[LW/F4] Law INT (Luật Quốc tế)

[LW/F4: Tóm tắt kiến thức] Lesson 15: Giám đốc công ty (Company directors)

Trong bài học này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu các quy định về việc bổ nhiệm hoặc bãi nhiệm một giám đốc cũng như là quyền và nghĩa vụ của họ đối với công ty.

I. Giám đốc và phân loại giám đốc

Giám đốc là người chịu trách nhiệm định hướng chung các công việc của công ty. Theo luật công ty, giám đốc là bất kỳ người nào đảm nhận vị trí giám đốc, bằng bất kỳ tên nào được gọi.

Giám đốc có thể được chia làm các loại sau:

Giám đốc

Đặc điểm

Giám đốc De jure và De facto

  • Hầu hết các giám đốc được bổ nhiệm một cách hợp lệ bởi công ty được gọi là De jure.
  • De facto là bất kỳ ai thực hiện các chức năng của một giám đốc và được hội đồng quản trị đối xử như một giám đốc, mặc dù họ chưa bao giờ được bổ nhiệm một cách hợp lệ.

Giám đốc giấu mặt (Shadow director)

Đó là người có thể tìm cách trốn tránh các trách nhiệm pháp lý của vai trò giám đốc bằng cách tránh việc bổ nhiệm chính thức nhưng vẫn có quyền lực của một giám đốc.

Giám đốc thay thế (Alternate director)

Giám đốc có thể chỉ định một giám đốc thay thế tham dự và biểu quyết tại các cuộc họp hội đồng quản trị khi họ không thể tham dự.

Giám đốc điều hành (Excutive director)

Giám đốc điều hành là giám đốc thực hiện một vai trò cụ thể trong công ty theo một hợp đồng dịch vụ, đòi hỏi sự tham gia thường xuyên, có thể hàng ngày vào công việc quản lý.

Giám đốc không điều hành (Non-excutive director)

Giám đốc không điều hành không có chức năng quản lý công ty nhưng tham gia vào hoạt động quản trị công ty.

Giám đốc quản lý (Managing Director)

Giám đốc quản lý là một trong các giám đốc của công ty được chỉ định để thực hiện chức năng quản lý hàng ngày.

Như vậy, để công ty có thể vận hành, cần có sự tham gia của nhiều loại giám đốc và được gọi là Ban Giám đốc. Ban Giám đốc chính là các đại diện được bầu chọn của các cổ đông, thay cổ đông để quản lý các công việc của công ty.

II. Sự bổ nhiệm giám đốc và chấm dứt công việc giám đốc

1. Sự bổ nhiệm giám đốc (Director appointment)

a. Các giám đốc đầu tiên (First directors)

Khi một công ty được thành lập thì trong đơn đăng ký của công ty gửi cho cơ quan đăng ký, công ty phải bao gồm thông tin chi tiết về giám đốc với sự đồng ý của họ.

b. Các giám đốc tiếp theo (Subsequent directors)

Việc bổ nhiệm các giám đốc tiếp theo được thực hiện như các quy định của công ty. Theo đó, việc bổ nhiệm phải:

  • Được sự thống nhất của các giám đốc hiện tại
  • Bằng nghị quyết thông thường (ordinary resolution)

Mọi công ty phải thông báo cho Cơ quan đăng ký về bất kỳ sự thay đổi về giám đốc của mình, bao gồm cả bất kỳ thay đổi nào đối với địa chỉ cư trú của các giám đốc được đăng ký.

Độ tuổi tối thiểu cho giám đốc là 16 tuổi trừ khi các điều khoản quy định khác.

2. Chấm dứt công việc giám đốc

Một giám đốc có thể thôi giữ chức vụ của mình theo một trong các lý do sau:

a. Nhiệm kỳ giám đốc và bầu lại giám đốc

Nhiệm kỳ của một giám đốc là 3 năm. Do đó, các thành viên có thể loại bỏ một giám đốc kém hiệu quả bằng cách không bầu họ.

