[PM/F5] Performance Management - Quản lý Hiệu quả hoạt động
  1. SAPP Knowledge Base
  2. Tự học ACCA (Association of Chartered Certified Accountant)
  3. [PM/F5] Performance Management - Quản lý Hiệu quả hoạt động

[PM/F5: Dạng bài tập điển hình] Lesson 2b: Phương pháp chi phí mục tiêu (Target costing)

1. Định nghĩa target costing và target cost

Target costing là phương pháp dùng để thiết lập chi phí mục tiêu của sản phẩm, xác định giá bán mục tiêu (target sales price) và lợi nhuận biên yêu cầu.

Target cost là giá bán mục tiêu đã trừ đi lợi nhuận yêu cầu

➜ Target costing đạt hiệu quả cao nhất đối với sản phẩm được thiết kế hay lắp ráp vì ta có thể quyết định từng bước trong quá trình sản xuất sản phẩm để cắt giảm chi phí một cách hợp lý để tăng lợi nhuận thay vì mua những sản phẩm có sẵn

    2. Một vài cách làm giảm chênh lệch giữa chi phí mục tiêu và chi phí ước tính

    • Giảm số lượng thành phần như là cắt giảm nguyên vật liệu của sản phẩm nhưng phải xem xét kỹ trước khi đưa ra quyết định có nên cắt giảm hay không
    • Sử dụng nhân công giá rẻ, nhưng cần đảm bảo chất lượng
    • Sử dụng thành phần chuẩn thay vì những thành phần cao cấp làm tăng chi phí
    • Tiếp thu công nghệ mới để đạt hiệu quả hơn
    • Đào tạo nhân viên để tăng tính hiệu quả
    • Loại bỏ những hoạt động không làm tăng giá trị như là hoạt động tiếp thị lỗi thời
    • Sử dụng những nguyên vật liệu khác nhau để xem xét giá của các nguyên vật liệu khác nhau từ đó tối ưu được chi phí (được xác định bằng cách phân tích các hoạt động trong quá trình sản xuất)

    Ví dụ:

    Which of the following statements about target costing is NOT true?

    A. Target costing is better suited to assembly orientated industries than service industries that have a large fixed cost base

    B. Costs may be reduced in target costing by removing product features that do not add value

    C. A target cost gap is the difference between the target cost for a product and its projected cost.

    D. Products should be discontinued if there is a target cost gap

    Giải

    Đáp án: D

    • Với câu A: “Target costing is better suited to assembly orientated industries than service industries that have a large fixed cost base” nghĩa là chi phí mục tiêu phù hợp hơn với các ngành định hướng lắp ráp hơn là các ngành dịch vụ có chi phí cố định lớn 
      Đúng do chi phí mục tiêu đạt hiệu quả cao nhất đối với sản phẩm thiết kế và lắp ráp để ta có thể quyết định từng bước sử dụng nguyên liệu nào trong quá trình sản xuất sản phẩm. Từ đó cắt giảm chi phí một cách hợp lý để tăng lợi nhuận. Còn đối với các ngành dịch vụ có chi phí cố định lớn thì ta không thể giảm chi phí đó được.
      • Với câu B: “Costs may be reduced in target costing by removing product features that do not add value” nghĩa là tổng chi phí để sản xuất sản phẩm có thể giảm bằng cách cắt giảm các tính năng sản phẩm không làm tăng giá trị của sản phẩm
        Đúng vì đây là một trong những biện pháp làm giảm chênh lệch chi phí mục tiêu với chi phí ước tính
        • Với câu C: “A target cost gap is the difference between the target cost for a product and its projected cost” nghĩa là khoảng cách chi phí mục tiêu là chênh lệch giữa chi phí mục tiêu cho một sản phẩm và chi phí dự kiến của nó.
          Đúng vì Target cost gap = Estimated cost - Target cost
          • Với câu D: “Products should be discontinued if there is a target cost gap” nghĩa là sản phẩm nên được ngừng sản xuất nếu có chênh lệch chi phí mục tiêu.
            Sai vì sản phẩm có thể ngừng sản xuất hay không thì phụ thuộc vào quyết định của nhà quản trị về chi phí mục tiêu hoặc lợi nhuận biên. Nếu có chênh lệch thì ta có thể giảm thiểu tối đa chênh lệch để sản xuất sản phẩm.

