Chương trình CFA Level 1 phục vụ cho kỳ thi năm 2022 - 2023 được thiết kế bao gồm 73 chủ đề và được chia thành 10 môn học với tỷ trọng câu hỏi của các môn trong đề thi như sau:
Môn học |
Tỷ trọng trong đề thi |
Ethical and Professional Standards |
15% - 20% |
Quantitative Methods |
8% - 12% |
Economics |
8% - 12% |
Financial Statement Analysis |
13% - 17% |
Corporate Issuers |
8% - 12% |
Equity Investments |
10% - 12% |
Fixed Income |
10% - 12% |
Derivatives |
5% - 8% |
Alternative Investments |
5% - 8% |
Portfolio Management |
5% - 8% |
Chi tiết nội dung từng môn học có thể được khái quát lại như sau:
- Ethical and Professional Standards (Đạo đức và các chuẩn mực nghề nghiệp): đây là môn học liên quan đến vấn đề đạo đức nghề nghiệp và áp dụng trong thực tế lĩnh vực đầu tư. Môn học này chủ yếu trang bị những kiến thức về Code of Ethics and Standard of Professional Conduct (Bộ quy tắc đạo đức và chuẩn mực ứng xử nghề nghiệp), Global Investment Performance Standards (Các chuẩn mực đo lường hiệu suất đầu tư toàn cầu). Đây được coi là môn học khó và chiếm tỷ trọng cáo nên sẽ quyết định rất nhiều đến kết quả kỳ thi của bạn.
- Quantitative Methods (Các phương pháp phân tích định lượng): là môn học quan trọng và nền tảng của chương trình CFA level 1. Nội dung chủ yếu của môn học này liên quan đến các khái niệm như giá trị theo thời gian của tiền, giá trị hiện tại và giá trị tương lai của dòng tiền và các kiến thức liên quan đến xác xuất, thống kê và kiểm định giả thuyết. Hiểu biết vững chắc về các chủ đề này, bạn sẽ có lợi thế rất nhiều để tìm hiểu các vấn đề như Định giá tài sản và Quản lý danh mục đầu tư trong các môn học tiếp theo của chương trình CFA.
- Economics (Kinh tế học): cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về kinh tế vi mô và vĩ mô có liên quan đến phân tích tài chính và quản lý đầu tư. Các nội dung quan trọng của môn này bao gồm: Cung cầu và hành động của người tiêu dùng, doanh nghiệp; Market Structures (các cấu trúc thị trường); Aggregate Output, Prices, and Economic Growth (tổng sản lượng, giá cả và tăng trưởng kinh tế); Monetary and Fiscal Policy (chính sách tiền tệ và tài khóa); International Trade and Capital Flows (thương mại quốc tế và dòng vốn)…
- Financial Statement Analysis (Phân tích báo cáo tài chính): trọng tâm của môn học này là báo cáo tài chính (BCTC), các kỹ thuật phân tích báo cáo tài chính và ảnh hưởng của các phương pháp kế toán đến việc phân tích. Các vấn đề liên quan đến chuẩn mực báo cáo tài chính, cách đọc hiểu các loại báo cáo tài chính, một số khoản mục quan trọng trên BCTC cũng như phân tích các chỉ số tài chính sẽ là những nội dung cần tập trung của môn học.
- Corporate Issuers (Tài chính doanh nghiệp): Môn học này trang bị cho người học những kiến thức liên quan đến quản trị tài chính cũng như việc ra các quyết định liên quan đến đầu tư và tài chính của doanh nghiệp. Các nội dung chính của môn này bao gồm: đánh giá tình hình quản trị doanh nghiệp (Corporate Governance), phân tích vấn đề liên quan đến ngân sách và quyết định đầu tư (Capital Budgeting); ước tính chi phí vốn của công ty (Cost of Capital); đánh giá đòn bẩy hoạt động, đòn bẩy tài chính của một công ty (Operating and Financial Leverage) và quản lý vốn lưu động của công ty (Working Capital Management).
- Equity Investments (Chứng khoán vốn): chứng khoán vốn ở đây có thể hiểu là cổ phiếu của doanh nghiệp. Môn học này sẽ giúp người học có những hiểu biết chung như: đặc điểm của các loại cổ phiếu doanh nghiệp, thị trường chứng khoán (Security Market), chỉ số chứng khoán (Security Index)... Ngoài ra, các kiến thức liên quan đến phân tích ngành (Industries), phân tích doanh nghiệp (Companies) và các kỹ thuật định giá chứng khoán vốn cũng là những điểm trọng tâm của môn học.
- Fixed Income (Chứng khoán nợ): chứng khoán nợ chủ yếu bao gồm các khoản nợ vay, các loại trái phiếu do doanh nghiệp hoặc tổ chức phát hành. Những kiến thức liên quan đến đặc điểm của chứng khoán nợ, phương thức định giá, các vấn đề liên quan đến lợi suất trái phiếu (yield measures), rủi ro trái phiếu cũng như chứng khoán hóa tài sản (securitization of assets)…sẽ là các phần cần chú trọng khi học môn này.
- Derivatives (Công cụ phái sinh): Môn học sẽ cung cấp cho chúng ta những kiến thức cơ bản về các công cụ phái sinh cơ bản, thị trường phái sinh cung như các cơ sở và phương pháp định giá các loại chứng khoán phái sinh này.
- Alternative Investments (Đầu tư thay thế): với môn học này, người học sẽ có được cái nhìn tổng quan về các công cụ đầu tư thay thế như: bất động sản (Real Estate), các quỹ phòng hộ (Hedge Funds), đầu tư hàng hóa (commodities).
- Portfolio Management (Quản lý danh mục đầu tư): Người học sẽ được trang bị những khái niệm và kiến thức cơ bản liên quan đến danh mục đầu tư, cách thức đo lường lợi nhuận và rủi ro của danh mục đầu tư, lập kế hoạch và xây dựng danh mục đầu tư, quản lý rủi ro của danh mục…
Tóm lại:
Level 1 của CFA yêu cầu người học hiểu và nắm bắt cách áp dụng các kiến thức tổng quan về thị trường, các công cụ tài chính và các phương pháp phân tích, chưa đòi hỏi tính ứng dụng và khả năng phân tích chuyên sâu. Ngoài ra, bạn có thể thấy 4 môn chiếm tỷ trọng cao nhất ở CFA Level 1 là: Financial Statement Analysis (13% - 17%), Ethical & Professional Standards (15% - 20%), Quantitative Methods (8% - 12%) và Economics (8% - 12%). Tạm gọi đây là nhóm Big 4 - chiếm hơn 50% tổng số điểm. Chính vì vậy việc phân bổ thời lượng học và chiến lược học các môn rất quan trọng.