Công ty đại chúng đưa ra các quy định sau đây về việc hết nhiệm kỳ và bầu lại tất cả các giám đốc tại các đại hội cổ đông:

  • Tại Đại hội cổ đông đầu tiên của công ty, tất cả các giám đốc sẽ nghỉ hưu (retirement)
  • Tại mỗi kỳ đại hội cổ đông tiếp theo, bất kỳ giám đốc nào do các giám đốc khác bổ nhiệm kể từ cuộc họp đại hội cổ đông lần trước sẽ nghỉ hưu.
  • Các giám đốc không được bổ nhiệm hoặc bầu lại tại một trong hai kỳ đại hội cổ đông trước đó sẽ nghỉ hưu.

b. Cách chức giám đốc (Removal of directors)

    Ngoài các quy định trong các điều khoản về cách chức giám đốc, giám đốc có thể bị cách chức theo nghị quyết của hội đồng quản trị.

    c. Tước tư cách giám đốc (Disqualification of directors)

    Tòa án có thể tước tư cách giám đốc của một người trong một số trường hợp. Một người không thể được bổ nhiệm làm giám đốc hoặc tiếp tục tại vị nếu họ bị tước tư cách giám đốc.

    Thời gian tước tư cách giám đốc được xác định như sau:

    Thời gian 

    Căn cứ

    Đến 15 năm

    • Một người bị kết tội phạm tội nghiêm trọng (thường là ở kết nối với việc thúc đẩy, hình thành, quản lý hoặc thanh lý của một công ty)
    • Một người đã phạm tội giao dịch gian lận 
    • Hành động ảnh hưởng đến lợi ích công cộng.
    • Giám đốc phạm một số vi phạm pháp luật cạnh tranh
    • Giám đốc đã tham gia vào giao dịch sai trái (wrongful trading)

    Đến 5 năm

    Một người liên tục vỡ nợ (3 lần vỡ nợ trong 5 năm là bằng chứng thuyết phục về tình trạng vỡ nợ dai dẳng)

    Từ 2 đến 15 năm

    Hành vi của họ chứng minh rằng họ không phù hợp để quản lý công ty. Để xác định điều này cần 3 yếu tố:

    • Mức độ mà người đó phải chịu trách nhiệm về việc công ty vi phạm pháp luật
    • Mức độ mà người đó phải chịu trách nhiệm khiến công ty mất khả năng thanh toán
    • Bản chất và mức độ của mất mát hoặc thiệt hại do hành vi của người đó gây ra

    III. Quyền hạn của giám đốc

    1. Quyền hạn

    Quyền hạn của các giám đốc được quy định trong các điều khoản của công ty. Các giám đốc thường được ủy quyền quản lý hoạt động kinh doanh của công tythực hiện mọi quyền hạn của công ty cho bất kỳ mục đích nào liên quan đến hoạt động kinh doanh của công ty

    Quyền hạn của giám đốc có thể bị hạn chế bởi:

    2. Thù lao giám đốc

    Thông tin chi tiết về thù lao của giám đốc thường có trong hợp đồng dịch vụ của họ. 

    a. Chi phí cho giám đốc

    Theo quy định, giám đốc có quyền được hoàn trả các chi phí hợp lý phát sinh trong khi thực hiện nhiệm vụ hoặc chức năng của mình với tư cách là giám đốc.

    Ngoài ra, hầu hết các giám đốc đều có hợp đồng dịch vụ bằng văn bản quy định quyền lợi của họ đối với các tài sản và chi phí. 

    b. Bồi thường khi mất chức vụ

    Bất kỳ giám đốc nào cũng có thể nhận khoản bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do mất chức do họ tự nguyện. Bất kỳ khoản bồi thường nào như vậy chỉ là hợp pháp nếu được các thành viên của công ty chấp thuận trong cuộc họp đại hội đồng.

    c. Báo cáo thù lao giám đốc

    Các công ty đại chúng niêm yết (Quoted Company) phải đưa báo cáo thù lao của giám đốc vào báo cáo thường niên. Báo cáo phải bao gồm:

    • Chi tiết về gói thù lao của từng giám đốc riêng lẻ
    • Chính sách đãi ngộ của công ty
    • Vai trò của hội đồng quản trị và ủy ban lương thưởng trong việc quyết định mức thù lao của các giám đốc

    d. Kiểm tra các thỏa thuận dịch vụ của các giám đốc

    Công ty phải cung cấp cho các thành viên kiểm tra bản sao hoặc chi tiết các hợp đồng lao động giữa công ty hoặc công ty con với giám đốc công ty.

