Tương lai luôn tồn tại những điều không biết trước được, và nhà quản trị luôn phải ra các quyết định liên quan đến tương lai. Nói cách khác, nhà quản trị luôn phải đối mặt với các rủi ro và sự không chắc chắn.
Để đảm bảo các quyết định của doanh nghiệp là chính xác và khả thi, nhà quản trị cần cân nhắc các yếu tố về rủi ro và sự không chắc chắn. Trong bài hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu về vấn đề này.
I. Rủi ro và không chắc chắn
Rủi ro là những sự kiện trong tương lai có thể xảy ra hoặc không nhưng có thể ước tính được khả năng xảy ra.
Sự không chắc chắn là những sự kiện trong tương lai có thể xảy ra hoặc không nhưng không thể ước tính được khả năng xảy ra.
Thái độ của mỗi người đối với rủi ro là khác nhau và sẽ ảnh hưởng đến việc họ đưa ra quyết định. Người ta phân ra thái độ đó thành 3 nhóm như sau:
II. Các kỹ thuật để giảm thiểu sự không chắc chắn
Có 2 kỹ thuật chủ yếu để giảm thiểu sự không chắc chắn:
1. Nghiên cứu thị trường (Market research)
Đây là việc công ty thu thập các thông tin liên quan đến thói quen, thái độ và các ý định của người tiêu dùng một cách có hệ thống, để từ đó hiểu đầy đủ hơn, định vị, giải thích được các hành vi khách hàng và đưa ra các quyết định phù hợp.
Các thông tin thu thập có thể ở dạng định tính và định lượng:
- Định tính: Dữ liệu sẽ cho phép công ty hiểu được tại sao người tiêu dùng lại hành động như vậy.
Ví dụ: người tiêu dùng chọn mua giày Adidas thay vì Nike
- Định lượng: dữ liệu tồn tại dưới dạng những con số.
Ví dụ: họ thống kê được bao nhiêu người chọn mua giày Adidas và bao nhiêu người mua giày Nike
2. Ước tính các khả năng xảy ra của kết quả (Outcome Estimates)
Kỹ thuật này thường được xây dựng dưới dạng một Pay-off table.
Pay-off table là một bảng giúp xác định và ghi lại tất cả các kết quả trong các tình huống có nhiều lựa chọn. Từ đó, giúp doanh nghiệp xác định được:
- Kết quả nào có khả năng xảy ra nhiều nhất
- Kết quả tốt nhất có thể xảy ra
- Kết quả xấu nhất có thể xảy ra
Từ đó, dựa trên các nguyên tắc lựa chọn đã được xây dựng từ trước, doanh nghiệp sẽ đưa ra các quyết định tương ứng cụ thể. Với mỗi nguyên tắc riêng, doanh nghiệp có thể đưa ra các quyết định khác nhau.
Xét ví dụ:
Công ty ABC đang xem xét quyết định giá bán cho sản phẩm X. Họ đã ước tính các khả năng đầu ra là số lượng sản phẩm bán được tương ứng với mỗi mức giá như sau:
$4 |
$4.3 |
$4.4 |
|
Kết quả tốt nhất |
16,000 |
14,000 |
12,500 |
Kết quả bình thường |
14,000 |
12,500 |
12,000 |
Kết quả xấu nhất |
10,000 |
8,000 |
6,000 |
Biết chi phí cố định là $20,000 và chi phí biến đổi là $2/sản phẩm.
Để đưa ra quyết định chọn mức giá nào, ABC có thể xây dựng một bảng Pay-off table như sau:
Giá bán/SP ($) |
4 |
4.3 |
4.4 |
Chi phí biến đổi/SP ($) |
2 |
2 |
2 |
Lợi nhuận góp/SP ($) |
2 |
2.3 |
2.4 |
Tổng lợi nhuận góp ($) |
|||
Kết quả tốt nhất |
32,000 |
32,200 |
30,000 |
Kết quả bình thường |
28,000 |
28,750 |
28,800 |
Kết quả xấu nhất |
20,000 |
18,400 |
14,400 |
Như vậy, mức giá $4.3 có vẻ là hợp lý nhất vì đối với kết quả bình thường, lợi nhuận gộp $28,750 không kém mức giá $4.4 là bao nhiêu, nhưng khả năng kết quả tốt nhất lại có giá trị cao nhất $32,200 và khả năng kết quả xấu nhất không phải là thấp nhất.
Tuy nhiên, khi xem xét đến chi phí cố định $20,000 thì chỉ có mức giá $4 là đảm bảo tất cả các khả năng ABC đều không bị lỗ.
Nếu người quyết định trong doanh nghiệp là người sợ rủi ro, họ chắc chắn sẽ lựa chọn phương án giá $4/ sản phẩm.
III. Nguyên tắc ra quyết định dựa trên giá trị ước tính
Giá trị ước tính (Expected value - EV) là kết quả trung bình của các đầu ra có thể xảy ra của một quyết định.
