[PM/F5] Performance Management - Quản lý Hiệu quả hoạt động
  1. SAPP Knowledge Base
  2. Tự học ACCA (Association of Chartered Certified Accountant)
  3. [PM/F5] Performance Management - Quản lý Hiệu quả hoạt động

[PM/F5: Tóm tắt kiến thức] Lesson 13: Phân tích chênh lệch (Variance analysis)


Trong bài này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về bốn khía cạnh chính:

  • Các loại chênh lệch (Variances)
  • Báo cáo hoạt động (Operating statements)
  • Chênh lệch hỗn hợp NVL và chênh lệch lợi suất NVL (Materials mix and yield variances)
  • Chênh lệch doanh thu theo tỉ lệ phối hợp sản phẩm và chênh lệch doanh thu theo sự thay đổi sản lượng tiêu thụ (Sales mix and quantity variances)

I. Các loại chênh lệch (Variances)

1. Định nghĩa

“Variance” là sự chênh lệch giữa kết quả thực tế và kết quả theo dự toán.

Trong phương pháp chi phí tiêu chuẩn (Standard Costing), chênh lệch chi phí là sự chênh lệch giữa chi phí tiêu chuẩn và chi phí thực tế phát sinh từ khối lượng sản xuất.

Lưu ý: 

  • Nếu kết quả thực tế tốt hơn kết quả dự kiến, chúng ta có một chênh lệch có lợi (favourable variance).
  • Nếu kết quả thực tế tệ hơn kết quả dự kiến, chúng ta có một chênh lệch bất lợi (adverse variance).

    2. Các thành phần chênh lệch

    Vì những sự chênh lệch đều đóng góp vào sự đánh giá về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nên việc đánh giá chênh lệch rất quan trọng. Thêm nữa, ta không thể đánh giá được bộ phận nào đang hoạt động không tốt để gây ra chênh lệch chỉ đơn giản qua việc nhìn vào con số chênh lệch tổng thể. Vì vậy ta phải phân tích chênh lệch tổng thể thành các chênh lệch thành phần nhỏ hơn.

    Các chênh lệch thành phần bao gồm 5 loại chính:

    • Chênh lệch doanh thu (Sales Variance)
    • Chênh lệch nguyên vật liệu (Material Variance)
    • Chênh lệch nhân công (Labor Variance)
    • Chênh lệch chi phí sản xuất chung biến đổi (Variable Production Overhead Variance)
    • Chênh lệch chi phí sản xuất chung cố định (Fixed Production Overhead Variance)

    Với mỗi loại chênh lệch lại bao gồm những thành phần nhỏ hơn, cụ thể như sau:

     

     

     

     

    Question

    A company produces and sells one product only, the Thing, the standard cost for one unit being as follows.

     

    $

    Direct material A – 10 kilograms at $20 per kg

    200

    Direct material B – 5 litres at $6 per litre

    30

    Direct wages – 5 hours at $6 per hour

    30

    Fixed production overhead

    50

    Total standard cost

    310

    The fixed overhead included in the standard cost is based on an expected monthly output of 900 units. Fixed production overhead is absorbed on the basis of direct labour hours.

    During April the actual results were as follows. 

    Production 

    800 units

    Material A

    7,800 kg used, costing $159,900

    Material B

    4,300 litres used, costing $23,650

    Direct wages

    4,200 hours worked for $24,150

    Fixed production overhead

    $47,000

    Required

    (a) Calculate price and usage variances for each material.

    (b) Calculate labour rate and efficiency variances.

    (c) Calculate fixed production overhead expenditure and volume variances and then subdivide the volume variance.


    Giải:

    (a) Chênh lệch giá thành – NVL A

    Tính khối lượng NVL thực tế mua vào hoặc sử dụng trong kì và so sánh giá mua NVL thực tế với giá tiêu chuẩn của khối lượng NVL đó.

     

    $

    Giá tiêu chuẩn của 7,800 kg NVL (x $20)

    156,000

    Giá thực tế của 7,800 kg NVL

    159,900

    Chênh lệch giá thành

    3,900 (A)

    Chênh lệch này là bất lợi vì giá mua vào cao hơn tiêu chuẩn nên tốn nhiều chi phí hơn.

     

    Chênh lệch sử dụng NVL – NVL A

    Tính khối lượng sản phẩm thực tế sản xuất và so sánh khối lượng NVL sử dụng thực tế đã sử dụng  và khối lượng NVL tiêu chuẩn để sản xuất ra lượng đầu ra đó. Chênh lệch sử dụng NVL sẽ được chuyển đổi thành giá trị tiền tệ theo giá tiêu chuẩn trên một đơn vị NVL.

