[Macroeconomics] Tổng quan về kinh tế vĩ mô

[Macroeconomics] Tổng sản phẩm quốc nội, tăng trưởng kinh tế, chu kỳ kinh tế và các chỉ báo kinh tế

Tóm tắt các kiến thức quan trọng về Tổng sản phẩm quốc nội, tăng trưởng kinh tế, chu kỳ kinh tế và các chỉ báo kinh tế trong môn Macroeconomics thuộc chương trình CFA Institute Investment Foundation

Nếu bạn cần thêm thông tin, đừng quên liên hệ với chúng tôi:

Bộ phận trải nghiệm học viên tại SAPP
Hotline: (+84) 971 354 969
Email: support@sapp.edu.vn
Link yêu cầu về dịch vụ: https://page.sapp.edu.vn/phieu-yeu-cau-dich-vu-cx

I. Tổng quan

  • Định nghĩa GDP
  • Phương pháp tính GDP
  • Tăng trưởng kinh tế và các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế
  • Mô tả các giai đoạn của chu kỳ kinh doanh và đặc điểm
  • Mô tả các chỉ số kinh tế, ứng dụng và hạn chế 

Xem thêm slides môn học tại đây

II. Nội dung

1. Định nghĩa tổng sản phẩm quốc nội

Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là giá trị thị trường của tất cả hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong phạm vi một lãnh thổ nhất định (thường là quốc gia) trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm).

2. Cách tính GDP

Tuỳ theo mỗi góc độ khác nhau, GDP được tính theo các phương pháp khác nhau. Có 2 cách tính GDP thông dụng nhất được áp dụng là phương pháp chi tiêu và phương pháp thu nhập. Tuy nhiên, dù tính GDP theo phương pháp nào thì kết quả tính GDP sẽ là như nhau.

a. Phương pháp chi tiêu

Xét về góc độ sử dụng (chi tiêu), GDP bao gồm tiêu dùng cuối cùng của hộ gia đình, tiêu dùng cuối cùng của chính phủ, tích lũy tài sản và chênh lệch xuất - nhập khẩu của một đất nước.

GDP = C + I + G + NX

Trong đó:

  • C: là tổng giá trị tiêu dùng về hàng hóa và dịch vụ của các hộ gia đình trong quốc gia đó.
  • I: là tổng đầu tư ở trong nước của tư nhân.
  • G: là tổng giá trị chi tiêu của chính phủ.
  • NX: là xuất khẩu ròng (tính bằng giá trị xuất khẩu trừ đi giá trị nhập khẩu), thể hiện sự chênh lệch giữa xuất khẩu và nhập khẩu trong quốc gia đó.

b. Phương pháp thu nhập

Xét về góc độ thu nhập, GDP gồm thu nhập của người lao động, thuế sản xuất, khấu hao tài sản cố định dùng cho sản xuất và giá trị thặng dư sản xuất trong kỳ của một đất nước.

   GDP = NI + IBT + D

Trong đó:

  • NI: là tổng của tiền lương, tiền lãi, tiền thuê và lợi nhuận.
  • IBT: là các khoản thuế đánh vào dịch vụ, hàng hóa bán trên thị trường và trợ cấp của chính phủ cho sản xuất (thuế gián thu ròng).
  • D: là khấu hao tài sản cố định.

3. GDP danh nghĩa và GDP thực tế

 

 

GDP danh nghĩa

GDP thực tế

Định nghĩa

GDP danh nghĩa là tổng sản lượng kinh tế được sản xuất ra trong một nền kinh tế trong một năm, tính theo mức giá hiện hành.

GDP thực tế là tổng sản lượng kinh tế được sản xuất ra trong một nền kinh tế trong một năm, tính theo giá cơ sở được xác định trước.

Thể hiện qua Giá thị trường hiện tại

Giá thị trường của năm cơ sở

Được sử dụng

Có giá trị so sánh giữa các quý trong một năm

Có giá trị so sánh giữa các năm khác nhau 

Chỉ báo tăng trưởng kinh tế

Không phải là chỉ báo cho tăng trưởng kinh tế

GDP thực tế là một chỉ báo tốt về tăng trưởng kinh tế


Ví dụ: Bảng sau đây cho thấy một rổ hàng hóa có 2 sản phẩm là sách và bút. Năm cơ sở là năm 2020.

Năm  Giá của bút Số lượng bút Giá của sách  Số lượng sách
2019 4 80 8 30
2020 3 100 10 50
2021 2 120 12 70
Tính GDP danh nghĩa và GDP thực tế mỗi năm.
 
Năm GDP danh nghĩa GDP thực tế
2019

4 x 80 + 8 x 30 = 560

3 x 80 + 10 x 30 = 540

2020

3 x 100 + 10 x 50 = 800

3 x 100 + 10 x 50 = 800

2021

2 x 120 + 12 x 70 = 1080

3 x 120 + 10 x 70 = 1060

4. Tăng trưởng kinh tế và tăng trưởng GDP

Tăng trưởng kinh tế được đo bằng phần trăm thay đổi trong sản lượng thực (thường là GDP thực) cho một quốc gia. GDP thực tế bình quân đầu người là một thước đo hữu ích để đánh giá sự thay đổi của sự giàu có và mức sống của người dân trong một quốc gia.

