Big 4 - Kinh nghiệm cho Vòng CV

[Tips] - Một vài kinh nghiệm viết CV

Chia sẻ một vài kinh nghiệm viết CV, tránh những lỗi sai không cần thiết

Một số lưu ý trước khi mọi người đọc tiếp bài viết:

- Kinh nghiệm này chủ yếu dùng cho đợt intern sắp tới, fresh có thể có nhiều yêu cầu cao hơn.

- Khi viết CV nên chuẩn bị các câu hỏi mình có thể bị hỏi bởi nhà tuyển dụng liên quan đến bất kỳ một chi tiết nào đó trong CV, tự trả lời trước, đây là một trong những điểm mấu chốt để buổi final interview được thành công.

1. Về format của 1 CV thì có thể tìm kiếm từ khá nhiều nguồn, xin của các anh chị khóa trên (cái này có vẻ nhanh gọn và dễ dàng nhất), dùng của Microsoft source (cái này thì hơi đơn điệu), Google hoặc tự mình Self Designed (dành cho các bạn có tính sáng tạo cao). Nói chung Format thì phong phú, nhưng cũng không quá quan trọng đâu, vì cái chủ yếu nhà tuyển dụng nhìn vào sẽ là những nội dung mình đem vào đó.

Một vài yêu cầu chung với format: chuyên nghiệp; font chữ rõ ràng (prefer Arial, cũng có một số bạn thích Times New Roman); màu chủ đạo chỉ nên từ 1-2 màu (3 màu cũng được nhưng nhiều hơn nữa thì sẽ gây rối mắt), có thể lấy màu theo firm, ví dụ, Deloitte thì xanh đậm, EY thì màu vàng xám, KPMG xanh dương còn PwC màu cam; nhưng quan trọng nhất là CV phải ngắn gọn, 2 trang là tương đối ổn cho một intern, sang trang thứ 3 là dài, dài quá làm các anh chị duyệt CV rất mệt mà lại làm lu mờ những cái đáng ra phải nổi bật, và vì thế nên font chữ nên để cỡ 11 hoặc 12, dãn cách dòng phải đều nhau một cách hợp lý và cân đối.

2. Về mặt nội dung, đây là những nội dung bắt buộc (required information) phải có trong CV: Thông tin cá nhân (Personal Details), Định hướng nghề nghiệp (Career Objectives), Học vấn (Education), Kinh nghiệm làm việc (Working experiences), Hoạt động ngoại khóa (Extracurricular activities), Skills (Các kỹ năng khác, có thể là kỹ năng mềm, kỹ năng ngoại ngữ, kỹ năng tin học chứ không phải Professional Skills, phần này có thể không cần tách ra một mục riêng mà lồng vào các phần trên), tính cách (characteristic).

Những nội dung có thể lựa chọn để được đưa vào (nhưng nên có): Giải thưởng (Award, Achievements), Photo (phải thật formal), Người giới thiệu (Reference). Hobby tốt nhất nên lược, vì mình gói có 2 trang thôi.

Từng phần cụ thể như sau:

a. Thông tin cá nhân: bao gồm một số thông tin cơ bản về bản thân gồm các mục sau: Name, Date Of Bith, Address, Mobile phone, Home phone, Email (email cũng phải formal, tốt nhất là tên của các bạn, ví dụ nguyenvana99@gmail.com, chứ đừng thienthanaotrang@gmail.com nghe rất phản cảm, không chuyên nghiệp tí nào).

b. Định hướng nghề nghiệp: Nói ngắn gọn đôi 3 dòng. Cũng có khi nói định hướng phát triển ngắn hạn, và dài hạn (3 or 5 năm chẳng hạn). Ví dụ đơn giản: em muốn thích nghi cái này, thích nghi cái kia, tích lũy kinh nghiệm, hoàn thành chứng chỉ này nọ, đóng góp cho sự phát triển lâu dài của công ty….


c. Education: phần này hết sức quan trọng và được để ý khi tuyển intern nên các bạn cố gắng làm cho nó nổi bật một tí. Nên bao gồm những nội dung sau: School or Instituation Name (Bậc Đại học hoặc học thêm chứng chỉ chuyên nghiệp ở trung tâm khác), Time (sắp xếp theo thứ tự cái nào gần đây nhất thì cho lên trước, cái nào xa hơn thì cho xuống sau nhưng thường việc học chính ở trường sẽ được cho lên mục đầu), Major, GPA (Điểm tích lũy) nhưng để giúp cho mục này nổi bật hơn thì có một mẹo như sau, nếu các em được trên 8 phẩy thì nên để xx/10, còn nếu dưới 8 phẩy một tẹo nhưng trên 3.2 thì để xx/4), Môn học liên quan đến vị trí ứng tuyển (Subjects relevant to applying position, lựa những môn chuyên ngành điểm cao cao như kế toán tài chính, kiểm toán,…với điểm tầm 8 đổ lên nhé, tốt nhất là 8.5 đổ lên, đừng cho những môn chuyên ngành điểm thấp vào, or cho những môn như 9 điểm tư tưởng Hồ Chí Minh (không liên quan). Đấy là những cái chính, có thể cho thêm một số skill về English chẳng hạn bạn nói tốt, bạn đọc tốt (nhưng ko cần cho điểm English ở trường mình vào). Ngoài ra với các bạn đi học thêm chứng chỉ như FIA hay ACCA thì cũng trình bày tương tự, học được môn nào, pass được môn nào thì cho vào, đây cũng là một chi tiết tương đối ăn điểm.

