[LW/F4] Law INT (Luật Quốc tế)

[LW/F4: Tóm tắt kiến thức] Lesson 19: Hành vi phạm tội và gian lận (Fraudulent and criminal behaviour)

Trong bài học này chúng ta sẽ tìm hiểu một số hành vi phạm tội trong kinh doanh cũng như những biện pháp được áp dụng để ngăn chặn các hành vi này.

I. Tội phạm tài chính (Financial crime)

Tội phạm (crime) là các hành vi bị pháp luật nghiêm cấm.

Tội phạm tài chính là tội phạm liên quan đến việc chuyển đổi bất hợp pháp quyền sở hữu tài sản sang người khác hay tổ chức khác.

Trong phạm vi bài hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu 4 loại tội phạm tài chính sau:

1. Giao dịch nội gián 

Giao dịch nội gián là giao dịch chứng khoán của một người khi sở hữu một thông tin nội bộ và giá của chứng khoán bị ảnh hưởng bởi thông tin đó.

Thông tin nội bộ (Inside information) là thông tin nhạy cảm về giá, liên quan đến một tổ chức phát hành chứng khoán cụ thể, bị ảnh hưởng đến giá chứ không phải chứng khoán nói chung.

Nội gián (insider) có thể là Giám đốc, nhân viên, cổ đông hoặc người có quyền truy cập vào thông tin nội bộ của công ty hay thậm chí là người thân của một trong các đối tượng trên.

Bằng chứng, biện pháp bào chữa và hình phạt dành cho tội nội gián được quy định như sau:

Tiêu chí

Nội dung

Chứng minh giao dịch là nội gián

  • Giao dịch chứng khoán bị ảnh hưởng bởi giá trên một thị trường được điều tiết
  • Khuyến khích người khác kinh doanh thông tin đó trên một thị trường được điều tiết
  • Tiết lộ thông tin ngoài việc thực hiện đúng công việc, văn phòng hoặc nghề nghiệp của họ

Biện pháp bào chữa

Cá nhân có quyền bảo vệ về giao dịch và khuyến khích người khác giải quyết nếu họ có thể cho thấy rằng:

●       Họ không mong đợi có lợi nhuận hoặc tránh bị thua lỗ

●       Họ có cơ sở hợp lý để tin rằng thông tin đã được tiết lộ rộng rãi

●       Họ vẫn sẽ làm điều đó ngay cả khi họ không có thông tin

Hình phạt

Phạt tù 7 năm và phạt tài chính không giới hạn

2. Lạm dụng thị trường 

Lạm dụng thị trường là hành vi của một người hoặc những người có liên quan không tuân thủ tiêu chuẩn hành vi được mong đợi một cách hợp lý của một người ở vị trí của họ trong mối quan hệ với thị trường.

Lạm dụng thị trường có các dạng sau:

Dạng  Nội dung

Lạm dụng thông tin

(Misuse of information)

Đây là hành vi của một cá nhân dựa trên thông tin không được công bố rộng rãi, nhưng nếu có, nó sẽ ảnh hưởng đến quyết định của nhà đầu tư.

Ví dụ: Một người mua cổ phần của một công ty mà họ biết mục tiêu giành quyền kiểm soát công ty của chủ công ty trước khi thông tin này được công bố.

Thao túng giao dịch

(Manipulating transactions) 

Đây là hành vi liên quan đến việc can thiệp vào quá trình vận động bình thường làm giá cổ phiếu tăng lên giảm xuống bất thường.

Ví dụ: Một người giao dịch hoặc đặt lệnh giao dịch gây ra ấn tượng sai lệch về cung, cầu chứng khoán và làm tăng giá bất thường của khoản đầu tư.

Thao túng thiết bị

(Manipulating devices)

Hành vi này cũng giống như thao túng các giao dịch ngoại trừ việc tạo ra các báo cáo sai lệch, để các nhà đầu tư khác đưa ra các quyết định không chính xác.