Tăng trưởng GDP được xác định bởi

  • Tăng trưởng của lực lượng lao động, thể hiện sự gia tăng của số lượng lao động trên thị trường.
  • Tăng năng suất, thể hiện sự tăng trưởng về sản lượng trên một đơn vị lao động.
  • Sự sẵn có của vốn, đại diện cho các yếu tố đầu vào không phải là lao động cần thiết cho sản xuất.

5. Chu kỳ kinh tế

Chu kỳ kinh tế, hay còn gọi là chu kỳ kinh doanh, là sự biến động của nền kinh tế qua các giai đoạn có tính lặp. 

Trong chu kỳ kinh tế bao gồm các giai đoạn như sau:

  • Mở rộng
  • Đỉnh
  • Suy thoái
  • Đáy
  • Phục hồi

  Hình 1: Miêu tả các giai đoạn của một chu kì kinh tế. 

a. Mở rộng 

Sự gia tăng sản xuất và lạm phát (sự gia tăng chung của giá cả sản phẩm và dịch vụ) và lãi suất đều có xu hướng tăng.

Tỷ lệ việc làm cao (tỷ lệ thất nghiệp thấp) có nghĩa là người lao động có thể đòi lương cao hơn, gây áp lực lên chi phí và giá cả.

Lãi suất tăng khi ngày càng có nhiều người và công ty yêu cầu tín dụng để tài trợ cho chi tiêu hoặc đầu tư của họ.

Một nền kinh tế đang phát triển nhanh hơn nguồn lực của nó có thể cho phép, lạm phát thường xuất hiện và thất nghiệp có xu hướng giảm.

b. Đỉnh

Tăng trưởng kinh tế đạt mức tối đa và tốc độ tăng trưởng bắt đầu chậm lại.

Các ngân hàng trung ương có thể thực hiện các chính sách thắt chặt để làm chậm nền kinh tế và kiểm soát lạm phát.

Lạm phát tiếp tục gia tăng.

c. Suy thoái

Toàn bộ hoạt động trong nền kinh tế nhìn chung đều giảm sút. 

Lạm phát và lãi suất đều có xu hướng giảm → Các ngân hàng trung ương thường thực hiện các chính sách tài khóa và tiền tệ mở rộng để kích thích tăng trưởng kinh tế.

Mức lương thấp, tỷ lệ thất nghiệp cao.

d. Đáy & Phục hồi

Đáy là thời điểm mà tăng trưởng kinh tế ở mức thấp nhất, đồng thời cũng đánh dấu sự kết thúc của giai đoạn suy thoái, nền kinh tế bắt đầu phục hồi.

Trong thời kỳ đáy, tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định và không có sự suy giảm nào nữa.

Các công ty cần thay thế các thiết bị lỗi thời và các cá nhân cần mua các vật dụng gia đình mới, thúc đẩy chi tiêu nhiều hơn.

Lãi suất thấp hơn có thể khuyến khích vay nhiều hơn để chi tiêu thuần túy.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế bắt đầu được cải thiện và nền kinh tế bước vào giai đoạn phục hồi.

6. Các chỉ số kinh tế 

Các chỉ số kinh tế thường được đo lường và báo cáo bởi chính phủ và các tổ chức tư nhân, là các thước đo cung cấp cái nhìn chính xác về hoạt động kinh tế. Đặc biệt, các chỉ báo kinh tế được báo cáo với tần suất lớn hơn GDP.

Các chỉ số kinh tế được sử dụng để:

  • Hướng dẫn các dự báo về hoạt động kinh tế trong tương lai.
  • Dự báo về hoạt động và hiệu suất trên thị trường tài chính và tỷ giá hối đoái.

Các chỉ số kinh tế thường được phân loại là chỉ báo trễ, chỉ báo trùng, chỉ báo trước dựa trên việc chúng báo hiệu hoặc chỉ ra rằng những thay đổi trong hoạt động kinh tế đã xảy ra, hiện đang được thực hiện hoặc có khả năng xảy ra trong tương lai.

a. Chỉ báo trễ

Báo hiệu sự thay đổi trong hoạt động kinh tế sau khi sản lượng đã thay đổi.

Ví dụ: Tỷ lệ người có việc làm có xu hướng giảm sau khi hoạt động kinh tế suy giảm.

b. Chỉ báo trùng

Các chỉ báo trùng hợp tiết lộ điều kiện nền kinh tế ở hiện tại, nhưng không có giá trị dự đoán.

Ví dụ về các chỉ báo trùng bao gồm: sản xuất công nghiệp và thống kê thu nhập cá nhân.

c. Chỉ báo trước

Thường báo hiệu những thay đổi của nền kinh tế trong tương lai và được coi là hữu ích cho việc dự đoán kinh tế và hoạch định chính sách.

Ví dụ về các chỉ báo trước bao gồm: cung tiền (lượng tiền lưu thông) và các chỉ số thị trường chứng khoán rộng, chẳng hạn như Chỉ số S&P 500, Chỉ số FTSE và niềm tin người tiêu dùng.

Bạn có thể tham gia nhóm tự học CFA tại đây

Hoặc tham khảo thêm các bài viết liên quan đến tự học CFA tại đây

Reviewer: Hoang Ngoc

SAPP Academy