Sự cần thiết của các quy định quốc tế về thương mại đã được một số tổ chức quốc tế thừa nhận theo nhiều cách khác nhau. Bài học này sẽ giới thiệu một số cơ quan thương mại quốc tế, các hành vi và sự kiện ngày càng làm tăng sự hợp tác quốc tế trong lĩnh vực luật pháp. Cuối cùng xem xét một số thể chế quốc tế tồn tại để phân xử các tranh chấp pháp lý quốc tế.
I. Thương mại quốc tế và luật thương mại quốc tế
Do mỗi quốc gia có một hệ thống luật khác nhau, ví dụ Anh, Mỹ chủ yếu sử dụng Common Law, Đức, Pháp sử dụng Civil Law từ đó đòi hỏi sự ra đời của một quy định áp dụng trên phạm vi quốc tế. Luật quốc tế là hệ thống luật điều chỉnh mối quan hệ qua lại giữa các quốc gia có chủ quyền và các quyền và nghĩa vụ của họ đối với nhau.
Có 2 bộ luật kinh tế là Công pháp quốc tế và Tư pháp quốc tế.
Tiêu chí |
Công pháp quốc tế (Public international law) |
Tư pháp quốc tế (Private international law) |
Đối tượng điều chỉnh | Hành vi của các quốc gia có chủ quyền và các tổ chức quốc tế và các mối quan hệ giữa chúng | Các chủ thể dân sự xảy ra xung đột pháp lý |
Chủ thể | Các quốc gia và tổ chức quốc tế | Cá nhân, tổ chức liên quan đến dân sự có yếu tố ngước ngoài |
Khách thể | Các quan hệ liên quan đến chính trị mang quyền lực nhà nước | Các quan hệ về dân sự, tài sản |
Cơ sở hình thành | Nguồn luật quốc tế | Nguồn luật quốc gia |
II. Xung đột pháp lý (conflict of law)
Mặc dù công pháp quốc tế điều chỉnh nhiều mối quan hệ nảy sinh giữa các quốc gia trong quan hệ hợp tác với nhau như chính tri, văn hóa, xã hội... Tuy nhiên, trong phạm vi bài hôm nay, chúng ta sẽ chỉ tìm hiểu ảnh hưởng của công pháp quốc tế đến hoạt động thương mại quốc tế giữa các quốc gia.
1. Các rào cản đối với tự do thương mại
Các rào cản đối với thương mại tự do tồn tại do chính phủ các quốc gia muốn bảo vệ thị trường trong nước khỏi sự cạnh tranh từ bên ngoài.
Chúng bao gồm 5 loại chủ yếu sau:
a. Thuế và nghĩa vụ thuế hải quan (Tariffs or customs duties)Thuế quan hay thuế hải quan là thuế đánh vào hàng hóa nhập khẩu.
Tác dụng của thuế quan là nâng giá hàng hóa nhập khẩu mà người tiêu dùng trong nước phải trả, trong khi giữ nguyên giá trả cho các nhà sản xuất nước ngoài hoặc thậm chí thấp hơn. Phần chênh lệch được chuyển cho khu vực chính phủ.
b. Hạn ngạch nhập khẩu (Import quotas)
Hạn ngạch nhập khẩu là việc hạn chế về số lượng sản phẩm được phép nhập khẩu vào một quốc gia.
Từ đó, nó tạo ra các ảnh hưởng sau:
- Cả nhà cung cấp trong nước và nước ngoài được hưởng giá cao hơn, trong khi người tiêu dùng trong nước mua hàng với số lượng ít hơn nhưng phải chịu giá cao hơn
- Các nhà sản xuất trong nước có thể cung cấp nhiều hàng hoá hơn
- Số lượng nhập khẩu ít hơn (về số lượng)
- Chính phủ không thu được lợi ích từ chính sách này
c. Cấm vận (Embargo)
Cấm vận là hành động chính phủ các quốc gia ban hành lệnh cấm nhập khẩu một hoặc nhiều loại hàng hóa từ một quốc gia khác.