Ví dụ: Một người mua một số lượng lớn cổ phiếu để nâng giá cổ phiếu một cách giả tạo và sau đó đưa ra những tuyên bố sai sự thật với thị trường nhằm khuyến khích các nhà đầu tư khác mua cổ phiếu, khiến giá cổ phiếu tăng thêm.

Làm méo mó thị trường

(Market distortion)

Đây là bất kỳ hành vi nào can thiệp vào quá trình bình thường của giá cả thị trường lên xuống theo cung và cầu.

Ví dụ: Giám đốc điều hành tăng cường các hoạt động kinh doanh của họ để khiến công ty có vẻ hoạt động mạnh hơn thực tế, làm nhà đầu tư có thể hiểu lầm và mua nhiều cổ phiếu công ty.

Truyền bá thông tin sai lệch

(Dissemination of information)

Hành vi này liên quan đến việc tạo ra thông tin sai lệch hoặc gây hiểu lầm về cung và cầu hoặc giá cả và giá trị của các khoản đầu tư, dẫn đến rò rỉ thông tin đó vào phạm vi công cộng.

Ví dụ: Một người đăng một tin không chính xác về kế hoạch tương lai của công ty trên internet.

3. Rửa tiền 

Rửa tiền là hành vi của cá nhân hay tổ chức tìm cách chuyển đổi các khoản tiền có được từ hành vi phạm tội hoặc tham nhũng (tiền bẩn) trở thành tiền được coi là hợp pháp (tiền sạch).

a. Quy trình rửa tiền

Hoạt động rửa tiền được tiến hành qua 3 giai đoạn:

b. Các cấp phạm tội rửa tiền

Hoạt động rửa tiền chi làm 3 cấp độ phạm tội. Cụ thể:

Loại 

Nội dung

Hình phạt

Rửa tiền (Money laundering)

Bao gồm việc sở hữu tiền thu được sau khi rửa, tham gia quá trình rửa tiền hoặc tạo các điều kiện thuận lợi cho hành vi rửa tiền.

14 năm tù và không giới hạn tiền phạt

Không báo cáo hành vi        (Failure to report)

Không thông báo về hành vi rửa tiền cho các cơ quan chức năng

5 năm tù và không giới hạn tiền phạt

Tiết lộ hành vi (Tipping off)

Tiết lộ cho người thứ ba biết rằng hành vi phạm tội đã được cung cấp cho NCA hoặc người thích hợp khác, mà việc tiết lộ đó có khả năng ảnh hưởng đến các cuộc điều tra, xử lý tội phạm.

5 năm tù và không giới hạn tiền phạt

c. Biện pháp phòng chống rửa tiền

Rửa tiền là hành động bất hợp pháp. Do đó, để ngăn chặn và phòng chống hoạt động này, các doanh nghiệp có thể xem xét một số biện pháp sau:

4. Hối lộ 

Hối lộ là hành vi phạm tội nghiêm trọng thường liên quan đến việc cung cấp và nhận quà tặng, các vật phẩm có giá trị, hoặc những thứ khác khiến cho người nhận cảm thấy hài lòng, để họ giúp đỡ người đưa hối lộ thực hiện hành vi trái pháp luật.

4 tội danh chính của tội hối lộ, bao gồm: 

Người thực hiện Tội danh Nội dung Bào chữa Hình phạt
Cá nhân

Hối lộ người khác

Hành vi này được thực hiện khi một người cung cấp hoặc hứa hẹn cung cấp các lợi thế về tài chính hoặc các lợi ích khác cho người khác với ý định khiến người đó thực hiện không đúng chức năng, nhiệm vụ của họ.