d&e. Working Experience & Extracurricular activities. Hai mục này có vai trò tương đối ngang nhau trong cái nhìn của một nhà tuyển dụng với intern, nên bạn có thể đổi chỗ cho nhau tùy vào thế mạnh của mình. Với Working experience, nên đưa vào những công việc liên quan đến kế kiểm một chút, hoặc ít nhất thì cũng nên liên quan đến tài chính, chứ đừng đưa những công việc kiểu gia sư, promotion hay đi chạy bàn, bán quần áo…nếu bạn không có kinh nghiệm liên quan đến kế kiểm, tài chính thì mình có thể bỏ qua mục này, không đưa vào CV, cũng chả ảnh hưởng gì, vì nhà tuyển dụng không expect lắm ở intern, tuy nhiên nếu có mà đưa vào thì sẽ là một lợi thế khá lớn cho bạn. Extracurricular Activities nên tập trung vào những cuộc thi (nhất là các cuộc thi trong lĩnh vực kế kiểm, hoặc ít nhất là tài chính) và câu lạc bộ mà bạn tham gia. Như đã nói, hai mục này có thể đổi chỗ cho nhau, cái nào nổi bật hơn thì cho lên trước, tuy nhiên, cái gì cũng nổi thì nhét kinh nghiệm làm việc lên trước nhé, ăn điểm nhiều hơn đấy. Về nội dung, cả 2 phần này đều cần trình bày những điểm cốt yếu sau:

+ Tên công việc (cuộc thi hoặc hoạt động) mà bạn tham gia

+ Vị trí của bạn là gì (Position) (ví dụ thực tập sinh kế toán, vị trí là team leader trong một cuộc thi, supporter trong sự kiện,…)

+ Công việc mà bạn thực hiện là gì (Task Assigned)

+ Bạn đạt được những kỹ năng gì (Skills gained). Đây chính là lý do tại sao mà phần skills có thể gộp vào, thay vì tách ra. Quanh đi quẩn lại sẽ gồm teamwork, planning, time management. Nhiều hơn thì có thể kỹ năng ngoại ngữ, tin học,...

Cách sắp xếp thời gian cũng tương tự phần học vấn, cái nào gần nhất cho lên trước.

f. Characteristics

Phần này thực ra cũng không quan trọng lắm đâu, nhưng tốt nhất là bạn nên nêu lên những cái đúng nhất với bản thân, và không quá 5 tính cách. Tốt nhất là chọn 5 điểm nổi bật nhất về bản thân (và có liên quan đến công việc kiểm toán).

g. Một số mục thêm như: Giải thưởng (cũng sắp xếp theo thứ tự thời gian tương tự như trên), Người giới thiệu (nên có 2 người, là giáo viên của bạn, hoặc sếp cũ của bạn trong công ty chẳng hạn).

Khái quát các phần là như vậy nhưng cần phải tránh các lỗi sau đây trong CV:

  • Không đưa toàn bộ bảng điểm vào CV, nó sẽ làm dài CV không cần thiết, bảng điểm sẽ đính kèm riêng và gửi cho nhà tuyển dụng.
  • Lỗi chính tả, lỗi ngữ pháp: Nếu bạn không tự tin vào skill tiếng anh của mình, hoặc nếu có tự tin đến mấy thì cũng bật bộ kiểm tra chính tả, ngữ pháp trong word lên. Nó giúp ích rất nhiều nhé.
  • Chỉ đưa vào những sự kiện, những chi tiết liên quan đến công việc, ngành nghề bạn ứng tuyển, đừng đưa vào những thứ không liên quan làm loãng CV
  • Không đưa vào những thông tin giả mạo, phải trung thực. Quay lại ngay từ đầu, như mình đã nói là khi viết CV hãy chuẩn bị cho từng câu hỏi có thể gặp

P/s: Đi cùng CV phải có một Cover Letter để tóm lại những điểm nổi bật trên CV và quan trọng là dùng lời văn thống thiết, tình cảm để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng. Cái này gói gọn lại trong 1 trang và chú ý thay đổi cho phù hợp với CV của mình.

Author: Minh Thuy Tran

Nếu bạn cần hỗ trợ thêm về quá trình học nền tảng hoặc bất kỳ vấn đề gì về dịch vụ và trải nghiệm tại SAPP, vui lòng liên hệ qua các kênh sau:

  • Hotline: (+84) 971 354 969