          3. Các bước tính target costing

          Example 1: 

          Great Games, a manufacturer of computer games, is in the process of introducing a new game to the market and has undertaken market research to find out about customers’ views on the value of the product and also to obtain a comparison with competitors’ products. The results of this research have been used to establish a target selling price of $60. This is the price that the company thinks it will have to sell the product at to achieve the required sales volume.

          Cost estimates have been prepared based on the proposed product specification. 

          Manufacturing cost

          $

          Direct material

          3.21

          Direct labour

          24.03

          Direct machinery costs

          1.12

          Ordering and receiving

          0.23

          Quality assurance

          4.60

           

          Non-manufacturing costs

          $

          Marketing

          8.15

          Distribution

          3.25

          After-sales service

          1.30

          The target profit margin for the game is 30% of the target selling price.

          Required

          Calculate the target cost of the new game and the target cost gap.

          Giải:

          Bước 1: Xác định mô tả chi tiết sản phẩm

          Bước 2: Xác định target selling price

          Target selling price = $60 (đề bài cho)

          Bước 3: Xác định lợi nhuận cần đạt được

          Target profit margin = 30% *  target selling price = 30% * $60 = $18

          Lưu ý:

          • Profit margin: là lợi nhuận biên cần đạt được. Ví dụ như giá bán công ty muốn bán là $60 nhưng lợi nhuận công ty muốn là 30% thì lợi nhuận công ty muốn sẽ là $18 (30% * $60). Hay nói cách khác, họ sẽ cố để hạ thấp giá gốc xuống còn $42 để đảm bảo lợi nhuận đạt 30% khi bán sản phẩm với giá $60.
          • Markup on cost: Markup khác với lợi nhuận. Một markup cho thấy giá bán của bạn nhiều hơn bao nhiêu so với giá gốc của mặt hàng đó. Ví dụ như giá gốc của sản phẩm là $60 và họ muốn bán cao hơn số tiền họ đã bỏ ra là 30%, nên giá bán của mặt hàng lúc này là $78 ($60 + 30% * $60/130% * $60).

            Bước 4: Tính Target cost

            Target cost = target selling price - target profit = $60 - $18 = $42

            Trong quá trình sản xuất, trước hết ta cần xác định giá bán là $60 và lợi nhuận là $18 để từ đó tính ra chi phí để sản xuất sản phẩm là $42. 

            ➜ Tức là công ty sản xuất sản phẩm để đạt được hiệu quả lợi nhuận như mong muốn là thì phải tối ưu chi phí đầu vào ở mức $42.

            Bước 5: Xác định chi phí ước tính của sản phẩm

            Estimated cost = $45.89 (tổng chi phí có trên 2 bảng)

            Bước 6: Tính target cost gap

            Target cost gap = Estimated cost  - Target cost = $45.89 - $42 = $3.89

            Khi đó phần chênh lệch giữa chi phí ước tính và chi phí mục tiêu là $3.89.

            ➜ Để giảm thiểu phần chênh lệch trên thì công ty cần làm:

            • Sử dụng nhân công giá rẻ do chi phí nhân công ($24.03) chiếm gần một nửa chi phí ước tính ($45.89).
            • Loại bỏ những hoạt động marketing không cần thiết.

            Example 2: The selling price of Product X is set at $550 for each unit and sales for the coming year are expected to be 800 units. A return of 30% on the investment of $500,000 in Product X will be required in the coming year. 

            Calculate the target cost for each unit of Product X? 

            Giải: 

            Bước 1: Xác định mô tả chi tiết sản phẩm

            Bước 2: Xác định target selling price

            Giá bán mỗi sản phẩm là $550 mà công ty dự định bán 800 đơn vị nên

            Target selling price = $550 * 800 = $440,000

            Bước 3: Xác định lợi nhuận cần đạt được

            Target profit margin = 30% * $500,000 = $150,000

            Trong quá trình sản xuất, trước hết ta cần xác định giá bán là $440,000 và lợi nhuận là $150,000 để từ đó tính ra chi phí để sản xuất sản phẩm là $290,000. 

            ➜ Tức là công ty sản xuất sản phẩm để đạt được hiệu quả lợi nhuận như mong muốn là thì phải tối ưu chi phí đầu vào ở mức $290,000.

            Bước 4: Tính target cost per unit 

            Target cost = Target selling price - Target profit = $440,000 - $150,000 = $290,000

            Target cost per unit = $290,000/800 = $362.5

             

            Author: Khanh Linh

            Reviewed by: Duy Anh Nguyen