    NVL tiêu chuẩn để sản xuất 800 đơn vị

    8,000 kg

    NVL thực tế đã sử dụng

    7,800 kg

    Chênh lệch sử dụng NVL tính theo kg

    200 (F)

    Nhân với giá thành tiêu chuẩn trên 1 kg

    x $20

    Tổng chênh lệch sử dụng NVL

    $54,000 (F)

    Chênh lệch này là có lợi vì quá trình sản xuất tiêu tốn ít NVL hơn tiêu chuẩn.

     

    Chênh lệch giá thành – NVL B

    Tương tự như A, ta có:

     

    $

    Giá tiêu chuẩn của 4,300 lít NVL (x $6)

    25,800

    Giá thực tế của 4,300 lít NVL

    23,650

    Chênh lệch giá thành

    2,150 (F)

    Chênh lệch này là có lợi vì giá mua vào thấp hơn tiêu chuẩn nên tốn ít chi phí hơn.

     

    Chênh lệch sử dụng NVL – NVL B

    Tương tự như A, ta có:

    NVL tiêu chuẩn để sản xuất 800 đơn vị

    4,000 lít

    NVL thực tế đã sử dụng

    4,300 kg

    Chênh lệch sử dụng NVL tính theo lít

    300 (A)

    Nhân với giá thành tiêu chuẩn trên 1 lít

    x $6

    Tổng chênh lệch sử dụng NVL

    $1,800 (A)

    Chênh lệch này là bất lợi vì quá trình sản xuất tiêu tốn nhiều NVL hơn tiêu chuẩn.

     

    (b) Chênh lệch mức chi trả nhân công

    Tính số giờ làm việc được trả lương của nhân công, và so sánh chi phí lương thực tế và mức chi trả tiêu chuẩn trên số giờ làm việc đó.

     

    $

    Mức chi trả tiêu chuẩn trên 4,200 giờ (x $20)

    25,200

    Chi phí lương thực tế của 4,200 giờ

    24,150

    Chênh lệch mức chi trả

    1,050 (F)

    Chênh lệch này là có lợi vì chi phí lương thực tế nhỏ hơn mức chi trả tiêu chuẩn.

     

    Chênh lệch hiệu quả nhân công

    Tính khối lượng sản phẩm thực tế sản xuất và so sánh thời gian thực tế sản xuất và thời gian tiêu chuẩn để sản xuất khối lượng sản phẩm đầu ra đó. Chênh lệch hiệu quả nhân công sẽ được chuyển đổi thành giá trị tiền tệ theo mức chi trả nhân công tiêu chuẩn trên một đơn vị giờ lao động.

    Thời gian tiêu chuẩn để sản xuất 800 đơn vị

    4,000 h

    Thời gian thực tế 

    4,200 h

    Chênh lệch hiệu quả nhân công tính theo giờ lao động

    200 (A)

    Nhân với mức chi trả tiêu chuẩn trên 1 giờ lao động

    x $6

    Tổng chênh lệch hiệu quả nhân công

    $1,200 (A)

    Chênh lệch này là bất lợi vì quá trình sản xuất tốn nhiều thời gian hơn tiêu chuẩn.

     

    (c) Chênh lệch chi tiêu cho chi phí SX chung cố định

    Đây là mức chênh lệch giữa chi phí cố định theo dự toán và trên thực tế phát sinh.

     

    $

    Chi phí cố định theo dự toán ($50 x 900)

    45,000

    Chi phí cố định phát sinh thực tế

    47,000

    Chênh lệch chi phí SX chung cố định

    2,000 (A)

    Chênh lệch này là bất lợi vì chi phí phát sinh thực tế lớn hơn chi phí theo dự toán.

     

    Chênh lệch sản lượng cho chi phí SX chung cố định

    Đây là mức chênh lệch giữa sản lượng sản xuất theo dự toán và trên thực tế, nhân với chi phí SX chung tiêu chuẩn trên 1 đơn vị sản phẩm.

    Lưu ý:

    • Chênh lệch này chỉ được tính khi sử dụng phương pháp Absorption costing, bao gồm các chi phí cố định được phân bổ vào từng sản phẩm. 
    • Sử dụng phương pháp Marginal costing thì sẽ không tồn tại chỉ số này, mà chi phí cố định sẽ được hạch toán là chi phí trong kỳ.

    Sản lượng sản xuất theo dự toán tính trên chi phí SX chung cố định tiêu chuẩn

    900 đ/v

    Sản lượng sản xuất trên thực tế tính trên chi phí SX chung cố định tiêu chuẩn 

    800 đ/v

    Chênh lệch sản lượng sản xuất tính theo đơn vị sản phẩm

    100 đ/v (A)

    Nhân với chi phí SX chung cố định tiêu chuẩn

    x $50

    Tổng chênh lệch sản lượng sản xuất

    $5,000 (A)

    Chênh lệch này là bất lợi vì mặc dù tốn ít chi phí hơn (các chỉ số khác thì kết quả này sẽ là có lợi) nhưng lại sản xuất được ít sản phẩm hơn => dẫn đến chi phí Overhead phân bổ trên từng sản phẩm sẽ nhiều hơn.