Nguyên tắc quyết định: Chọn phương án có EV cao nhất đối với lợi ích và EV thấp nhất đối với chi phí.
Ví dụ:
Công ty Ellen đang xem xét thực hiện 2 dự án A và B. Biết các thông tin đầu ra như sau:
Dự án A |
Dự án B | ||
Khả năng xảy ra |
Lợi nhuận ($) |
Khả năng xảy ra |
Lợi nhuận ($) |
0.8 |
5,000 |
0.1 |
(2,000) |
0.2 |
6,000 |
0.2 |
5,000 |
0.6 |
7,000 |
||
0.1 |
8,000 |
Ta cần xác định EV của từng dự án:
- Dự án A: EV(A) = 0.8 x 5,000 + 0.2 x 6,000 = $5,200
- Dự án B: EV(B) = 0.1 x (2,000) + 0.2 x 5,000 + 0.6 x 7,000 + 0.1 x 8,000 = $5,800
Do EV(A)< EV(B) nên Ellen nên chọn dự án B.
Đánh giá: Phương pháp EV có những ưu và nhược điểm sau:
Ưu điểm |
Nhược điểm |
|
|
IV. Nguyên tắc ra quyết định khác
Ngoài nguyên tắc ra quyết định dựa trên EV trên, các doanh nghiệp có thể sử dụng các nguyên tắc khác để ra quyết định. Cụ thể:
1. Maximin decision rule (Maximise the minimum achievable profit)
Nguyên tắc: Người ra quyết định sẽ lựa chọn phương án có kết quả tốt nhất trong trường hợp xấu nhất.
Ví dụ:
Doanh nghiệp X đang xem xét việc lựa chọn thực hiện các dự án D, E và F loại trừ lẫn nhau. Có 3 tình huống xảy ra tương ứng với lợi nhuận từng dự án có thể đạt được:
Dự án |
D ($'000) |
E ($'000) |
F ($'000) |
|
Tình huống | I | 100 | 80 | 60 |
II | 90 | 120 | 85 | |
III | (20) | 10 | 85 |
- Kết quả xấu nhất của mỗi dự án ở đây là dự án D lỗ $20,000, E lãi $10,000 và F lãi $60,000
- Kết quả tốt nhất trong các trường hợp xấu nhất là dự án F lãi $60,000
Do đó, dự án F sẽ được lựa chọn để triển khai.
Đánh giá:
- Nguyên tắc này không xem xét khả năng xảy ra của từng kết quả
- Nguyên tắc ưu tiên sự an toàn mà không cân nhắc đến các cơ hội để tối đa hóa lợi nhuận, do đó phù hợp với các nhà quản lý sợ rủi ro (Risk averse)
2. Maximax decision rule (Maximise the maximum profit)
Nguyên tắc: Người ra quyết định sẽ lựa chọn phương án có kết quả tốt nhất trong các trường hợp tốt nhất.
Xét ví dụ ở mục 1 trên:
- Kết quả tốt nhất cho từng dự án là D lãi $100,000, E lãi $120,000 và F lãi $85,000
- Kết quả tốt nhất trong các dự án là E lãi $120,000
Do đó, E sẽ là dự án được lựa chọn để triển khai
Đánh giá: Nguyên tắc này ưu tiên tối đa hóa lợi nhuận và không quan tâm đến rủi ro có thể xảy ra, do đó phù hợp với các nhà quản lý thích rủi ro (Risk seeker).
3. Minimax regret rule (Minimise the maximum potential regret)
Nguyên tắc: Người ra quyết định sẽ lựa chọn phương án để tối thiểu chi phí cơ hội bị mất đi do quyết định sai.
Xét ví dụ ở mục 1 trên:
- Xây dựng bảng regret table cho các dự án theo nguyên tắc:
Chi phí cơ hội cho mỗi quyết định = Lợi nhuận của quyết định tốt nhất trong mỗi trường hợp trừ đi lợi nhuận của mỗi quyết định tương ứng
Ở ví dụ này, tình huống I, dự án D có lợi nhuận cao nhất là $100,000 nên chi phí cơ hội với chính nó = 0 nhưng với dự án E, chi phí cơ hội sẽ là $100,000 - $80,000 = $20,000 và F là $100,000 - $60,000 = $40,000. Tính tương tự với tình huống II và III, ta có bảng regret table sau:
Dự án |
D ($'000) |
E ($'000) |
F ($'000) |
|
Tình huống | I | 0 | 20 | 40 |
II | 30 | 0 | 35 | |
III | 105 | 75 | 0 |
Từ bảng trên ta thấy:
- Chi phí cơ hội bị mất đi do quyết định cao nhất (maximum regret) của dự án D là $105,000, E là $75,000 và F là $40,000.
- Trường hợp chi phí cơ hội bị mất đi ít nhất trong các trường hợp trên là dự án F $40,000
Do đó, F sẽ là dự án được lựa chọn.
Author: Hadtt