[Macroeconomics] Tổng quan về kinh tế vĩ mô

[Macroeconomics] Lạm phát, chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ

Tóm tắt các kiến thức quan trọng về lạm phát, chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ trong môn Macroeconomics thuộc chương trình CFA Institute Investment Foundation.

Nếu bạn cần thêm thông tin, đừng quên liên hệ với chúng tôi:

Bộ phận trải nghiệm học viên tại SAPP
Hotline: (+84) 971 354 969
Email: support@sapp.edu.vn
Link yêu cầu về dịch vụ: https://page.sapp.edu.vn/phieu-yeu-cau-dich-vu-cx

I. Tổng quan

  • Định nghĩa, phương pháp đo lường, tác động của lạm phát
  • Chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ

Xem thêm slides môn học tại đây

II. Lạm phát

1. Định nghĩa

Lạm phát là sự suy giảm sức mua của một loại tiền nhất định theo thời gian. Mức giá tăng lên, có nghĩa là một đơn vị tiền tệ có thể mua được ít hơn so với những thời kỳ trước, do đó lạm phát phản ánh sự suy giảm sức mua trên một đơn vị tiền tệ.

Lạm phát có 3 mức độ:

  • Lạm phát tự nhiên: 0 – dưới 10%
  • Lạm phát phi mã: 10% đến dưới 1000%
  • Siêu lạm phát: trên 1000%

Ví dụ của lạm phát :

Một trong những ví dụ đơn giản nhất về lạm phát trong thực tế có thể được nhìn thấy trong giá sữa. Vào năm 1913, một gallon sữa có giá khoảng 36 cent/gallon. Một trăm năm sau, vào năm 2013, một gallon sữa có giá 3,53 đô la - cao hơn gần mười lần.

Sự gia tăng này không phải do sữa trở nên khan hiếm hơn, hay chi phí sản xuất tăng lên. Thay vào đó, mức giá này phản ánh sự giảm dần giá trị của tiền do lạm phát.

2. Phương pháp đo lường lạm phát

Có nhiều thước đo lạm phát khác nhau dựa trên các loại chỉ số giá khác nhau. Chỉ số giá là các chỉ số theo dõi mức giá của một sản phẩm hoặc dịch vụ hoặc một rổ sản phẩm và dịch vụ (thường được gọi là rổ hàng hóa) theo thời gian. Lạm phát thường được đo bằng tỷ lệ phần trăm thay đổi trong một chỉ số từ thời kỳ này sang thời kỳ khác.

a. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI)

Chỉ số giá tiêu dùng được sử dụng để đo lường sự thay đổi về giá của một giỏ hàng hóa mà người tiêu dùng hoặc hộ gia đình thường mua theo thời gian. Chỉ số giá tiêu dùng CPI phản ánh mức tiêu dùng, sức mua của một nền kinh tế và được tính theo tỷ lệ phần trăm.

b. Chỉ số giá sản xuất (PPI)

PPI đo giá bán trung bình của các sản phẩm trong nền kinh tế. Chúng rộng hơn CPI ở chỗ bao gồm giá của các sản phẩm đầu tư, nhưng đồng thời hẹp hơn ở chỗ không bao gồm dịch vụ. PPI có thể được báo cáo theo các ngành riêng lẻ, phân loại hàng hóa hoặc giai đoạn chế biến sản phẩm, chẳng hạn như nguyên liệu thô và thành phẩm.

c. Tỉ lệ lạm phát và chỉ số giá

Tỷ lệ lạm phát là tỷ lệ phần trăm mà đồng tiền bị mất giá trong một thời kỳ. Nói cách khác, đó là tỷ lệ tiền tệ bị phá giá làm cho giá chung của hàng hóa tiêu dùng tăng lên một cách tương đối.

d. Chỉ số điều chỉnh GDP (GDP Deflator)

Chỉ số điều chỉnh GDP (GDP Deflator) chỉ số tính theo phần trăm, phản ánh mức giá chung của tất cả các loại hàng hoá, dịch vụ sản xuất trong nước. Chỉ số điều chỉnh GDP cho biết một đơn vị GDP điển hình của kỳ nghiên cứu có mức giá bằng bao nhiêu phần trăm so với mức giá của năm cơ sở.

