[LW/F4] Law INT (Luật Quốc tế)

[LW/F4: Tóm tắt kiến thức] Lesson 4: Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế (Contracts for the international sale of goods)

Chúng ta đều biết rằng khi phát sinh giao dịch giữa các chủ thể với nhau thì cần có sự thoả thuận giữa các bên và thường là dưới hình thức các hợp đồng mua bán hàng hoá. Hợp đồng mua bán hàng hóa xảy ra giữa 2 chủ thể ở các quốc gia khác nhau dẫn đến phát sinh các hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế. Trong bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về vấn đề này.

I. Hợp đồng mua bán quốc tế


Mua bán hàng hóa (contract of sale) là một thỏa thuận trong đó người bán chuyển giao hoặc đồng ý chuyển giao tài sản hàng hóa cho người mua để thu lại tiền, được gọi là giá cả.

Công ước Liên hợp quốc về Hợp đồng Mua bán Hàng hóa Quốc tế (United Nations Convention on Contracts for the International Sale of Goods - UNCISG) áp dụng cho các hợp đồng mua bán hàng hóa giữa người bán và người mua ở các nước khác nhau, có địa điểm kinh doanh ở các quốc gia khác nhau.

2 khả năng khác nhau khi thực hiện công ước:

  • Cả hai nước đều tuân theo công ước
  • Chỉ có một trong hai tuân theo công ước. Trong tình huống thứ hai này, cả hai bên đã đồng ý rằng hợp đồng phải tuân theo luật của quốc gia chấp nhận. Theo đó:
    • Công ước chỉ áp dụng cho việc hình thành các hợp đồng mua bán và các quyền và nghĩa vụ của người mua và người bán phát sinh từ các hợp đồng đó.
    • Công ước không áp dụng cho:
      • Việc bán hàng hóa cho mục đích cá nhân, gia đình hoặc hộ gia đình
      • Việc cung cấp dịch vụ hoặc các hợp đồng mà nghĩa vụ chính của một trong các bên là cung cấp lao động (hợp đồng lao động)
      • Các hợp đồng sản xuất trong đó người mua cung cấp phần quan trọng của nguyên vật liệu để chế tạo hoặc sản xuất

Lưu ý: Công ước đề cập đến địa điểm kinh doanh, không phải quốc tịch:

  • Nếu một trong hai bên của hợp đồng có nhiều địa điểm kinh doanh và các địa điểm kinh doanh này ở các trạng thái khác nhau, thì địa điểm kinh doanh có liên quan sẽ là địa điểm liên quan chặt chẽ nhất đến hợp đồng và việc thực hiện của nó.
  • Nếu một trong hai bên không có địa điểm kinh doanh thì địa điểm liên quan sẽ là nơi ở thường xuyên của bên đó.

II. Sự hình thành hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế

Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế được hình thành khi một đề nghị hợp lệ (Valid Offer) được chấp nhận một cách hợp lệ.

1. Hình thức hợp đồng


Công ước quốc tế quy định rằng một hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế không cần phải có hoặc được chứng minh bằng văn bản. Không có yêu cầu nào khác về hình thức và nó có thể được chứng minh bằng bất kỳ các thức nào, kể cả người làm chứng.

2. Lời đề nghị chào hàng (Offer)

Lời đề nghị chào hàng là một một đề nghị để ký kết một hợp đồng với một hoặc nhiều người, mà lời đề nghị này đủ cho thấy ý định của bên đề nghị bị ràng buộc bởi sự chấp nhận.

Một lời đề nghị được xác định rõ ràng khi nó cung cấp đầy đủ 2 thông tin sau:

Một đề nghị có hiệu lực khi nó đến tay người được chào hàng (offeree) thông qua 3 cách sau:

  • Lời đề nghị bằng miệng cho khách hàng
  • Gửi thư cho người được chào hàng
  • Chuyển trực tiếp cho người được chào hàng

Lời đề nghị có thể kết thúc bằng 3 cách sau:

  • Rút lại (withdrawn): là khi người chào hàng thông báo với người được chào hàng về ý định rút lại đề nghị trước khi người được chào hàng nhận được.
  • Thu hồi (revocation): có thể được thực hiện bất kỳ lúc nào trước khi người được chào hàng chấp nhận. Tuy nhiên, nếu một đề nghị được tuyên bố là không thể hủy ngang (irrevocable offer) thì người chào hàng không thể thực hiện thu hồi.
  • Từ chối (rejection): xảy ra khi người được chào hàng nói từ chối lời đề nghị.