Do đó, hạn ngạch đối với loại hàng hóa đó bằng không.
d. Trợ cấp xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu (Hidden export subsidies and import restrictions)
Đó là việc chính phủ các quốc gia sẽ đưa ra các khoản trợ cấp hoặc hỗ trợ cho hoạt động xuất khẩu và các biện pháp để hạn chế nhập khẩu.
Cụ thể:
- Đối với xuất khẩu: chính phủ thực hiện bảo lãnh tín dụng xuất khẩu như bảo hiểm chống lại các khoản nợ khó đòi khi bán hàng ở nước ngoài, trợ giúp tài chính như trợ cấp của chính phủ cho ngành công nghiệp máy bay hoặc đóng tàu.
- Đối với nhập khẩu: ban hành nhiều quy định và văn kiện phức tạp cho hoạt động nhập khẩu, hoặc các tiêu chuẩn an toàn đặc biệt đối với hàng hóa nhập khẩu.
Luật pháp khác nhau giữa các quốc gia, nó có thể có những hậu quả pháp lý khác nhau ở những nơi khác nhau trên thế giới.
Ví dụ:
Ở một quốc gia, một thỏa thuận ràng buộc về mặt pháp lý có thể được hình thành bởi hai người cùng lập thỏa thuận và bắt tay thực hiện. Nói cách khác, thỏa thuận có thể phải được cam kết bằng văn bản và có bằng chứng của các nhân chứng. Tuy nhiên ở một số quốc gia khác, có thể có trường hợp thỏa thuận không trở thành ràng buộc pháp lý trừ khi các điều kiện khác được đáp ứng.
2. Xung đột pháp lý
Xung đột pháp lý xảy ra khi các bên từ các quốc gia khác nhau giao dịch với nhau nhưng trong quá trình đó họ xảy ra xung đột. Do đó cần xác định luật quốc gia sẽ giải quyết cho sự xung đột đó.
Ví dụ:
Hai nhà mạng viễn thông MobiFone của Việt Nam và SK của Hàn Quốc ký hợp đồng dịch vụ chuyển vùng quốc tế với nhau. Trong quá trình thực hiện hợp đồng, đối soát số liệu hàng tháng giữa 2 bên bị chênh lệch và không tìm được nguyên nhân cụ thể. Bên nào cũng khẳng định số liệu bên mình là đúng và xung đột xảy ra tại đây. Khi đó, cần xác định luật nào của quốc gia nào để giải quyết tranh chấp này.
Khi các vấn đề xung đột phát sinh, cần có sự hợp tác giữa các bên để đảm bảo tìm ra các giải pháp. Họ có thể bàn bạc để đi đến các thỏa thuận với nhau và ban hành các công ước và hiệp ước (conventions and treaties) khác nhau điều chỉnh thông lệ quốc tế. Công ước Liên hợp quốc ràng buộc theo luật quốc tế đối với các quốc gia và các thực thể khác.
Tuy nhiên, các công ước chưa chắc đã giải quyết triệt để tất cả các vấn đề do xung đột pháp luật đưa ra. Liên hợp quốc cũng đã phát triển mô hình luật để các quốc gia tham khảo và có thể áp dụng thành luật quốc gia của mình. Nhờ vậy, luật quốc tế được thống nhất và giải quyết các vấn đề tồn tại.
