[LW/F4] Law INT (Luật Quốc tế)

[ LW/F4: Tóm tắt kiến thức ] Lesson 3: Xét xử tại toà án và các phương thức giải quyết tranh chấp thay thế (Court-based adjudication and alternative dispute resolution mechanisms)

Thông thường, hầu hết các tranh chấp pháp lý, dưới bất kỳ hình thức nào, theo truyền thống đều được giải quyết tại tòa án. Tuy nhiên, trên thực tế, sẽ có những phương thức khác cũng có thể được sử dụng nhằm giải quyết tranh chấp. Trong bài học này chúng ta sẽ nghiên cứu về việc xét xử án tại toà cũng như một số phương thức giải quyết tranh chấp khác.

I. Xét xử dựa vào toà án ( Court-based adjudication)

1. Giới thiệu chung về xét xử dựa vào tòa án


Việc xét xử, giải quyết tranh chấp phụ thuộc vào hệ thống tòa án. Hầu hết các quốc gia đều có hệ thống tòa án, đặc biệt trong hệ thống thông luật, các tòa án có vai trò không chỉ trong việc giải quyết các tranh chấp mà còn tạo ra luật thông qua các tiền lệ pháp lý.

Hệ thống tòa án gồm 2 cấp:

  • Tòa án sơ thẩm (court of first instance): ltòa án nơi một vụ án được xét xử lần đầu tiên.
  • Tòa phúc thẩm (court of appeal): tòa cấp cao hơn, trong đó quyết định trước đó của tòa án cấp dưới có thể được xét xử lại do tranh chấp về một điểm của luật hoặc quan điểm thực tế trong một vụ án đã được quyết định

Tuy nhiên, tại mỗi quốc gia, hệ thống tòa án có thể khác nhau và phức tạp hơn để giải quyết luật dân sự và hình sự. Theo đó, số lượng các thẩm phán (judges) và sự tồn tại của bồi thẩm đoàn (jury) cũng sẽ khác nhau giữa các tòa án đó.

Xét ví dụ hệ thống toà án của Anh:

Dưới đây là mô hình tòa án ở Anh theo thứ tự cấp cao nhất đến thấp nhất:

2. Đánh giá việc xét xử tại toà án

Mặc dù việc xét xử án tại tòa được xem là tốn kém và mất khá nhiều thời gian, tuy nhiên đây được xem là giải pháp xử lý tranh chấp tốt hơn và có tính thực thi cao hơn. Cụ thể:

Ưu điểm Nhược điểm
  • Trình tự, thủ tục tố tụng chặt chẽ và đảm bảo hiệu lực thi hành của phán quyết tại tòa
  • Các phán quyết của tòa án có tính cưỡng chế cao, bắt buộc các chủ thể phải tuân theo
  • Chi phí cao hơn so với các cơ chế giải quyết tranh chấp khác
  • Thời gian kiện cáo có thể kéo dài, đặc biệt nếu xảy ra kháng cáo

3. Vai trò của toà án quốc tế trong thương mại

Khi xảy ra tranh chấp pháp lý giữa các chủ thể ở các quốc gia khác nhau cần phải có một tổ chức đứng gia giải quyết xung đột cũng như thực thi các hình phạt nhằm đảm bảo sự công bằng cho các bên.

Trong bài này, chúng ta sẽ xem xét 2 tổ chức toà án quốc tế tiêu biểu là Tòa án Công lý Châu ÂuToà án trọng tài quốc tế

a. Toà án công lý Châu Âu (European Court of Justice - ECJ)

ECJ được thành lập từ năm 1952 bởi các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU) . Đây được coi là toà án phúc thẩm cao nhất ở mỗi quốc gia thành viên của EU.

ECJ có một số nhiệm vụ sau:

  • Đảm bảo luật pháp được theo dõi sát sao khi giải thích và áp dụng các hiệp ước đã ký kết giữa các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu
  • Kiểm tra tính hợp pháp của các văn bản quy phạm pháp luật của các thể chế khác của Liên minh châu Âu
  • Giải thích các vấn đề liên quan đến luật pháp Liên minh châu Âu khi có yêu cầu của toà án của quốc gia thành viên
b. Toà án trọng tài quốc tế (International Court of Arbitration - ICA)

    ICA là một cơ quan do Phòng Thương mại Quốc tế (ICC) thành lập vào năm 1923. Nó bao gồm các thành viên từ các châu lục trên thế giới.

    ICA thành lập để giám sát tất cả các quá trình của trọng tài quốc tế như:

    • Chỉ định trọng tài
    • Phê duyệt phán quyết trọng tài
    • Ấn định phí trọng tài

    II. Các phương thức giải quyết tranh chấp khác (Alternative dispute resolution)

    Phương thức giải quyết tranh chấp khác là bất kỳ loại thủ tục nào hoặc kết hợp các thủ tục được sử dụng tự nguyện để giải quyết những tranh chấp, ngoài việc xét xử dựa trên tòa án.

