 37, dự phòng phải trả là “khoản nợ phải trả (liability) không chắc chắn về giá trị hoặc thời gian thanh toán”.
  • Khoản Dự phòng phải trả được ghi nhận là một khoản Nợ phải trả và được trình bày trên Báo cáo tài chính.

b. Ghi nhận (Recognition)

- Điều kiện ghi nhận:

Theo IAS 37, một khoản dự phòng chỉ được ghi nhận khi thỏa mãn các điều kiện sau:

  • Doanh nghiệp có nghĩa vụ nợ hiện tại (nghĩa vụ pháp lý hoặc nghĩa vụ liên đới – legal and constructive obligation).

Nghĩa vụ pháp lý (Legal obligation): Là nghĩa vụ phát sinh từ một hợp đồng hay một văn bản pháp luật hiện hành (Theo IAS 37)

Nghĩa vụ liên đới (Constructive obligation): Là nghĩa vụ phát sinh từ các hoạt động của một doanh nghiệp khi thông qua các chính sách đã ban hành hoặc hồ sơ, tài liệu hiện tại có liên quan để chứng minh cho các đối tác khác biết rằng doanh nghiệp sẽ chấp nhận và thực hiện những nghĩa vụ cụ thể (Theo IAS 37)

  • Doanh nghiệp có thể phải dùng các nguồn lực kinh tế của mình để thanh toán nghĩa vụ nợ.
  • Doanh nghiệp có thể đưa ra được một ước tính đáng tin cậy về giá trị của nghĩa vụ nợ đó.

- Bút toán ghi nhận:

Khi doanh nghiệp trích lập dự phòng, khoản dự phòng được kế toán ghi nhận như sau:

Dr   Chi phí (Expenses) – I/S

Cr    Dự phòng phải trả (Provisions) – SoFP

c. Gía trị ghi nhận (Measurement)

-  Ghi nhận khoản dự phòng (Provision measurement)

  • Khoản dự phòng được ghi nhận thể hiện giá trị ước tính hợp lý nhất của các chi phí sẽ phát sinh để thanh toán nghĩa vụ hiện tại (present obligation).
  • Khi xem xét một nghĩa vụ nợ cụ thể: ước tính hợp lý nhất của nghĩa vụ này có thể sẽ là khoản dự phòng cần phải ghi nhận.
  • Khi các khoản dự phòng được đánh giá là có liên quan đến nhiều khoản mục: thì nghĩa vụ nợ sẽ được tính theo tất cả các kết quả có thể thu được với các xác suất có thể xảy ra.

-  Ghi nhận khoản dự phòng sau ghi nhận ban đầu (Subsequent measurement)

  • Nếu doanh nghiệp cần một khoản dự phòng lớn hơn khoản ban đầu

Kế toán ghi nhận khoản chênh lệch tăng:

Dr           Chi phí (Expenses) – I/S

Cr           Dự phòng phải trả (Provisions) – SoFP

  • Nếu doanh nghiệp trích dự phòng nhiều hơn khoản thực cần

Kế toán ghi nhận khoản chênh lệch giảm:

Dr           Dự phòng phải trả (Provisions) – SoFP

Cr           Chi phí (Expenses) – I/S

2. Tài sản và Nợ tiềm tàng (Contingencies)

Các khoản Tài sản tiềm tàng (Contingent assets) và Nợ tiềm tàng (Contingent liabilities) không được trình bày trên Báo cáo tài chính. Các khoản này sẽ được trình bày trên Thuyết minh Báo cáo tài chính.

- Tài sản tiềm tàng (Contingent assets)

  • Tài sản có khả năng phát sinh từ các sự kiện đã xảy ra và
  • Sự tồn tại của tài sản chỉ được xác nhận bởi xác suất xảy ra của các sự kiện không chắc chắn trong tương lai mà doanh nghiệp không kiểm soát được.

- Nợ tiềm tàng (Contingent liabilities)

  • Nghĩa vụ nợ hiện tại phát sinh từ các sự kiện đã xảy ra, sự phát sinh của các nghĩa vụ nợ chỉ được xác nhận bởi xác suất xảy ra của các sự kiện không chắc chắn trong tương lai mà doanh nghiệp không kiểm soát được.
  • Hoặc Nghĩa vụ nợ hiện tại phát sinh từ các sự kiện đã xảy ra nhưng chưa được ghi nhận vì:
    • Không chắc chắn doanh nghiệp phải dùng các nguồn lực kinh tế của mình để thanh toán nghĩa vụ nợ.
    • Gía trị của nghĩa vụ nợ không được xác định một cách đáng tin cậy

Theo IAS 37, Việc trích lập các khoản Dự phòng (Provisions) và Nợ tiềm tàng (Contingent liabilities) có thể khái quát qua sơ đồ sau:

Lưu ý: Các tỷ lệ % chỉ là ước lượng dựa trên kinh nghiệm của kiểm toán viên. Trong IFRS thì không có quy định chính xác về các con số % này.

III. Bài tập

Mobiles Co sells goods with a one year warranty under which customers are covered for any defect that becomes apparent within a year of purchase. In calendar year 20X4, Mobiles Co sold 100,000 units.
The company expects warranty claims for 5% of units sold. Half of these claims will be for a major defect, with an average claim value of $50. The other half of these claims will be for a minor defect, with an average claim value of $10.
What amount should Mobiles Co include as a provision in the statement of financial position for the year ended 31 December 20X4?

Hướng dẫn giải:

Đối với năm tài chính kết thúc vào 31.12.20X4, công ty cần trích lập khoản dự phòng dự trên cơ sở là chi phí ước tính mà công ty sẽ phải chịu bảo hành nếu sản phẩm hỏng.

Khoản trích lập dự phòng (Chi phí ước tính mà công ty phải chịu):

(2.5% ´ 100,000 ´ $50) + (2.5% ´ 100,000 ´ $10) = $125,000 + $25,000 = $150,000

Vậy:

Khoản dự phòng được trình bày trên Bảng cân đối kế toán là $150,000

Author: Linh Tran