[Microeconomics] Tổng quan về kinh tế vi mô

[Microeconomics] Cung, cầu, điểm cân bằng thị trường và độ co giãn của cầu

Tóm tắt các kiến thức quan trọng về Cung, cầu, điểm cân bằng thị trường và độ co giãn của cầu trong môn Microeconomics thuộc chương trình CFA Institute Investment Foundation.

Nếu bạn cần thêm thông tin, đừng quên liên hệ với chúng tôi:

Bộ phận trải nghiệm học viên tại SAPP
Hotline: (+84) 971 354 969
Email: support@sapp.edu.vn
Link yêu cầu về dịch vụ: https://page.sapp.edu.vn/phieu-yeu-cau-dich-vu-cx

I. Tổng quan

  • Cung, cầu, điểm cân bằng thị trường
  • Độ co giãn của cầu

Xem thêm slides môn học tại đây

II. Cung và cầu

1. Cầu

a. Nguyên lý cầu

- Khi giá tăng, lượng cầu giảm và ngược lại, khi giá giảm, lượng cầu tăng.

- Biểu đồ trên thể hiện mối quan hệ giữa giá cả và lượng cầu của một loại hàng hóa hoặc dịch vụ tại một thời điểm đã cho trước. Tại điểm A, giá cao hơn và lượng cầu thấp hơn khi so sánh với 2 điểm còn lại: B và C.

- Ví dụ: Nhu cầu về lattes của Sam. Lưu ý rằng, sự ưu tiên của Sam tuân thủ theo nguyên lý về cầu. Lượng cầu của lattes sẽ tăng khi giá giảm, và ngược lại lượng cầu của lattes sẽ giảm khi giá tăng. 

b. Sự dịch chuyển của đường cầu

Sự thay đổi trong một số yếu tố (thu nhập, thị hiếu) có thể làm cho sản phẩm trở nên hấp dẫn hoặc kém hấp dẫn, từ đó gây ra sự dịch chuyển về đường cầu.

- Đường cầu dịch chuyển sang bên trái (D1) xảy ra khi nhu cầu của người tiêu dùng đối với sản phẩm tại một mệnh giá đã cho ít đi. 

- Đường cầu dịch chuyển sang bên phải (D2) xảy ra khi nhu cầu của người tiêu dùng đối với sản phẩm tại một mệnh giá đã cho nhiều hơn.

c. Những nhân tố chính ảnh hưởng đến nhu cầu đối với sản phẩm và dịch vụ

c.1. Thu nhập (Income)

- Sự thay đổi về thu nhập dẫn đến sự thay đổi trong sức mua của người tiêu dùng được gọi là Ảnh hưởng thu nhập. Ta xét đến tác động của thu nhập đến cầu đối với hai loại hàng hóa: hàng hóa thông thường và hàng hóa thứ cấp.

+ Hàng hóa thông thường: Là loại hàng hóa có nhu cầu tăng khi thu nhập của người tiêu dùng tăng. Ví dụ: Khi thu nhập tăng, người tiêu dùng sẽ dành dụm được nhiều tiền hơn để mua nội thất, quần áo, điện thoại,...

+ Hàng hóa thứ cấp: Là loại hàng hóa có nhu cầu giảm khi thu nhập của người tiêu dùng tăng. Khi thu nhập tăng, người tiêu dùng sẽ có nhiều tiền hơn, dẫn đến nhu cầu của một số loại sản phẩm như mỳ gói, thức ăn đóng hộp, quần áo second-hand,... giảm. Những loại hàng hóa này sẽ được thay thế bởi những sản phẩm có chất lượng cao hơn.

Vậy khi thu nhập của người tiêu dùng tăng thì cầu hàng hóa thông thường tăng, cầu hàng hóa thứ cấp giảm.

c.2: Kỳ vọng về giá (Expected Future Price)

- Kỳ vọng giá và nhu cầu của người tiêu dùng biến động cùng chiều với nhau.