    Thực tế hiện nay, có 3 phương thức để giải quyết tranh chấp khác:

    Tiêu chí

    Trọng tài

    (Abitration)

    Thương lượng (Mediation)

    Hoà giả

    (Concilation)

    Định nghĩa Trọng tài là phương thức giải quyết tranh chấp do các bên thỏa thuận thông qua trung gian là trọng tài viên (Abitrator) Thương lượng là phương thức giải quyết tranh chấp thông qua việc các bên tranh chấp cùng nhau bàn bạc, tự dàn xếp, tháo gỡ những bất đồng phát sinh để loại bỏ tranh chấp mà không cần có sự trợ giúp hay phán quyết của bất kì bên thứ ba nào Hoà giải là phương thức giải quyết tranh chấp do các bên thỏa thuận thông qua trung gian là hoà giải viên (conciliator)
    Ràng buộc pháp lý
    • Giá trị pháp lý bắt buộc
    • Vai trò của trọng tài là giải quyết tranh chấp phát sinh và phán quyết của trọng tài có sự áp đặt đối với các bên.
    Không có giá trị pháp lý ràng buộc
    • Không có giá trị pháp lý ràng buộc.
    • Vai trò của hòa giải viên chỉ mang tính chất trung gian, thuyết phục các bên chứ không có quyền áp đặt
    Khả năng thực thi phán quyết Phán quyết của trọng tài là phán quyết chung thẩm, có sự bắt buộc thi hành. Phụ thuộc vào sự tự nguyện của các bên Phụ thuộc vào sự tự nguyện của các bên. Tuy nhiên cao hơn thương lượng do có người làm hoà giải
    Ưu điểm
    • Linh hoạt, nhanh chóng, không mất nhiều thời gian.
    • Đảm bảo được bí mật kinh doanh và uy tín nghề nghiệp của các bên
    • Thuận tiện, nhanh chóng, đơn giản, linh hoạt, hiệu quả và ít tốn kém
    • Bảo vệ được uy tín của các bên và bí mật trong kinh doanh
    Cơ hội thành công cao hơn vì có người thứ 3 làm trung gian hòa giải cho các bên
    Nhược điểm Thời gian tranh chấp càng kéo dài chi phí càng tốn kém Kết quả giải quyết phụ thuộc vào thiện chí của các bên
    • Kết quả giải quyết phụ thuộc vào thiện chí của các bên
    • Uy tín bí mật kinh doanh vẫn bị ảnh hưởng,tốn kém chi phí cho hoà giải viên.

    III. Trọng tài Thương mại Quốc tế

    1. Luật mẫu của UNCITRAL về trọng tài Thương mại Quốc tế


    Ủy ban Liên hợp quốc về Luật Thương mại Quốc tế (UNCITRAL) đã thông qua Luật Mẫu của Liên hợp quốc về Trọng tài Thương mại Quốc tế (UN, 2008). Nó không phải là một Công ước, mà là một tập hợp các quy tắc được thông qua trong luật quốc gia để làm cho thông lệ quốc tế thống nhất.

    Luật mẫu đưa ra những ví dụ về giao dịch thương mại như: Cung cấp, trao đổi hàng hoá và dịch vụ, thoả thuận phân phối, đại diện thương mại…

    2. Thoả thuận trọng tài (Arbitration agreement)


    Thỏa thuận trọng tài là thỏa thuận của các bên về việc gửi ra trọng tài tất cả hoặc một số tranh chấp đã phát sinh hoặc có thể nảy sinh giữa họ đối với một quan hệ pháp luật xác định.

    Thỏa thuận trọng tài phải được xác lập dưới dạng văn bản theo 3 cách sau:

    • Nó được chứa trong một tài liệu cung cấp bằng chứng bằng văn bản về thỏa thuận giữa các bên
    • Nó được một bên nhắc đến trong các tài liệu liên quan đến tố tụng pháp lý và bên kia không phủ nhận sự tồn tại của nó
    • Hợp đồng bằng văn bản giữa các bên tham chiếu đến một tài liệu khác có chứa thỏa thuận trọng tài.

    3. Hội đồng trọng tài (Arbitral tribunal)


    Các bên có thể thỏa thuận về cách các trọng tài được chỉ định. Cụ thể:

    • Nếu các bên đã đồng ý có một trọng tài viên duy nhất, hai bên phải đồng ý về danh tính của người đó
    • Nếu các bên không thể đồng ý, họ sẽ cần chuyển vấn đề lên một tòa án hoặc hội đồng được chỉ định để họ quyết định danh tính của trọng tài
    • Nếu các bên không đồng ý về một trọng tài viên duy nhất, luật Mẫu quy định rằng phải có ba trọng tài viên như sau:
      • Mỗi bên được chọn 1 trọng tài
      • Trọng tài còn lại do hai trọng tài viên kia chọn

    Các yêu cầu đối trọng tài viên:

    • Trọng tài viên phải độc lập và có đủ năng lực
    • Họ nên thông báo bất kỳ sự kiện liên quan nào có thể khiến họ không độc lập hoặc không thiên vị.

