Tổng quan về chương trình CFA level III

Tự học CFA level III - Những điểm mới so với hai bài thi trước

1. Phân bổ môn học: Tăng định tính - giảm định lượng


Đã trải qua chương trình level II, chắc hẳn các thí sinh đều có chung một ấn tượng: Chương trình CFA level II rất nặng tính toán. Đây cũng là điểm khác biển nổi bật nhất khi bạn bước vào level III - một chương trình mang tính định tính cao với nhiều khái niệm. Sự khác biệt này sẽ được thể hiện rõ nhất khi bạn nhìn vào tỉ trọng các môn có trong bài thi CFA level III.

So với 2 cấp độ đầu tiên, chương trình CFA Level III lược bỏ đi kiến thức của 3 môn học: Quantitative Methods, Financial Reporting and Analysis và Corporate Issuers (Corporate Finance). Như các bạn đã biết, đây vốn là 3 môn học nặng tính toán nhất trong 2 cấp độ đầu tiên của chương trình CFA.

CFA Level III 2024 - Topics CFA Level III 2025 - Topics
Quantitative Methods Asset Allocation
Economics Portfolio Construction
Financial Statement Analysis Performance Measurement
Corporate Issuers Derivatives and Risk Management
Fixed Income Ethical and Professional Standards
Equity Investments Pathways
Alternative Investments  
Derivatives  
Portfolio Management  
Ethical and Professional Standards  

Các môn học còn lại được chia vào 5 môn học mới, với mỗi môn học mới có thể bao gồm kiến thức của một hoặc nhiều môn học cũ. 5 môn học mới sẽ là phần kiến thức lõi của tất cả các pathways. Nhìn chung, phạm vi kiến thức được các môn học mới giới thiệu gồm có:

  • Asset allocation - Phân bổ tài sản: xây dựng kỳ vọng hợp lý về thị trường vốn, đưa ra các dự phóng kinh tế vĩ mô cũng như cách xử lý khi gặp trở ngại đầu tư trên thực tế.
  • Portfolio construction - xây dựng danh mục đầu tư: tập trung vào đầu tư cổ phiếu, trái phiếu, đầu tư tài sản thay thế và sự khác biệt giữa danh mục đầu tư của cá nhân - tổ chức.
  • Performance measurement - Đo lường hiệu quả đầu tư: bao gồm ghi nhận, đánh giá kết quả đầu tư, lựa chọn nhà quản lý, dựa trên Chuẩn mực đo lường hiệu suất đầu tư toàn cầu (GIPS).
  • Derivatives and risk management - Công cụ phái sinh và Quản trị rủi ro: giải quyết các vấn đề liên quan đến quyền chọn, hợp đồng hoán đổi, hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai và các chiến lược phòng hộ tiền tệ.
  • Ethics - Đạo đức nghề nghiệp: ngoài việc nghiên cứu các tiêu chuẩn đạo đức đã được giới thiệu từ 2 cấp học trước dựa trên các ví dụ thực tiễn sâu hơn và phức tạp hơn, môn học này cũng giới thiệu thêm Asset Manager Code - Bộ quy tắc của nhà quản lý tài sản.

2. Dạng bài tập


  • Đối với level II: Các bài tập ở level II kiểm tra người học ở mức độ ghi nhớ, hiểu, áp dụng các kiến thức của chương trình học thông qua các set câu hỏi, với mỗi set có từ 4-6 câu hỏi trắc nhiệm.
  • Đối với level III: Bài tập sẽ tiếp tục kiểm tra các kỹ năng trên, thêm vào đó là kỹ năng đánh giá và kỹ năng viết. 
  • Kỹ năng quản lý thời gian làm bài vẫn luôn rất quan trọng trong tất cả các bài thi CFA, tuy nhiên đối với bài thi level III, thí sinh cần phải rèn luyện kỹ năng này tốt hơn nữa với sự xuất hiện của bài tập tự luận. Trong suốt quá trình học và thi thử, bạn nên theo dõi cách bạn sử dụng thời gian đã hiệu quả hay chưa. Có thể bỏ qua một câu hỏi phức tạp để dành thời gian cho những câu hỏi dễ ghi điểm hơn sẽ là lựa chọn tốt nhất của bạn để tối đa hóa điểm số.

3. Pass rate: CFA level III dễ hơn CFA level II?


Nếu bạn đang đọc bài viết này và có kế hoạch thi CFA level III, chắc hẳn có một quan điểm mà bạn đã từng nghe: 

“Level III dễ hơn level II”

Nhận định này thường được bảo vệ bởi dữ liệu pass rate được CFAI công bố công khai sau các kỳ thi. Số liệu của 10 năm gần nhất cho thấy rằng, level II có pass rate trung bình (45%) thấp hơn level III (52%). 

Liệu, CFA level III có thật sự dễ hơn level II? Theo tác giả, câu trả lời là “không”, dựa trên một vài lập luận sau:

  • Survivorship bias: Những thí sinh tham gia các kỳ thi level III đều là những người đã vượt qua cả level I lẫn level II, trong khi những thí sinh tham gia thi level II là những người đã vượt qua level I. Điều này cho thấy rằng: nhóm thí sinh thi level III có năng lực cao hơn so với level II, từ đó giải thích được pass rate cao.
  • Bài thi tự luận: Nếu chúng ta đã có nhóm thí sinh chất lượng cao, tại sao pass rate trung bình của level III chỉ nhỉnh hơn level II một chút, chứ không cao hơn hẳn? Đơn giản là do bài tập tự luận khiến cho bài thi level III trở nên thử thách hơn rất nhiều. Dù bạn đã vượt qua cả level I lẫn level II, không có gì đảm bảo bạn sẽ vượt qua level III khi vẫn chỉ có một nửa số thí sinh vượt qua được bài thi.
  • Giờ học trung bình: Thí sinh thi level II trung bình bỏ ra 328 giờ học, trong khi con số này ở level III là 344.

Tóm lại, CFA level III không hề dễ hơn level II, thậm chí tùy vào bối cảnh của từng thí sinh, bài thi level III có thể khó hơn đáng kể. Tuy nhiên, những thí sinh thi level III đều đã là những người học có kinh nghiệm, có sự hiểu biết về phương pháp học lẫn kỹ năng làm bài thi, qua đó phần nào giảm bớt thử thách của bài thi. 

 

Nếu bạn cần thêm thông tin, đừng quên liên hệ với chúng tôi:

Bộ phận trải nghiệm học viên tại SAPP
Hotline: 1900 2225 (nhánh số 2)
Email: support@sapp.edu.vn