[MA/F2] Management Accounting (Kế toán Quản trị)

[MA/F2: Tóm tắt kiến thức] Lesson 22: Kiểm soát chi phí và cắt giảm chi phí (Cost control and cost reduction)

I. Mục tiêu

  1. Khái quát về hoạt động kiểm soát chi phí và cắt giảm chi phí
  2. Những hiểu biết cơ bản về hoạt động cắt giảm chi phí trong doanh nghiệp

II. Nội dung

1. Tổng quan: Kiểm soát chi phí và cắt giảm chi phí (Overview about cost control and cost reduction)

Những nội dung cơ bản cần lưu ý giữa hoạt động kiểm soát chi phí (Cost control) và hoạt động cắt giảm chi phí (Cost reduction) được khái quát như sau:

2. Cắt giảm chi phí (Cost reduction)

2.1. Tổng quan (Overview)

Thứ nhất, về việc lên kế hoạch cắt giảm chi phí, có 2 xu hướng cơ bản. Cụ thể như sau:

  • Một là, lập các kế hoạch để cắt giảm mức chi tiêu
  • Hai là, lập các kế hoạch để giảm thiểu các chi phí

Thứ hai, việc cắt giảm chi phí tại các doanh nghiệp khi tiến hành vẫn có một số khó khăn nhất định. Các khó khăn đó có thể phát sinh do nhân viên chưa nghiêm túc thực hiện cắt giảm chi phí; chi phí giảm ở một trung tâm chi phí nhưng lại phát sinh tăng ở trung tâm chi phí khác,…

Thứ ba, các hoạt động cắt giảm chi phí cần phải đảm bảo một số yêu cầu chung nhất định. Các hoạt động cần thực hiện đồng bộ trên phạm vi toàn doanh nghiệp trên các lĩnh vực hoạt động & cần đảm bảo được các mục tiêu dài hạn (long-term aim) cũng như mục đích ngắn hạn (short-term objectives).

2.2. Phương pháp cắt giảm chi phí (Methods of cost reduction)

Nhìn chung, có ba phương pháp cắt giảm chi phí chính thường được áp dụng đó là: 

- Cải thiện hiệu quả hoạt động

- Cắt giảm chi phí nguyên vật liệu

- Cắt giảm chi phí nhân công

a. Cải thiện hiệu quả hoạt động (Improving efficiency)

b. Cắt giảm chi phí nguyên vật liệu (Reducing material costs)

Chi phí nguyên vật liệu có thể được cắt giảm bằng những hoạt động như: Mua hàng hóa đầu vào với giá rẻ, cải thiện chất lượng kho hàng và giảm chi phí bảo quản hàng hóa, sử dụng các nguyên vật liệu thay thế…

c. Cắt giảm chi phí nhân công (Reducing labor costs)

Chi phí nhân công có thể được cắt giảm qua việc nghiên cứu về công việc. Cụ thể:

2.3. Phân tích giá trị trong cắt giảm chi phí (Value analysis)

Phân tích giá trị là một xu hướng cắt giảm chi phí có kế hoạch và khoa học, được thực hiện qua việc phân tích các cấu phần nguyên vật liệu trong sản phẩm và phân tích thiết kế sản phẩm. Qua đó, các điều chỉnh và cải thiện trong việc cắt giảm chi phí có thể được thực hiện mà không làm giảm giá trị sử dụng của sản phẩm với khách hàng.

a. Một số khía cạnh cần cân nhắc khi phân tích giá trị:

  • Giá trị của chi phí (Cost value): Chi phí để sản xuất và bán một sản phẩm
  • Giá trị trao đổi (Exchange value): Giá trị thị trường của sản phẩm hoặc dịch vụ
  • Giá trị sử dụng (Use value): Công dụng mà sản phẩm hướng tới
  • Giá trị thương hiệu (Esteem value): Uy tín của dòng sản phẩm đối với khách hàng

b. Phạm vi phân tích giá trị 

 

Author: Linh Tran

Reviewed by: Duy Anh Nguyen