Chúng ta đều biết rằng mỗi quốc gia sẽ có hệ thống pháp luật riêng do đó không thể tránh khỏi sự xung đột pháp lý giữa các quốc gia do đó một số luật quốc tế mẫu đã được các tổ chức quốc tế như Liên hợp quốc đưa ra để giải quyết vấn đề này. Trong bài này, chúng ta sẽ xem xét bối cảnh tổng thể kinh tế, chính trị và pháp lý quốc tế bao gồm cả luật toàn cầu.
I. Luật toàn cầu
1. Luật toàn cầu
Luật toàn cầu điều chỉnh mối quan hệ giữa các quốc gia đối với nhau bao gồm quyền và nghĩa vụ của họ đối với nhau. Hoạt động kinh tế và chính trị của mỗi quốc gia không giống nhau do đó hệ thống luật pháp của các quốc gia khác nhau đáng kể. Tuy nhiên, họ vẫn phải tuân theo phương pháp luận, nguyên tắc luật chung nhất định.
Hiện nay, các quốc gia trên thế giới đang áp dụng và tuân theo 3 hệ thống luật chính sau:
a. Thông luật ( Common law)Common law là hệ thống thông luật có nguồn gốc ở Anh và sau đó lan rộng sang Mỹ và các nước cựu thành viên của Khối thịnh vượng chung Anh. Do đó, common law còn được gọi là luật Anh-Mỹ.
Thông luật bao gồm một hệ thống quy tắc cứng nhắc do toà án đặt ra và được xây dựng trên cơ sở các tiền lệ pháp lý (Judicial precedents).
Tiền lệ pháp lý được hiểu là việc làm luật của Tòa án trong việc công nhận và áp dụng nguyên tắc mới trong quá trình xét xử dựa trên những cơ sở vụ việc đã được quyết định trước đây cho những trường hợp và vấn đề tương tự.
Khi áp dụng các tiền lệ pháp lý cho một trường hợp cụ thể phải xem xét 4 nguyên tắc sau:
- Một quyết định phải dựa trên một luật định trước khi nó có thể được coi là một tiền lệ
- Nó phải đóng vai trò nhất định trong việc xử lý bản án áp dụng tiền lệ
- Các tình tiết trọng yếu của mỗi trường hợp phải giống nhau
- Tòa án xử lý vụ án trước phải có địa vị cao hơn (hoặc trong một số trường hợp, ngang bằng) để các quyết định của nó có giá trị ràng buộc đối với tòa án sau này
Civil law là hệ thống luật dân sự có nguồn gốc từ lục địa Châu Âu, nhưng tương tự như thông luật nó đã được áp dụng ở nhiều quốc gia trên thế giới thông qua công cuộc khai hoá thuộc địa trước kia của các quốc gia Châu Âu. Đức và Pháp là 2 quốc gia đại diện của hệ thống luật này. Do đó, civil law còn gọi là luật Pháp - Đức.
Dân luật được căn cứ trên một hệ thống pháp luật đầu đủ và được hệ thống hóa một cách rõ ràng bằng văn bản và có thể dễ dàng tiếp cận.
Dân luật ra đời sau khá lâu so với thông luật, mặc dù chúng đều đến từ các di sản pháp lý lâu đời. Trong thời hiện đại, hệ thống dân luật và thông luật ngày càng chia sẻ những yếu tố chung, mặc dù có nhiều sự khác biệt giữa chúng.
c. Luật ShariaLuật Sharia khác biệt đáng kể so với hệ thống dân luật và thông luật. Đó là một hệ thống pháp luật ràng buộc trong tôn giáo của đạo Hồi, điều này làm cho nó khác nhau về cả mục đích và cách thực hành. Nó có ảnh hưởng tới nhiều quốc gia Hồi giáo trên toàn thế giới và đã được chấp nhận như một hệ thống pháp luật toàn diện ở một số quốc gia.
d. So sánh 3 hệ thống luật trên
Tiêu chí | Common law | Civil law | Sharia law |
Nguyên tắc | Xây dựng theo thời gian dựa vào tiền lệ pháp lý chỉ mang tính chất bổ sung không có sự sửa đổi | Xây dựng dựa trên hệ thống pháp luật đầy đủ, được hệ thống hóa theo thời gian | Xây dựng dựa trên các quan điểm và áp dụng tập quán của người đạo Hồi |
Nguồn tạo nên luật |
|
|
|
Vai trò của thẩm phán |
|
|
|
2. Hệ thống pháp luật (Legal system)
Legal system là thuật ngữ được sử dụng để nói về hệ thống luật trong phạm vi mỗi quốc gia.
a. Hệ thống pháp luậtHệ thống luật pháp ở một quốc gia bao gồm cả luật pháp của quốc gia đó và các cơ chế mà quốc gia đó có để điều chỉnh và thực thi các luật đó. Do đó, một hệ thống pháp luật bao gồm các thành phần sau:
b. Luật và các loại luậtLuật pháp là một cơ chế chính thức được ban hành bởi mỗi Nhà nước nhằm kiểm soát xã hội. Về cơ bản có thể chia luật thành 2 loại: luật hình sự (criminal law) và luật dân sự (civil law).