    4. Thủ tục tố tụng trọng tài (Conduct of arbitral proceedings) 

    Các quy tắc chung sau đây áp dụng cho thủ tục tố tụng của ủy ban trọng tài:

    • Các bên sẽ được đối xử bình đẳng và mỗi bên sẽ có đầy đủ cơ hội để trình bày vụ việc của mình
    • Các bên có thể tự do thỏa thuận về thủ tục phải tuân theo, tùy thuộc vào các yêu cầu của Luật Mẫu
    • Nếu các bên không đồng ý về một thủ tục, hội đồng trọng tài sẽ tiến hành phân xử theo cách mà họ xem xét là phù hợp

    5. Thực thi phán quyết (Award enforcement)


    Hội đồng trọng tài có thể ra lệnh cho một trong hai bên thực hiện các biện pháp bảo vệ tạm thời (interim measures of protection) trong khi tiến hành thủ tục tố tụng trọng tài.

    Tiêu chuẩn về hình thức và nội dung của phán quyết trọng tài:

    • Bằng văn bản
    • Có chữ ký của các trọng tài viên (hoặc đa số trong số họ nếu có từ ba người trở lên)
    • Nêu lý do đằng sau phán quyết
    • Ghi ngày ra phán quyết và địa điểm phân xử
    • Được sao chép và những bản sao này được gửi cho mỗi bên

    Chú ý:

    Một bên có thể, với thông báo cho bên kia và yêu cầu trọng tài sửa chữa bất kỳ lỗi nào trong việc tính toán hoặc đánh máy, hoặc giải thích hoặc diễn giải một điểm trong thời gian 30 ngày kể từ khi nhận được phán quyết.

    Trong quá trình thực thi phán quyết có thể xảy ra một số trường hợp sau:

    a. Phán quyết bổ sung ( Additional Award)

    Một bên có thể yêu cầu hội đồng trọng tài đưa ra phán quyết bổ sung đã được đề cập trong quá trình tố tụng trong vòng 30 ngày từ khi nhận được phán quyết, nhưng không được đưa vào phán quyết cuối cùng.

    Trọng tài có thể đưa ra phán quyết bổ sung trong vòng 60 ngày, nếu xét thấy yêu cầu đó là chính đáng.

    b. Chống lại phán quyết (Recourse against arbitral award)

    Các bên có thể từ chối phán quyết của trọng tài nếu:

    • Một bên của thỏa thuận trọng tài không đủ năng lực thực hiện thoả thuận hoặc thỏa thuận không có hiệu lực theo luật mà các bên đã tuân theo
    • Một bên không được thông báo thích hợp về việc chỉ định trọng tài hoặc về thủ tục tố tụng hoặc bên đó không thể trình bày vụ việc của mình
    • Phán quyết giải quyết một vấn đề mà các bên không dự tính hoặc không nằm trong các điều khoản của thỏa thuận trọng tài
    • Thành phần của hội đồng trọng tài không phù hợp
    • Đối tượng của tranh chấp không có khả năng được giải quyết bằng trọng tài theo luật của Quốc gia
    • Phán quyết mâu thuẫn với chính sách công ở Quốc gia đó.
    c. Công nhận, thực thi các phán quyết của trọng tài

    Bất kể quốc gia nào một phán quyết trọng tài được đưa ra, nó sẽ được công nhận là có giá trị ràng buộc.

    Để thực thi một phán quyết, các bên phải cung cấp cho tòa án phán quyết ban đầu được đưa ra của toà án trọng tài hoặc bản sao có chứng thực. Nếu phán quyết không được thực hiện bằng ngôn ngữ chính thức của quốc gia đó họ phải cung cấp bản dịch được chứng nhận.

    IV. Bài tập minh hoạ


    Câu 1: Which of the following is an advantage of court-based adjudication over alternative dispute resolution?
    A. Bringing a case to court is cheaper than alternative methods
    B. A decision on the case is made quicker under court-based adjudication than under alternative methods
    C. In court-based adjudication, each party's case is put forward by a legally qualified advocate
    D. The waiting period before the case is heard is quicker under court-based adjudication

    Phân tích đề:

    Đề bài đang hỏi về đâu là ưu điểm của việc xét xử tại toà án so với các phương pháp giải quyết tranh chấp khác.

    Lời giải: C
    Trong xét xử dựa trên tòa án, mỗi bên được đại diện bởi một người bào chữa đủ điều kiện pháp lý. Các lựa chọn khác là lợi thế của các cơ chế giải quyết tranh chấp thay thế so với xét xử dựa trên tòa án.

    Câu 2: In the English civil law system, the Queen's Bench, Family and Chancery are divisions of which particular court?
    A. Court of Appeal
    B. Supreme Court
    C. High Court

    Phân tích đề:

    Đề bài đang hỏi là trong hệ thống toà án ở Anh the Queen's Bench, Family và Chancery là các bộ phận của Toà án cụ thể nào?

    Lời giải: C

    Theo nội dung bài học ở mục I về hệ thống tòa án ở Anh, các bộ phận trên thuộc về High Court. Do đó, C là đáp án chính xác.

    Author:  Đạt Lê