- Khi người tiêu dùng kỳ vọng giá của một mặt hàng sẽ tăng lên trong tương lai, họ sẽ có xu hướng mua nhiều hàng hóa đó hơn ở hiện tại để tích trữ cho khoảng thời gian tiếp theo, tránh việc phải trả nhiều tiền hơn một khi giá tăng lên. Điều này khiến cho cầu trong hiện tại của mặt hàng đó tăng lên.

c.3: Thị hiếu (General Tastes and Preferences)

- Sự thay đổi về thị hiếu của người tiêu dùng cũng có thể ảnh hưởng đến đường cầu của một sản phẩm.

- Ví dụ: Khi một bài báo về việc ăn chocolate có lợi cho sức khỏe được xuất bản, nhu cầu về chocolate sẽ tăng.

c.4: Giá hàng hóa khác (Prices of Other Products)

- Ảnh hưởng của sự thay đổi giá của giá hàng hóa khác lên đường cầu của hàng hóa phụ thuộc vào mối quan hệ giữa các loại hàng hóa.

- Hàng hóa thay thế là các loại hàng hóa mà người tiêu dùng có thể dễ dàng sử dụng thay thế chúng cho nhau. Giả sử X và Y là hai loại hàng hóa thay thế cho nhau, thì cầu của X và giá của Y biến động cùng chiều với nhau.

Ví dụ: Pepsi là hàng hóa thay thế của Coca và ngược lại. Khi giá của Coca tăng, người tiêu dùng chuyển sang mua Pepsi, nhu cầu của Pepsi sau đó sẽ tăng.

- Hàng hóa bổ sung là một cặp hàng hóa cần phải được sử dụng đồng thời với nhau. Nếu X và Y là hai hàng hóa bổ sung, thì cầu của hàng hóa X sẽ biến động ngược chiều với giá của hàng hóa Y.

Ví dụ: Giấy in và mực in: Nếu giá của mực in tăng, người tiêu dùng sẽ in ít hơn đồng thời sẽ giảm việc mua mực in và giấy in, lúc đó cầu của giấy in giảm.

2. Cung

a. Nguyên lý cung

- Khi giá tăng, lượng cung tăng và ngược lại, khi giá giảm, lượng cung giảm.

- Biểu đồ trên thể hiện mối quan hệ giữa giá cả và lượng cung của một loại hàng hóa hoặc dịch vụ tại một thời điểm đã cho trước. Tại điểm A, giá cả và lượng cung thấp hơn khi so sánh với 2 điểm còn lại: B và C.

b. Sự dịch chuyển của đường cung

Sự thay đổi trong một số yếu tố (Chi phí sản xuất, thuế,...) có thể ảnh hưởng đến lượng cung của một loại sản phẩm.

- Đường cung dịch chuyển sang trái (S1), điều này có nghĩa nhà cung cấp sẽ cung cấp ít sản phẩm hơn tại một mệnh giá cho trước.

- Đường cung dịch chuyển sang phải (S2), điều này có nghĩa nhà cung cấp sẽ cung cấp nhiều sản phẩm hơn tại một mệnh giá cho trước.

c. Những nhân tố chính ảnh hưởng đến lượng cung của sản phẩm và dịch vụ

c.1. Chi phí sản xuất:

- Sự tăng/giảm của chi phí sản xuất có thể ảnh hưởng đến lượng cung. Chi phí sản xuất bao gồm: tiền công, vật liệu, tổng phí,... 

- Ví dụ: Tiền công thấp, chi phí vật liệu thấp và tổng phí thấp do sự cải tiến của công nghệ dẫn đến chi phí sản xuất thấp. Điều này có nghĩa doanh nghiệp có thể sản xuất nhiều hơn tại mỗi mức giá, do vậy lượng cung sẽ tăng.

c.2. Thuế:

- Thuế có thể ảnh hưởng đến chi phí của hàng hóa, vi vậy lượng cung cũng sẽ bị ảnh hưởng.

- Ví dụ: Chính phủ tăng thuế thuốc lá, dẫn đến chi phí cao hơn khi bán sản phẩm và lợi nhuận thấp hơn. Doanh nghiệp sẽ giảm lượng cung thuốc lá ra thị trường.

3. Điểm cân bằng thị trường (Market Equilibrium)

a. Định nghĩa: Điểm cân bằng thị trường là trạng thái khi lượng cung và lượng cầu trên thị trường cân bằng, tại đó, giá cả trở nên ổn định.

b. Tính chất 

- Khi giá cả thấp hơn mức giá tại điểm cân bằng, nhu cầu của người tiêu dùng với sản phẩm nhiều hơn sản lượng mà doanh nghiệp mong muốn cung ứng, dẫn đến thiếu hụt lượng cung, dư thừa cầu.