III. Các tổ chức thương mại quốc tế
Thương mại quốc tế ngày càng đóng vai trò hết sức quan trọng đối với các quốc gia vì nó mở rộng khả năng sản xuất và tiêu dùng của một quốc gia. Xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế là một tất yếu, dẫn đến việc hình thành các tổ chức thương mại quốc tế. Các tổ chức này bao gồm:
1. Liên hợp quốc (The United Nations - UN)
UN là là một tổ chức liên chính phủ. Hầu hết mọi quốc gia độc lập trên thế giới đều là thành viên của Liên hợp quốc. UN bắt đầu hoạt động vào năm 1945 khi các thành viên phê chuẩn hiến chương liên hợp quốc. Mục đích của UN là:
- Duy trì hòa bình và an ninh
- Phát triển quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia
- Hợp tác giải quyết các vấn đề kinh tế, xã hội, văn hóa và nhân đạo
- Thúc đẩy sự tôn trọng nhân quyền và các quyền tự do quốc tế
2. Ủy ban Liên hiệp quốc về Luật Thương mại Quốc tế (UN Commission on International Trade Law - UNCITRAL)
UNCITRAL được thành lập năm 1966, là cơ quan pháp lý cốt lõi của Liên hiệp quốc trong lĩnh vực luật thương mại quốc tế. UNCITRAL được giao nhiệm thống nhất luật thương mại quốc tế bằng cách:
- Điều phối công việc của các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực này và khuyến khích sự hợp tác giữa các tổ chức
- Thúc đẩy sự tham gia rộng rãi hơn vào các công ước quốc tế hiện có và chấp nhận rộng rãi hơn các mô hình và luật thống nhất hiện hành
- Chuẩn bị hoặc thúc đẩy việc thông qua các công ước quốc tế mới, luật mẫu và luật thống nhất
- Thúc đẩy các cách thức và phương tiện đảm bảo việc giải thích và áp dụng thống nhất các công ước quốc tế và luật thống nhất trong lĩnh vực thương mại quốc tế
- Thu thập và phổ biến thông tin về pháp luật quốc gia và các phát triển pháp lý hiện đại, bao gồm cả án lệ, trong lĩnh vực luật thương mại quốc tế
- Thiết lập và duy trì mối quan hệ hợp tác chặt chẽ với Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển
- Duy trì liên lạc với các cơ quan khác của Liên hợp quốc và các cơ quan chuyên môn liên quan đến thương mại quốc tế.
3. Phòng thương mại quốc tế (International Chamber of Commerce - ICC)
ICC là tổ chức kinh doanh thế giới, được thành lập vào năm 1919 nhằm:
- Phục vụ hoạt động kinh doanh trên thế giới bằng cách thúc đẩy thương mại và đầu tư, mở cửa thị trường cho hàng hóa và dịch vụ và dòng vốn tự do
- ICC đại diện cho các chính phủ về các vấn đề liên quan đến thương mại quốc tế, phát triển các quy tắc thực hành để khuyến khích các doanh nghiệp hoạt động với sự can thiệp tối thiểu của chính phủ
- ICC hợp tác và tư vấn cho Liên hợp quốc và cung cấp các dịch vụ thiết thực cho các doanh nghiệp và tìm cách chống tội phạm thương mại.
4. Tổ chức Thương mại Thế giới (World Trade Organisation - WTO)
WTO là tổ chức quốc tế, được thành lập vào năm 1995, có tiền thân là Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (GATT).
Mục đích thành lập WTO là thông qua tự do hoá thương mại và một hệ thống pháp lý chung làm căn cứ để các thành viên hoạch định và thực hiện chính sách nhằm mở rộng sản xuất, thương mại hàng hoá và dịch vụ, nâng cao mức sống, tạo thêm việc làm cho nhân dân các nước thành viên.
WTO hoạt động dựa trên các nguyên tắc cơ bản sau:
- Không phân biệt đối xử và có đi có lại: xuất phát từ nguyên tắc bình đẳng quốc gia trong quan hệ quốc tế
- Mở rộng tự do hoá thương mại: đây là hệ quả tất yếu đối với xu thế vận động của nền kinh tế thế giới theo xu hướng toàn cầu hoá, nó đòi hỏi các quốc gia thành viên phải mở cửa thị trường trong nước cho các loại hàng hoá, dịch vụ và đầu tư nước ngoài
- Cạnh tranh công bằng: các quốc gia thành viên được tự do cạnh tranh trong điều kiện bình đẳng như nhau, nhằm thúc đẩy cạnh tranh tự do, công bằng, hạn chế các tác động của những biện pháp cạnh tranh không lành mạnh như các biện pháp trợ giá…
- Ưu đãi cho các nước phát triển: đối với các thành viên của mình, WTO đã có các quy định nhằm tạo thuận lợi hơn đối với các nước đang phát triển như giành thêm một số quyền và không phải thực hiện một số nghĩa vụ, đặc biệt là các chính sách về thuế.