    Các hợp đồng đó phải bao gồm tất cả các dịch vụ mà giám đốc cung cấp. Hợp đồng phải được giữ lại trong 1 năm sau khi hết hạn và phải có sẵn tại văn phòng đã đăng ký, hoặc bất kỳ địa điểm nào khác theo quy định.

    IV. Nhiệm vụ của giám đốc

    Luật công ty đưa ra 7 nhiệm vụ của một giám đốc đối với công ty:

    Nhiệm vụ

    Nội dung

    Hành động trong phạm vi quyền hạn của họ

    • Hành động phù hợp với điều lệ của công ty
    • Chỉ thực hiện quyền hạn cho mục đích mà họ đã được ban cho

    Thúc đẩy sự thành công của công ty

    Giám đốc phải hành động theo cách mà họ cho là có thiện chí, có khả năng thúc đẩy sự thành công của công ty vì lợi ích chung của các thành viên.

    Thực hiện phán đoán độc lập

    • Giám đốc không nên ủy thác quyền ra quyết định của mình hoặc bị lung lay bởi ảnh hưởng của người khác.
    • Giám đốc có thể phân quyền chức năn cho người khác, nhưng họ phải tiếp tục đưa ra các quyết định độc lập

    Rèn luyện kỹ năng hợp lý, cẩn thận và siêng năng

    Sự cẩn thận, kỹ năng và sự siêng năng sẽ được thực hiện hợp lý bởi một người dựa trên kinh nghiệm thực tế và sự cố gắng rèn luyện trong tương lai.

    Tránh xung đột lợi ích

    Giám đốc phải tránh tình huống mà họ có hoặc có thể có lợi ích trực tiếp hoặc gián tiếp xung đột hoặc có thể xung đột với lợi ích của công ty

    Không chấp nhận lợi ích từ bên thứ 3

    Giám đốc không được chấp nhận lợi ích từ bên thứ 3 vì lý do:

    • Họ là giám đốc
    • Họ thực hiện (hoặc không thực hiện) bất cứ điều gì với tư cách là giám đốc

    Làm rõ lợi ích trong một giao dịch hoặc thỏa thuận 

    Họ phải tuyên bố bản chất và mức độ của bất kỳ lợi ích (trực tiếp hoặc gián tiếp) cho các giám đốc khác, trừ khi nó không thể được coi là có khả năng làm phát sinh xung đột lợi ích.

    V. Bài tập minh hoạ

    Câu 1: Which of the following types of director is NOT validly appointed but is held out by the company to be a director?

    A. De jure director
    B. De facto director
    C. Shadow director
    D. Alternate director

    Phân tích đề:

    Đề bài đang hỏi loại giám đốc nào không được bổ nhiệm chính thức nhưng vẫn giữ vai trò của một giám đốc?

    Lời giải: B

    Một giám đốc De jure được bổ nhiệm rõ ràng. Giám đốc De facto trên thực tế được công ty đưa lên để làm giám đốc. Giám đốc giấu mặt cũng không, họ là người đưa ra chỉ đạo để các giám đốc tuân theo. Giám đốc thay thế do giám đốc công ty bổ nhiệm để tham dự và bỏ phiếu cho họ tại các cuộc họp hội đồng quản trị mà họ không thể tham dự.

    Câu 2: Which of the following is a characteristic of a non-executive director?

    A. They are individuals that are held out by the company to be directors
    B. They are not involved in the day-to-day running of the company
    C. They are individuals whose instructions concerning running the company are followed
    D. They are not subject to the statutory duties of directors

    Phân tích đề:

    Đề bài đang hỏi đâu là đặc điểm của giám đốc không tham gia điều hành?

    Lời giải: B

    Các giám đốc không điều hành không tham gia vào hoạt động hàng ngày của công ty nên B đúng.

    Một giám đốc de facto được công ty đưa lên để làm giám đốc nên A sai.

    Giám đốc giấu mặt là người có các chỉ dẫn mà các giám đốc thực tế tuân theo nên C sai.

    Tất cả các giám đốc phải chịu trách nhiệm theo luật định nên D sai.

    Author: Đạt Lê