Bị cáo có thể chứng minh rằng hành vi của họ là cần thiết để thực hiện nhiệm vụ, công việc

Phạt 10 năm và không giới hạn tiền phạt

Nhận hối lộ từ người khác

Hành vi này được thực hiện trong trường hợp một người yêu cầu hoặc chấp nhận một cách không đúng về tài chính hoặc lợi thế khác, hoặc như một phần thưởng cho việc thực hiện không đúng chức năng hoặc hoạt động có liên quan

Hối lộ quan chức nước ngoài

Hành vi phạm tội này tương tự như hành vi hối lộ người khác, nhưng được thực hiện khi hối lộ được đưa cho một quan chức nước ngoài

Doanh nghiệp

Doanh nghiệp không ngăn chặn được việc hối lộ

Một tổ chức không ngăn chặn hành vi hối lộ được thực hiện bởi nhân viên, người đại diện hoặc công ty con của họ

Doanh nghiệp phải chứng minh họ đã thực hiện đủ 6 thủ tục Phạt tiền không giới hạn

6 thủ tục doanh nghiệp cần thực hiện để ngăn chặn việc hối lộ, bao gồm:

II. Các hoạt động phạm tội liên quan đến một công ty

Liên quan đến hoạt động và quản lý công ty, một công ty có tư cách pháp nhân có thể bị truy tố với nhiều loại tội danh khác nhau. Tuy nhiên, các tội danh này thường gắn liền với giám đốc hoặc quản lý công ty.

1. Các tội danh liên quan đến việc thanh lý công ty

Liên quan đến thanh lý công ty, các tội danh có thể có gồm:

Trong phạm vi bài này, chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn về 3 loại tội danh đầu tiên. Cụ thể:

Loại tội danh

Nội dung

Tiết lộ về khả năng thanh toán của công ty

Việc giám đốc tuyên bố về khả năng thanh toán mà không có căn cứ xác đáng là vi phạm hình sự có thể bị phạt tiền hoặc phạt tù

Kinh doanh

gian lận 

  • Chỉ những người đưa ra quyết định thực hiện hoạt động kinh doanh của công ty và giữ vai trò tích cực nào đó mới phải chịu trách nhiệm pháp lý.
  • Hoạt động kinh doanh có thể bao gồm một giao dịch duy nhất
  • Không chỉ liên quan đến việc lừa gạt các chủ nợ mà còn thực hiện kinh doanh với mục đích oại gian lận

Kinh doanh

sai luật 

  • Giám đốc đã biết hoặc lẽ ra phải biết rằng công ty khó có thể tránh được tình trạng mất khả năng thanh toán nhưng vẫn hoạt động kinh ty bình thường
  • Giám đốc đã không thực hiện các bước đầy đủ để giảm thiểu thiệt hại có thể xảy ra cho các chủ nợ.

2. Các loại tội danh khác

Đạo luật công ty và đạo luật gian lận cũng quy định một số tội danh khác. Cụ thể:

Đạo luật công ty

Đạo luật gian lận

  • Làm sai lệch hồ sơ công ty và sổ sách kế toán
  • Tiết lộ về các giao dịch
  • Không nộp báo cáo cho cơ quan có thẩm quyền
  • Đưa ra các thông tin sai sự thật
  • Trình bày không trung thực về thực tế hoặc luật pháp, nhằm mục đích kiếm lợi cho mình hoặc cho người khác
  • Không tiết lộ thông tin khi có nghĩa vụ pháp lý phải thực hiện
  • Lạm dụng chức vụ nhằm kiếm lợi cho mình hoặc cho người khác hoặc gây thiệt hại cho bên khác

III. Bài tập minh hoạ

To whom should a person who suspects another of money laundering report their suspicions to?

A. National Crime Agency
B. National Audit Office
C. Companies House
D. Financial Conduct Authority

Phân tích đề:

Đề bài đang hỏi một người nghi ngờ người khác rửa tiền nên báo cáo những nghi ngờ của họ cho ai?

Lời giải: A

Theo kiến thức đã học ở mục I.3, khi nghi ngờ về hành vi rửa tiền, người đó cần báo cáo cho cơ quan tội phạm quốc gia (NCA).

Author: Đạt Lê