Cơ cấu tổ chức của WTO như sau:
5. Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (Organisation for Economic Co-operation and Development - OECD)
OCED được thành lập năm 1961 với một nhóm các nước thành viên ở quốc gia ở Bắc Mỹ và Châu Âu nhưng đã mở rộng để bao gồm các quốc gia như Nhật Bản, Úc, Mexico và Hàn Quốc.
Mục đích của OCED là tạo ra một diễn đàn để thảo luận, phát triển và hoàn thiện các chính sách kinh tế và xã hội. Nó đã tạo ra cả những thỏa thuận ràng buộc pháp lý (ví dụ liên quan đến hối lộ) và cả những thỏa thuận không ràng buộc (chẳng hạn như hướng dẫn cho các doanh nghiệp đa quốc gia).
OECD ra quyết định theo nguyên tắc đồng thuận bao gồm một đại diện của mỗi nước thành viên và một đại diện của Ủy ban Châu Âu. Hội đồng OECD họp cấp Bộ trưởng mỗi năm một lần để thảo luận những vấn đề quan trọng và quyết định hoạt động ưu tiên của OECD.
6. Viện quốc tế thống nhất luật tư (International Institute for the Unification of Private Law - UNIDROIT)
UNIDROIT được thành lặp năm 1926, là một tổ chức liên chính phủ độc lập nghiên cứu nhu cầu và cách thức hiện đại hóa, hài hòa và điều phối luật quốc tế tư nhân, và đặc biệt là luật thương mại.
Mục tiêu cơ bản của UNIDROIT là chuẩn bị các quy tắc hiện đại, hài hòa và thống nhất của luật quốc tế tư nhân.
Hiện nay, do sự trì hoãn của các thành viên trong việc thực hiện các công ước, UNIDROIT đã yêu cầu các thành viên thực hiện theo các yêu cầu sau :
- Các luật mẫu (Model laws) cần được xem xét khi soạn thảo luật trong nước về chủ đề được đề cập
- Các nguyên tắc chung (General principles) được giải quyết trực tiếp cho các thẩm phán, trọng tài và các bên ký kết, những người sau đó được tự do quyết định có sử dụng chúng hay không
- Hướng dẫn pháp lý (Legal guides) thường là về các kỹ thuật kinh doanh mới, về các loại giao dịch mới hoặc về khuôn khổ tổ chức thị trường ở cả cấp độ trong nước và quốc tế.
IV. Bài tập minh hoạ
Câu 1: Barriers to free international trade are often a source of dispute between nations. Which type of barrier to free trade involves a total ban on imports from a particular country?A. Import quota
B. Embargo
C. Import restrictions
D. Tariff
Phân tích đề:
Đề bài đang hỏi về loại rào cản nào đối với thương mại tự do liên quan đến việc cấm hoàn toàn hàng nhập khẩu từ một quốc gia cụ thể?
Lời giải: B
Theo nội dung bài học phần II.1 ở trên, cấm vận là hành động một quốc gia ban hành lệnh cấm nhập khẩu một hoặc nhiều loại hàng hóa từ một quốc gia khác. Do đó, B là đáp án đúng.
A. Private international law
B. Public international law
C. Common international law
Phân tích đề:
Đề bài đang hỏi về loại luật nào bao gồm các quy tắc và nguyên tắc áp dụng chung cho các mối quan hệ của các quốc gia có chủ quyền và các tổ chức quốc tế?
Lời giải: B
Theo nội dung bài học, tư pháp quốc tế (đáp án A) là các luật liên quan đến các chủ thể dân sự xảy ra xung đột pháp lý. Công pháp quốc tế (đáp án B) là các quy tắc và nguyên tắc áp dụng chung cho các mối quan hệ của các quốc gia có chủ quyền và các tổ chức quốc tế còn thông luật (đáp án C) là luật áp dụng chủ yếu tại một số quốc gia Anh và Mỹ.
Do đó, B là đáp án đúng.
Author: Đạt Lê