3. Hoàn giá (Counter-offer)

    Hoàn giá (Counter-offer) là một đề nghị phản hồi lại đề nghị ban đầu. Khi một cá nhân đề nghị hoàn giá, điều đó có nghĩa là đề nghị ban đầu đã bị từ chối và được gợi ý bằng một đề nghị khác.

    Người phản hồi hoàn giá đưa ra 3 lựa chọn cho người đề nghị ban đầu:

    • Chấp nhận đề nghị hoàn giá của người phản hồi
    • Từ chối
    • Đưa ra đề nghị khác

    Các bên được phép đưa ra đề nghị hoàn giá nhiều lần trong quá trình đàm phán cho đến khi thoả thuận được thống nhất.

    Ví dụ:

    Bà X quyết định bán ngôi nhà của mình trên thị trường với giá 1.000.000 USD. Tuy nhiên, ông Y đến xem nhà và mặc cả còn 850.000 USD. Đây là một đề nghị hoàn giá của ông Y. Bà X tiếp tục đề nghị mức giá 910.000 USD, đây là đề nghị hoàn giá của bà X. Ông Y có 3 sự lựa chọn: phải chấp nhận, từ chối hoặc đưa ra đề nghị hoàn giá tương ứng và tiếp tục đàm phán lại.

    4. Sự chấp nhận ( Acceptance)

    Sự chấp nhận là một tuyên bố (statement) của bên được chào hàng, hoặc hành động (conduct) khác của bên được chào hàng cho thấy sự đồng ý với một lời đề nghị.

    Sự chấp thuận có hiệu lực khi nó đến được với người chào hàng trong thời gian hợp lý hoặc trong thời gian do hợp đồng ấn định. Thời gian này bắt đầu từ:

    • Khi lời đề nghị qua thư được chuyển đến
    • Từ ngày ghi trong thư có đề nghị hoặc trên phong bì
    • Khi lời đề nghị trong giao tiếp tức thời đến được với người được chào hàng

    Như vậy:

    • Sự im lặng hoặc không có hành động gì không thể là sự chấp nhận.
    • Một lời chấp nhận không thể có hiệu lực khi nó không được gửi đến người chào hàng.

    5. Sửa đổi hoặc chấm dứt hợp đồng (Modification or termination of the contract)

    Hợp đồng có thể được sửa đổi hoặc chấm dứt bất kỳ thời gian nào nếu 2 bên đạt được một thỏa thuận chung. Cụ thể:

    • Hợp đồng không phải bằng văn bản: có thể được sửa đổi hoặc chấm dứt chỉ bằng thỏa thuận của các bên.
    • Hợp đồng được lập thành văn bản: thì trong hợp đồng phải có một điều khoản cho phép sửa đổi hoặc chấm dứt hợp đồng bằng văn bản, nhưng bản thân điều khoản đó các bên không thể sửa đổi hoặc chấm dứt bởi các bên.

    III. Các điều khoản thương mại quốc tế của ICC ( ICC Incoterms)

    Các điều khoản thương mại quốc tế (International Commercial Terms - Incoterms) là một bộ các quy tắc thương mại quốc tế được công nhận và sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới do Phòng thương mại quốc tế ICC ban hành.

    Incoterms quy định những quy tắc có liên quan đến giá cả và trách nhiệm của các bên (bên bán và bên mua) trong một hoạt động thương mại quốc tế.

    Incoterms bao gồm 11 phương thức, được chia làm 2 nhóm sau: 

    1. Nhóm phương thức áp dụng cho mọi phương tiện vận tải (Terms relevant to any mode or modes of transport)

    Phương thức

    Trách nhiệm người bán

    Trách nhiệm người mua

    EXW 

    • Tối thiểu nghĩa vụ với người bán
    • Người bán chỉ chịu trách nhiệm làm cho hàng hóa ở trạng thái sẵn sàng để giao cho người mua tại nhà máy hoặc kho của người bán.
    • Tối đa nghĩa vụ với người mua
    • Người mua chịu trách nhiệm cho tất cả chi phí phát sinh sau khi nhận hàng từ người mua như bốc xếp, vận chuyển, thủ tục xuất khẩu...

    FCA 

    Có 2 trường hợp:

    • Địa điểm giao hàng thuộc sở hữu của người bán: người bán chịu trách nhiệm bốc xếp hàng lên xe
    • Địa điểm giao hàng không thuộc sở hữu người bán: người bán chịu trách nhiệm vận chuyển hàng đến địa điểm giao
    • Địa điểm giao hàng thuộc sở hữu của người bán: người mua chịu trách nhiệm tiếp theo sau khi hàng được xếp lên xe
    • Địa điểm giao hàng không thuộc sở hữu người bán: người mua phải tự bốc xếp hàng lên xe và các chi phí tiếp sau đó

    CPT

    Người bán chịu trách nhiệm vận chuyển hàng đến nơi được chỉ định nhưng không chịu rủi ro trong quá trình vận chuyển

    Người mua chịu trách nhiệm sau khi hàng hoá được giao

    CIP

    Giống CPT nhưng người bán phải mua thêm bảo hiểm cho hàng hóa

    Người mua chịu trách nhiệm sau khi hàng hoá được giao

    DAT 

     

    Người bán thuê tàu giao hàng đến địa điểm đã thỏa thuận (bãi container, cần cẩu, kho hàng...). 