Tiêu chí | Luật dân sự | Luật hình sự |
Định nghĩa |
|
|
Tòa án xét xử | Toà án dân sự (Civil Court) | Toà án hình sự ( Criminal Court) |
Thuật ngữ sử dụng |
|
|
Thủ tục |
|
|
II. Hệ thống kinh tế
Hệ thống kinh tế có thể được mô tả là cách thức xã hội quyết định sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào và sản xuất nó cho ai.
Có 3 loại hệ thống kinh tế cơ bản sau:
Tiêu chí |
Kinh tế kế hoạch hoá (Planned economies) |
Kinh tế thị trường (Market economies) |
Kinh tế hỗn hợp (Mixed economies) |
Vai trò của nhà nước | Nhà nước có vai trò quyết định các phân bổ nguồn lực | Sự phân bổ nguồn lực phụ thuộc vào cung và cầu của thị trường, ít có sự can thiệp của nhà nước | Vai trò của nhà nước và thị trường gần như ngang bằng |
Quyền sở hữu tài sản, của cải | Hầu hết của cải thuộc sở hữu của Nhà nước | Phần lớn của của thuộc sở hữu cá nhân, một số ít của Nhà nước | Có sự phân chia của cải hợp lý giữa Nhà nước và cá nhân |
Định giá hàng hoá | Giá cả được áp đặt bởi Nhà nước | Giá cả tuân theo quy luật cung - cầu | Giá cả theo thị trường nhưng có sự điều tiết của Nhà nước |
III. Hệ thống chính trị (Political systems)
Hệ thống chính trị ảnh hưởng đến hệ thống pháp luật. Hệ thống chính trị của mỗi quốc gia được chia làm 2 loại sau:
Sự khác nhau giữa 2 hệ thống này được trình bày cụ thể dưới đây.
1. Nhà nước pháp quyền ( The rule of law)
Việc xây dựng và thực thi luật pháp như thế nào và như thế nào ở một quốc gia phụ thuộc phần lớn vào hệ thống chính trị của quốc gia đó và về bản chất của nhà nước pháp quyền. Đây là mức độ mà hành vi của cá nhân được pháp luật điều chỉnh.
- Chế độ độc tài: Nhà nước hoặc chính phủ có xu hướng tập trung vào sự điều tiết và kiểm soát các nguồn lực. Điều này có nghĩa là quyền tự do của cá nhân chủ yếu tuân theo các quy định của pháp luật do nhà nước đặt ra.
- Chế độ dân chủ: luật được nhấn mạnh là một phương tiện để phân loại các vấn đề phát sinh từ đâu. Với điều kiện các cá nhân hành động theo tinh thần và văn bản của luật pháp, họ có thể tự do lựa chọn cho mình cách họ điều chỉnh cuộc sống của họ và cách họ quan hệ với những người và nhóm khác.
2. Phân chia quyền lực (Separation of powers)
Tương tự nhà nước pháp quyền, sự phân chia quyền lực trong mỗi hệ thống chính trị cũng khác nhau đáng kể. Cụ thể:
- Chế độ độc tài: Một cá nhân hoặc một nhóm cá nhân trong Nhà nước, chính phủ giữ quyền tuyệt đối
- Chế độ dân chủ: quyền lực được phân chia giữa nguyên thủ quốc gia, cơ quan hành pháp, cơ quan lập pháp và cơ quan tư pháp (gọi là tam quyền phân lập).
IV. Bài tập minh hoạ
Câu 1: In which of the following types of economic system does the government make all the decisions regarding resource allocation?
A. Planned economy
B. Mixed economy
C. Market economy
Phân tích đề:
Đề bài đang hỏi về loại hệ thống kinh tế mà nhà nước toàn quyền đưa ra các quyết định về phân bổ nguồn lực.
Lời giải: A
Theo nội dung bài học phần II ở trên, Hệ thống kinh tế kế hoạch hóa thì việc phân bổ nguồn lực do nhà nước quyết đinh. Do đó, A là đáp án chính xác.
Câu 2: Which of the following is the name given to the part of a state's political system that determines what laws should be passed?
A Executive
B Judiciary
C Legislature
D Council
Phân tích đề:
Đề bài đang hỏi về cơ quan nào có thẩm quyền xác định những luật nào được thông qua.
Lời giải: C
Theo nội dung bài học phần I.2.a ở trên, Chính cơ quan lập pháp (đáp án C) sẽ quyết định những luật nào nên được thông qua. Cơ quan hành pháp (đáp án A) đưa ra các quyết định đưa luật vào hoạt động và cơ quan tư pháp (đáp án B)xử lý các tranh chấp về luật. Do đó, C là đáp án đúng.
Author: Đạt Lê