[LW/F4] Law INT (Luật Quốc tế)

[LW/F4: Tóm tắt kiến thức] Lesson 5 : Nghĩa vụ và rủi ro trong hợp đồng mua bán quốc tế (Obligations and risk in contracts for international sales)

Trong bài này, chúng ta xem xét nghĩa vụ của các bên trong một hợp đồng mua bán quốc tế và các biện pháp khắc phục khi một hoặc cả 2 bên phá vỡ hợp đồng. Chúng ta cũng xem xét các điều khoản phổ biến liên quan đến lãi suất, miễn trừ, bảo quản hàng hóa và một số quy tắc liên quan đến rủi ro 2 bên trong hợp đồng mua bán quốc tế.

I. Nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán quốc tế

Hợp đồng mua bán hàng hóa quy định rõ quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan. Cụ thể:

II. Biện pháp giải quyết hành vi vi phạm hợp đồng

1. Vi phạm hợp đồng (breach of contract)

Vi phạm hợp đồng là việc một bên không thực hiện nghĩa vụ của mình theo hợp đồng.

Vi phạm hợp đồng được chia làm 2 loại sau: 

Tiêu chí

Vi phạm dự kiến

(Anticipatory breach)

Vi phạm căn bản

(Fundamental breach)

Điều kiện xảy ra Một bên thấy rằng bên kia không thực hiện đáng kể một phần nghĩa vụ. Vi phạm của một bên phải gây thiệt hại cho bên kia, làm mất đi đáng kể những gì họ có quyền mong đợi theo hợp đồng
Cách giải quyết vi phạm Tạm ngưng hợp đồng Chấm dứt hợp đồng
Sự thực hiện
  •  Bên bị ảnh hưởng phải thông báo cho bên vi phạm về hành động của mình
  • Bên tạm ngừng không được tạm ngừng thực hiện mà phải tiếp tục nếu bên kia bảo đảm đầy đủ rằng họ sẽ thực hiện hợp đồng
Nếu thời gian cho phép, bên bị ảnh hưởng phải đưa ra thông báo hợp lý về việc tránh hợp đồng để cho bên kia có thời gian đảm bảo việc thực hiện. 

2. Biện pháp giải quyết (Remedy)

Cả người bán và người mua đều có những biện pháp khác nhau nhằm giải quyết vấn đề vi phạm hợp đồng của bên còn lại.

a. Bồi thường thiệt hại ( Seek damages)

Bên bị hại do sự vi phạm hợp đồng của bên kia luôn có quyền yêu cầu bồi thường. Tiền bồi thường là một khoản tiền tương đương với tổn thất mà bên bị hại phải gánh chịu do vi phạm của bên kia.

Số tiền bồi thường không thể lớn hơn tổn thất được thấy trước tại thời điểm hợp đồng được hình thành.

Tuy nhiên, người bị hại phải thực hiện các biện pháp hợp lý (reasonable measures) để giảm thiểu thiệt hại do bị vi phạm hợp đồng ví dụ như:

  • Bán hàng hóa bị người mua từ chối cho bên thứ ba
  • Mua hàng hóa thay thế từ bên thứ ba khi người bán không giao hàng được

b. Miễn trừ trách nhiệm (Exemptions)

Một bên tham gia hợp đồng quốc tế không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do không thực hiện bất kỳ nghĩa vụ nào của mình nếu họ chứng minh được rằng việc vi phạm là do những trở ngại bất ngờ ngoài tầm kiểm soát (unexpected impediments). Tuy nhiên, họ phải chứng minh được rằng họ đã cố gắng tránh, khắc phục trở ngại cũng như cũng hậu quả của nó.

III. Rủi ro trong hợp đồng mua bán hàng hoá

1. Rủi ro với các loại hợp đồng

Với từng loại hợp đồng, thời điểm chuyển giao rủi ro cho từng bên lại khác nhau. Cụ thể:

Tiêu chí Hợp đồng bao gồm vận chuyển (Contract including carriage) Hợp đồng bán hàng quá cảnh (Contracts for goods sold in transit) Hợp đồng không bao gồm vận chuyển (Contracts not including carriage)
Thời điểm chuyển giao rủi ro cho người mua Khi hàng hóa được chuyển cho người vận chuyển tại địa điểm quy định trong hợp đồng Kể từ thời điểm hợp đồng được giao kết  Khi người mua tiếp quản hàng hóa tại địa điểm kinh doanh của người bán, hoặc tại địa điểm đặt hàng hóa được theo ý của người mua
Chú ý khác Nếu hợp đồng không quy định địa điểm mà rủi ro chuyển cho người mua, thì rủi ro sẽ chuyển khi hàng hóa được chuyển cho người vận chuyển đầu tiên để chuyển cho người mua. Nếu tại thời điểm giao kết hợp đồng, người bán biết hoặc lẽ ra phải biết hàng hóa bị mất mát, hư hỏng mà không báo cho người mua biết thì người bán chịu rủi ro. Nếu người mua bị ràng buộc phải nhận hàng hóa tại một địa điểm không phải là địa điểm kinh doanh của người bán, rủi ro sẽ chuyển sang người mua khi đến hạn giao hàng và người mua biết rằng hàng hóa đã được đặt tại nơi họ yêu cầu.

2. Rủi ro và sự không phù hợp của hàng hoá

Nếu hàng hoá không phù hợp với tiêu chuẩn chất lượng, số lượng và mô tả yêu cầu và điều này không được phát hiện cho đến khi rủi ro đã chuyển cho người mua, thì người bán vẫn phải chịu trách nhiệm về sự không phù hợp này do vi phạm nghĩa vụ của họ.

IV. Bài tập minh hoạ

Câu 1: On contracts for the International Sale of Goods, where a buyer is late in paying for the goods, which of the following remedies is the seller entitled to?
A. Interest only
B. Damages only
C. Interest and damages 

Phân tích đề:

Đề bài đang hỏi người mua chậm thanh toán tiền hàng thì người bán có quyền áp dụng biện pháp xử lý nào?

Lời giải: C
Như đã trao đổi tại mục II.2 trên về các biện pháp giải quyết khi có vi phạm hợp đồng, trường hợp người mua chậm thanh toán tiền hàng theo hợp đồng thì người bán có thể yêu cầu trả lãi đối với số tiền quá hạn theo tỷ lệ luật định và có thể yêu cầu bồi thường.

Câu 2: Where a contract includes carriage but does not state where risk passes, at which point does the risk to the goods pass from seller to buyer?
A.When the goods are passed to the first carrier for delivery to the buyer
B. When the goods enter the buyer’s country of import
C. When the buyer receives the goods
D. When the goods leave the seller's country of export 

Phân tích đề:

Đề bài đang hỏi là trong hợp đồng bao gồm việc vận chuyển nhưng không nêu rõ rủi ro đi sẽ chuyển tại đâu, thì rủi ro đối với hàng hóa sẽ chuyển từ người bán sang người mua tại thời điểm nào ?

Lời giải: A

Như đã trao đổi tại mục III.1 về thời điểm chuyển giao rủi ro cho người mua, trong những trường hợp này, rủi ro sẽ được chuyển khi hàng hóa được giao cho người vận chuyển đầu tiên để chuyển cho người mua.

Author: Đạt Lê