    Người mua chịu trách nhiệm làm thủ tục nhập khẩu và các bước tiếp để đưa hàng về kho

    DAP 

    Giống DAT nhưng người mua chịu trách nhiệm hàng hóa hư hỏng trong quá trình bốc dỡ  Người mua chịu trách nhiệm làm thủ tục nhập khẩu và các bước tiếp để đưa hàng về kho

     

    DDP 

     

    • Tối đa nghĩa vụ của người bán
    • Người bán chịu trách nhiệm và chi phí vận chuyển hàng từ kho của mình đến kho người mua, làm thủ tục hải quan 2 đầu nước xuất khẩu và cả nước nhập khẩu.
    • Tối thiểu nghĩa vụ của người mua
    • Người mua chỉ có nghĩa vụ nhận hàng

    2. Nhóm phương thức áp dụng vận chuyển bằng đường biển hoặc đường thủy nội địa (Terms relevant to maritime transport only)


    Phương thức

    Nghĩa vụ người bán

    Nghĩa vụ người mua

     

    FAS 

     

    Người bán không giao hàng tại  xưởng hoặc điểm trung chuyển mà phải thuê phương tiện vận chuyển để đưa hàng xếp dọc mạn tàu cảng đi (cảng xuất khẩu) 

    • Người mua chịu trách nhiệm từ khi người bán giao hàng tại mạn tàu
    • Không nên dùng phương thức này nếu người mua không có khả năng làm thủ tục xuất khẩu.

    FOB 

    Người bán chịu trách nhiệm và chi phí giao hàng đến cảng, làm thủ tục hải quan xuất khẩu

    Sau khi hàng xếp xong lên tàu, người mua chịu phí thuê tàu và mọi rủi ro, chi phí từ đó về sau

    CFR 

    Giống FOB nhưng chịu thêm trách nhiệm rủi ro trong khi hàng nằm trên tàu

    Giống FOB, mặc dù người mua chịu trách nhiệm thuê tàu nhưng không chịu rủi ro trong quá trình hàng nằm trên tàu

    CIF 

    - Người bán phải chịu chi phí bảo hiểm và cước phí thuê tàu cho hàng hoá.

    Người mua chỉ việc nhận hàng tại cảng, làm thủ tục và chịu thuế nhập khẩu

    IV. Bài tập minh hoạ

    Câu 1: Under which of the following ICC Incoterms does the seller have the minimum obligations with respect to delivery?

    A. FCA
    B. CPT
    C. EXW  
    D. DDP

    Phân tích đề:

    Đề bài đang hỏi Theo ICC Incoterms nào sau đây, người bán có nghĩa vụ tối thiểu đối với việc giao hàng?

    Lời giải: C
    Theo nội dung bài học ở trên, EXW có nghĩa là xuất xưởng. Người bán chỉ cần chuẩn bị sẵn hàng hóa để người mua đến lấy tại địa điểm kinh doanh của họ.

    Câu 2: Which of the following replies to an offer made under the UN Convention on Contracts for the International Sale of Goods would NOT be classified as a counter-offer?
    A. A reply that seeks to change to the place of delivery
    B. A reply that seeks to change the quantity of the goods supplied
    C. A reply that seeks to change the price of the goods from an out-of-date price to an up-to-date price
    D. A reply that seeks to change how disputes under the contract are to be settled

    Phân tích đề:

    Đề bài đang hỏi ý nào sau đây không được phân loại là một hoàn giá theo Công ước của Liên hợp quốc về Hợp đồng Mua bán Hàng hóa Quốc tế?

    A. Yêu cầu thay đổi nơi giao hàng

    B. Yêu cầu thay đổi số lượng hàng hóa được cung cấp

    C. Yêu cầu để cập nhật giá mới cho phù hợp

    D. Yêu cầu thay đổi cách giải quyết tranh chấp khi thanh toán hợp đồng

    Lời giải: C

    Theo nội dung bài học ở trên, việc cập nhật giá từ giá cũ sang giá mới là một thay đổi nhỏ sẽ không được phân loại là hoàn giá.

    Author: Đạt Lê