- Tại bất kỳ mức giá nào cao hơn mức giá tại điểm cân bằng, nhà cung cấp sẽ sẵn sàng sản xuất nhiều sản phẩm hơn so với nhu cầu của người tiêu dùng, dẫn đến dư thừa cung, thiếu hụt cầu.

c. Mối quan hệ giữa sự thay đổi về mức giá tại điểm cân bằng và sự dịch chuyển của đường cung/ đường cầu

Nếu lượng cầu tăng trong khi đường cung không dịch chuyển, giá tại điểm cân bằng và sản lượng đều tăng (EP -> EP1) và ngược lại.

 

 

Nếu lượng cung tăng trong khi đường cầu không dịch chuyển, giá tại điểm cân bằng sẽ giảm và sản lượng sẽ tăng (EP -> EP2) và ngược lại.

 

 

II. Độ co giãn của cầu

1. Độ co giãn của cầu theo giá cả (PED)

a. Định nghĩa: Độ co giãn của cầu theo giá cả là một thước đo phản ứng của lượng cầu đối với sự thay đổi giá cả.

b. Công thức

c. Giá trị: Dựa theo nguyên lý đường cầu, lượng cầu giảm khi giá cả tăng và ngược tại, lượng cầu tăng khi giá cả giảm. Vì vậy, độ co giãn của cầu theo giá cả luôn luôn giá trị âm.

d. Giá trị tuyệt đối: Giá trị tuyệt đối của độ co giãn của cầu theo giá cung cấp thông tin về độ lớn của mối quan hệ giữa sự thay đổi lượng cầu và sự thay đổi về giá cả.

Giá trị tuyệt đối

Ý nghĩa

Mô tả

Ví dụ

│PED│ = 0

Hoàn toàn không co giãn

%∆QD = 0

Sự thay đổi về giá không ảnh hưởng đến cầu. Điều này có thể bởi vì các loại hàng hóa và dịch vụ này đều là những sản phẩm bắt buộc và không có bất kỳ hàng hóa thay thế nào.

Thuốc điều trị đặc biệt,...

│PED│ < 1

Cầu ít co giãn

%∆QD < %∆P

Sự thay đổi của giá cả không ảnh hưởng nhiều đến cầu

Điều này có thể bởi vì các loại hàng hóa này cần thiết hoặc khó tìm thấy hàng hóa thay thế 

Nước, xăng,...

│PED│ = 1

Co giãn đơn vị

%∆QD = %∆P

Tỉ lệ thay đổi của cầu đối với hàng hóa và dịch vụ bằng tỉ lệ thay đổi giá cả của chúng

Trên thực tế, trường hợp này hiếm khi xảy ra

│PED│ > 1

Cầu co giãn

%∆QD > %∆P

Sự thay đổi của giá cả ảnh hưởng đáng kể đến cầu. Điều này có thể bởi vì các loại hàng hóa này có nhiều loại hàng hóa thay thế

Thịt lợn, thịt bò, thịt gà,...

e. Hệ số co giãn chéo của cầu

Hệ số co giãn chéo của cầu đo lường phản ứng của cầu về một loại hàng hoá trước sự thay đổi trong giá cả của một loại hàng hoá khác.

  • Độ co giãn chéo > 0: Hàng hóa thay thế
  • Độ co giãn chéo < 0: Hàng hóa bổ sung

2. Độ co giãn của cầu theo thu nhập

    a. Định nghĩa: Độ co giãn của cầu theo thu nhập là sự thay đổi của lượng cầu về hàng hóa hoặc dịch vụ khi thu nhập của người tiêu dùng thay đổi trong điều kiện các yếu tố khác giữ nguyên.

    b. Công thức

    c. Ảnh hưởng đến hàng hóa:

    Bạn có thể tham gia nhóm tự học CFA tại đây

    Hoặc tham khảo thêm các bài viết liên quan đến tự học CFA tại đây

    Reviewer: Hoang Ngoc

    SAPP Academy