Ví dụ : Bảng sau cho 2 giỏ hàng hoá bao gồm bút và sách:

Năm Giá bút Số lượng bút Giá sách Số lượng sách
2020 3 100 10 50
2021 4 120 12 70

Lấy năm cơ sở là năm 2020

Tính CPI, PPI, tỉ lệ lạm phát, hệ số điều chỉnh GDP.

Hướng dẫn giải:

3. Tác động của lạm phát

Những thay đổi về mức giá có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế vì người tiêu dùng và doanh nghiệp có thể thay đổi thời điểm mua hàng, số tiền chi tiêu cũng như các quyết định tiết kiệm và đi vay của họ khi kỳ vọng về giá cả trong tương lại thay đổi. Giá trị của các khoản đầu tư cũng có thể bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi của mức giá.

a. Người tiêu dùng

Người tiêu dùng tin rằng giá cả sẽ tăng trong tương lai, chính vì thế họ sẽ chi tiêu nhiều hơn thay vì tiết kiệm Tạo ra tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn.

Nếu tỷ lệ thất nghiệp cao thì khả năng thương lượng của người lao động sẽ giảm và sức chi tiêu của người tiêu dùng có thể suy yếu.

b. Việc kinh doanh

Việc lập ngân sách trở nên khó khăn hơn vì sự không chắc chắn được tạo ra bởi giá cả và chi phí tăng.
Lợi nhuận của các công ty có thể giảm khi giá cả hàng hoá và chi phí chung đều tăng.

c. Các khoản đầu tư

Cổ phiếu và trái phiếu sẽ là một phương thức tốt để đầu tư trong thời gian này.

Bất kỳ khoản đầu tư nào trả một lượng tiền mặt cố định sẽ bị giảm giá trị nếu tình trạng lạm phát diễn ra (bởi vì lãi suất cũng sẽ tăng lên).

III. Chính sách tiền tệ và chính sách tài khoá

1. Chính sách tiền tệ

Chính sách tiền tệ là quá trình ngân hàng trung ương tác động lên cung tiền, tín dụng và lãi suất nhằm đạt được những mục tiêu kinh tế vĩ mô, như tăng trưởng bền vững, ổn định giá cả và giảm thất nghiệp.

a. Các công cụ điều chỉnh

Nghiệp vụ thị trường mở: Việc mua / bán trái phiếu của chính phủ để điều tiết lượng cung tiền dự trữ trong các ngân hàng thương mại, tác động đến lượng vốn sẵn có để cấp tín dụng cho doanh nghiệp và người tiêu dùng.

Lãi suất cho vay của Ngân hàng Trung ương: Lãi suất thấp hơn khuyến khích người tiêu dùng và doanh nghiệp cho vay và chi tiêu, ngược lại, lãi suất cao hơn dẫn đến giảm tiêu dùng; do đó, giá cả giảm và giảm lạm phát.

Yêu cầu về dự trữ bắt buộc: Tỷ lệ số tiền mà các ngân hàng phải duy trì trong tài khoản dự trữ và không được đem đi cho vay. Tăng dự trữ bắt buộc sẽ làm giảm cung tiền, giảm khả năng tiếp cận tín dụng trong nền kinh tế vì lượng cho vay của ngân hàng giảm.

b. Các hạn chế

Độ trễ thời gian : Người ta ước tính việc thay đổi lãi suất mất đến 18 tháng để có thực sự có hiệu lực. Điều này có nghĩa là ngân hàng trung ương khi đưa ra chính sách tiền tệ cần phải thử và dự đoán tình trạng của nền kinh tế trong ít nhất là 18 tháng tiếp theo. (Đồng thời, việc thu thập dữ liệu và thống nhất dữ liệu cũng mất nhiều thời gian).

