[MA/F2] Management Accounting (Kế toán Quản trị)

[MA/F2: Tóm tắt kiến thức] Lesson 23: Áp dụng các phương thức đo lường hiệu quả hoạt động (Application of performance measurement)

I. Mục tiêu

  1. Hoạt động đo lường hiệu quả hoạt động trong các loại hình doanh nghiệp (Performance measurement in different environments)
  2. Quản lý hoạt động đo lường hiệu quả hoạt động (Management of performance measurement)

II. Nội dung

1. Đo lường hiệu quả hoạt động trong các loại hình doanh nghiệp (Performance measurement in different environments)

1.1. Đo lường hiệu quả hoạt động trong các doanh nghiệp sản xuất (Performance measurement for manufacturing businesses)

Khi đánh giá hoạt động đo lường hiệu quả hoạt động trong các doanh nghiệp sản xuất cần lưu ý một số nội dung chính sau:

  • Các yếu tố đo lường hiệu quả hoạt động 
  • Phương pháp đo lường
  • Phương thức đo lường phi tài chính đối với hoạt động sản xuất

a. Các yếu tố đo lường hiệu quả hoạt động (Components of performance measurement)

b. Phương pháp đo lường (Measure method)

Phương pháp đo lường hiệu quả hoạt động là: phương pháp thời gian tiêu chuẩn (Standard hours). Mức thời gian tiêu chuẩn là căn cứ thể hiện lượng công việc đã được hoàn thành tại mức hiệu quả lao động tiêu chuẩn.

Chỉ số thời gian tiêu chuẩn được sử dụng là căn cứ để đo lường công suất, hoạt động và hiệu quả của các công việc. Cụ thể được thể hiện qua các chỉ số như sau:

Ví dụ

Công ty Nico trong quý 1 năm 20X5 có các thông tin như sau, hãy thực hiện tính toán các chỉ số năng suất (capacity ratio), chỉ số hoạt động (activity ratio) và chỉ số hiệu quả (efficiency ratio):

Thời gian dự toán (Budgeted hours)

1100 standard hours

Thời gian sản xuất tiêu chuẩn (Standard hours produced)

1125 standard hours

Thời gian làm việc thực tế (Actual hours worked)

1200 hours

Trả lời:

c. Phương thức đo lường phi tài chính đối với hoạt động sản xuất
  • Chi phí: Đo lường dựa trên sự biến đổi của chi phí theo mức độ hoạt động
  • Thời gian: Đo lường hoạt động trong thời kỳ khó khăn/hoặc thời kỳ tạm ngừng hoạt động
  • Chất lượng: Đánh giá các nhân tố hạn chế hiệu quả hoạt động
  • Tính đổi mới: Sự linh hoạt, thích ứng của sản phẩm mới

1.2. Đo lường hiệu quả hoạt động cho hệ thống chi phí theo công việc (Performance measure for contract)

Trong trường hợp tính toán chi phí theo công việc, mỗi công việc sẽ có các đặc điểm và tính đặc thù riêng. Khi đó, các sản phẩm sẽ được sản xuất theo những yêu cầu cụ thể của các khách hàng và có những phương pháp đo lường hiệu quả riêng.

1.3. Đo lường hiệu quả hoạt động trong các doanh nghiệp dịch vụ (Performance measurement for service business)

Khi đánh giá hiệu quả hoạt động trong các doanh nghiệp dịch vụ, cần cân nhắc đánh giá các khía cạnh sau:

2. Quản lý hoạt động đo lường hiệu quả (Management of performance measure)

Quản lý hoạt động đo lường hiệu quả phải đảm bảo rằng: các phương thức đo lường khách quan, có sự đánh giá của chuyên gia bên ngoài, đánh giá phải mang tính cải thiện, đo lường bằng hoạt động kế toán.

Các trung tâm trách nhiệm sẽ chịu trách nhiệm đo lường hiệu quả các hoạt động. Mỗi trung tâm trách nhiệm chuyên biệt sẽ chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động riêng. Cụ thể:

Các hoạt động thường xuyên được đánh giá, so sánh đối với các thước đo tiêu chuẩn (benchmark), để từ đó các hoạt động có thể được cải thiện. Các loại thước đo tiêu chuẩn bao gồm: thước đo nội bộ, thước đo chức năng, thước đo cạnh tranh, thước đo chiến lược.

 

Author: Linh Tran

Reviewed by: Duy Anh Nguyen