[MA/F2] Management Accounting (Kế toán Quản trị)

[MA/F2: Tóm tắt kiến thức] Lesson 18: Chi phí tiêu chuẩn (Standard Costing)

1. Chi phí tiêu chuẩn và mục đích của chi phí tiêu chuẩn

a. Khái niệm và mục đích

Chi phí tiêu chuẩn (hay chi phí định mức) là chi phí được ước lượng sẵn để sản xuất ra một sản phẩm hoặc dịch vụ.

Dựa vào chi phí tiêu chuẩn, kế toán quản trị viên có thể lập dự toán, kiểm soát và đánh giá chi phí trong quá trình sản xuất của đơn vị.

b. Thẻ chi phí tiêu chuẩn (Standard cost card)

Thẻ chi phí tiêu chuẩn là bảng thể hiện chi tiết của chi phí tiêu chuẩn cho mỗi sản phẩm.

Thẻ chi phí tiêu chuẩn của một sản phẩm

(W): Overhead absorption rate = $250,000 : (5,000 x 8) = $6.25 per skilled labor hour

c. Quy trình kiểm soát chi phí sử dụng chi phí tiêu chuẩn

Nói đến chi phí tiêu chuẩn, chúng ta cũng sẽ nhắc đến 2 khái niệm là chi phí thực tế và biến động chi phí:

  • Chi phí thực tế (Actual cost) là chi phí thực tế phát sinh trong quá trình sản xuất
  • Biến động chi phí (Cost variance) là mức chênh lệch giữa chi phí thực tế và chi phí tiêu chuẩn.

Nhân viên kế toán quản trị sẽ thường xuyên thu thập thông tin để tính toán ra chi phí thực tế trong quá trình sản xuất. Từ đó tính toán ra biến động của chi phí, từ đó kiểm soát chi phí được sử dụng.

Sơ đồ kiểm soát chi phí dựa vào chi phí tiêu chuẩn

2. Thiết lập tiêu chuẩn 

a. Phân loại các tiêu chuẩn

Có 4 loại tiêu chuẩn cho chi phí: 

  • Tiêu chuẩn lý tưởng (Ideal standards)
  • Tiêu chuẩn có thể đạt được (Attainable standards)
  • Tiêu chuẩn ngắn hạn (Current standards)
  • Tiêu chuẩn cơ bản (Basic standards)

Ideal standards

Tiêu chuẩn này được lập trên giả thuyết hoạt động lý tưởng: không lãng phí, không hao hụt, không thời gian rảnh rỗi,… 

Tiêu chuẩn này được sử dụng để đánh dấu các khu vực mà sự kiểm soát sát sao có thể mang lại một sự tiết kiệm lớn.

Tiêu chuẩn lý tưởng có tác động tiêu cực đó là nhân viên cảm thấy mục tiêu không thể nào đạt được và không muốn làm việc chăm chỉ.

Attainable standards

Tiêu chuẩn này được lập trên giả thuyết hoạt động hiệu quả: máy móc được vận hành hợp lý, NVL được sử dụng phù hợp, có các khoản dự phòng cho lãng phí, hỏng hóc…

Tiêu chuẩn này nếu được thiết lập hợp lý sẽ mang lại sự khuyến khích làm việc cho nhân viên. Vì nếu nhân viên chăm chỉ, cố gắng thì sẽ đạt được mục tiêu đề ra.

Tiêu chuẩn này thường được sử dụng nhiều nhất trong thực tế.

Current standards

Tiêu chuẩn này dựa trên tình trạng hoạt động hiện tại của doanh nghiệp.

Tiêu chuẩn này không tạo nên sự khuyến khích làm việc cho nhân viên để cải thiện hoạt động hiện tại.

Basic standards

Tiêu chuẩn này là một tiêu chuẩn dài hạn, giữ nguyên trong một thời kỳ. 

Tiêu chuẩn này được sử dụng để thể hiện xu hướng qua các thời kỳ của các khoản mục như giá NVL, giá lao động, hiệu quả làm việc. Ngoài ra, nó cũng được sử dụng để thể hiện tác động của các thay đổi trong phương pháp qua các thời kỳ.

Đây là tiêu chuẩn được sử dụng ít nhất trong các loại tiêu chuẩn.

b. Chi phí tiêu chuẩn trên mỗi đơn vị sản phẩm

Để lập dự toán, chúng ta cần ước tính được mỗi sản phẩm/dịch vụ tạo ra sẽ cần bao nhiêu chi phí.

Chi phí tiêu chuẩn sẽ được lập trên phương pháp tính phí cận biên (marginal costing) và phương pháp phân bổ chi phí (absorption costing).

Chi phí tiêu chuẩn mang lại một phương pháp kế toán đơn giản vì chỉ cần thực hiện các ghi chép đơn giản.

Khi ước tính được chi phí tiêu chuẩn, chi phí tiêu chuẩn sẽ được ghi lại trên Thẻ chi phí tiêu chuẩn.

3. Bài tập minh hoạ

Công ty K sản xuất sản phẩm X. Thông tin về sản phẩm như sau:

Sản lượng dự toán trong năm: 900 sản phẩm

Chi phí tiêu chuẩn trên một đơn vị sản phẩm:

  • NVL trực tiếp: 40 m2 với giá $5.30/m2
  • Nhân công trực tiếp: 
    • Bộ phận lắp ráp: 24 giờ với giá $5/h
    • Bộ phận hoàn thiện: 15 giờ với giá $4.8/h

    Chi phí dự toán và số giờ làm việc dự toán trong năm như sau:

     

    $

    Giờ

    Chi phí chung biến đổi của sản phẩm X:

    • Bộ phận lắp ráp
    45,000 30,000
    • Bộ phận hoàn thiện
    25,000 25,000

    Chi phí chung cố định phân bổ cho sản phẩm X:

    • Sản xuất
    36,000  
    • Bán hàng, phân phối và quản lý doanh nghiệp
    27,000  

    Biết chi phí chung biến đổi được phân bổ dựa trên số giờ làm việc, chi phí chung cố định được phân bổ trên số sản phẩm.

    Yêu cầu: Lập thẻ chi phí tiêu chuẩn cho một sản phẩm X với các chi phí sau đây: 

    • Chi phí ban đầu (Prime cost)
    • Chi phí biên (Marginal cost)
    • Tổng chi phí phân bổ (Total absorption cost)
    • Tổng chi phí tiêu chuẩn (Total standard cost)

     

    Giải:

    Thẻ chi phí tiêu chuẩn của sản phẩm X: 

     

    $

    NVL trực tiếp (40*$5.30)

    212

    Nhân công trực tiếp:

    • Bộ phận lắp ráp (24h*$5)
    • Bộ phận hoàn thiện (15h*4.80)

    120

    72

    ____

    (1) Chi phí ban đầu

    Chi phí chung biến đổi:

    • Bộ phận lắp ráp ($45,000/30,000*24h)
    • Bộ phận hoàn thiện ($25,000/25,000*15h)

    404


    36

    15

    ____

    (2) Chi phí biên

    Chi phí chung biến đổi ($36,000/900)

    455

    40

    ____

    (3) Tổng chi phí phân bổ

    Chi phí chung không cho sản xuất ($27,000/900)

    495

    30

    ____

    (4) Tổng chi phí tiêu chuẩn

    525

     

    Author: Quang Khanh

    Reviewed by: Duy Anh Nguyen