Bẫy thanh khoản: Bẫy thanh khoản là tình trạng lãi suất quá thấp làm cho chính sách tiền tệ không hiệu quả. Trong bẫy thanh khoản, người tiêu dùng chọn giữ tiền của họ thay vì mua trái phiếu kho bạc → Ngân hàng không huy động được vốn, doanh nghiệp không vay được dẫn đến tốc độ tăng trưởng kinh tế thấp.

Rủi ro liên quan đến việc nới lỏng định lượng : Nới lỏng định lượng là việc ngân hàng trung ương tăng mua trái phiếu nhằm tăng cung tiền trong nền kinh tế, dẫn đến giảm lãi suất. Tuy nhiên, ngân hàng trung ương có thể gặp rủi ro nếu họ mua các chứng khoán rủi ro và không thể nhận lại các khoản thanh toán từ người đi vay.

2. Chính sách tài khoá

Chính sách tài khoá là chính sách thông qua chế độ thuế và đầu tư công để tác động tới nền kinh tế, nhằm đạt được một số mục tiêu nhất định. Chính sách tài khóa cùng với chính sách tiền tệ là các chính sách kinh tế vĩ mô quan trọng, nhằm ổn định và phát triển kinh tế.

a. Các công cụ điều chỉnh

Thuế : Ví dụ khi nền kinh tế tăng trưởng chậm thì chính phú sẽ cắt giảm thuế. Chính vì vậy các hộ gia đình có nhiều tiền hơn để mua hàng hoá và dịch vụ → Thúc đẩy nền kinh tế.

Chi tiêu chính phủ : Chính phủ tăng chi tiêu công làm tổng cầu tăng, điều này sẽ làm cho mức giá chung và sản lượng trao đổi trên thị trường tăng lên và đây là động lực để nền kinh tế tăng trưởng trong ngắn hạn. 

b. Các hạn chế

Độ trễ thời gian : Các nhà hoạch định chính sách cần thời gian để chính sách nhận ra rằng một vấn đề tồn tại, đồng thời cũng mất thời gian để chính sách thực sự mang lại hiệu quả.

Phản hồi không mong đợi người tiêu dùng và công ty: Đối với chính sách tiền tệ, người tiêu dùng và các công ty có thể không phản ứng như mong đợi với những thay đổi trong chính sách tài khóa. 

Ví dụ, khi việc giảm thuế được công bố, chi tiêu của khu vực tư nhân dự kiến sẽ tăng lên. Nhưng chi tiêu có thể không thay đổi hoặc thậm chí giảm nếu khu vực tư nhân chọn tiết kiệm tiền hoặc trả bớt nợ thay vì chi tiêu.

Hậu quả ngoài ý muốn: Nếu chính phủ muốn tăng tổng cầu và GDP thì:
  • Tăng việc làm và dẫn đến thị trường lao động sôi động hơn. 
  • Tăng lương và giá cả

⇒ Nền kinh tế (GDP) tăng trưởng theo kế hoạch, nhưng lạm phát cũng tăng theo.

3. So sách giữa chính sách tiền tê và chính sách tài khoá

  Chính sách tài khoá Chính sách tiền tệ 
Đơn vị Do chính phủ đặt ra Do ngân hàng trung ương đặt ra
Cách thức Chi tiêu chính phủ và thuế Lãi suất và lượng cung tiền
Ảnh hưởng Ảnh hưởng đến ngân sách của chính phủ và nợ công Tác dụng đến chi phí vốn vay và tỉ giá hối đoái
Tác đông của chính phủ Chính phủ tác động lớn tới chính sách tài khóa Quyết định độc lập đối với chính phủ

Bạn có thể tham gia nhóm tự học CFA tại đây

Hoặc tham khảo thêm các bài viết liên quan đến tự học CFA tại đây

Reviewer: Hoang Ngoc

SAPP Academy