    Lưu ý: Nếu Fixed Production OH được phân bổ theo số giờ làm việc, thì chênh lệch sản lượng có thể được chia làm 2 loại chênh lệch khác. Đó là chênh lệch năng suất theo sản lượng và chênh lệch hiệu quả theo sản lượng.

    Ta có: Fixed overhead Efficiency variance + Capacity variance = Volume variance

     

    Chênh lệch năng suất theo sản lượng chi phí SX chung cố định

    Là sự chênh lệch của chi phí SX chung cố định dựa trên ảnh hưởng từ sự chênh lệch giữa số giờ làm việc theo dự toán và số giờ làm việc thực tế, nhân với OAR per hour

       

    Số giờ làm việc theo dự toán

    4,500 h

    Số giờ làm việc thực tế

    4,200 h

    Chênh lệch năng suất theo sản lượng tính theo giờ lao động

    300 h (A)

    Nhân với OAR per hour ($50 : 5)

    x $10

    Tổng chênh lệch năng suất theo sản lượng

    $3,000 (A)

    Chênh lệch này là bất lợi vì mặc dù tốn ít chi phí hơn (các chỉ số khác thì kết quả này sẽ là có lợi) nhưng vì làm việc ít hơn nên sản xuất được ít sản phẩm hơn => dẫn đến chi phí Overhead phân bổ trên từng sản phẩm sẽ nhiều hơn.

     

    Chênh lệch hiệu quả theo sản lượng chi phí SX chung cố định

    Là sự chênh lệch của chi phí SX chung cố định dựa trên ảnh hưởng từ sự chênh lệch giữa số giờ làm việc tiêu chuẩn cho một quá trình sản xuất và số giờ làm việc thực tế phát sinh cho quá trình đó

     

    Thời gian tiêu chuẩn để sản xuất 800 đơn vị

    4,000 h

    Thời gian thực tế 

    4,200 h

    Chênh lệch hiệu quả theo sản lượng tính theo giờ lao động

    200 h (A)

    Nhân với OAR per hour

    x $10

    Tổng chênh lệch hiệu quả theo sản lượng

    $2,000 (A)

    Chênh lệch này là bất lợi vì tốn nhiều thời gian hơn tiêu chuẩn để sản xuất ra sản phẩm.

    3. Nguyên nhân phát sinh chênh lệch

    Chênh lệch (Variances)

    Có lợi (Favourable)

    Bất lợi (Adverse)

    Giá thành NVL - Material price

    - Những khoản chiết khấu không dự đoán trước

    - Mua hàng cẩn thận chọn lọc kỹ càng hơn

    - Thay đổi tiêu chuẩn nguyên vật liệu

    - Giá thành nguyên vật liệu tăng

    - Mua hàng thiếu chọn lọc

    - Thay đổi tiêu chuẩn nguyên vật liệu

    Sử dụng NVL - Material usage

    - Chất lượng NVL được sử dụng cao hơn mức tiêu chuẩn

    - Sử dụng NVL hiệu quả hơn

    - Gặp lỗi trong quá trình phân bổ NVL đến các quy trình sản xuất, có thể phân bổ ít dẫn đến ít chi phí NVL hơn

    - NVL bị lỗi, hư hỏng

    - Sử dụng NVL dư thừa, lãng phí 

    - NVL bị hao hụt do trộm cắp

    - Kiểm soát chất lượng NVL chặt hơn

    - Gặp lỗi trong quá trình phân bổ NVL đến các quy trình sản xuất, có thể phân bổ quá mức dẫn đến tốn kém nhiều chi phí NVL hơn

    Mức chi trả nhân công - Labour rate

    - Sử dụng nhân công với mức chi trả thấp hơn so với tiêu chuẩn

    - Chi phí lương bổng gia tăng

    Thời gian rảnh rỗi - Idle time

    (Lưu ý: thường Idle time sẽ là Adverse)

    - Có khả năng xảy ra thời gian rảnh rỗi có lợi nếu nó đã được tính trước vào dự toán

    - Hư hỏng máy móc

    - NVL không có sẵn để vận hành sản xuất

    - Công nhân bị ốm hoặc chấn thương

    Hiệu quả nhân công - Labour efficiency

    - Sản xuất đầu ra nhanh hơn dự kiến

    - Gặp lỗi trong quá trình phân bổ thời gian

    - Thời gian lãng phí do sản xuất lâu hơn mức tiêu chuẩn

    - Sản lượng đầu ra thấp hơn tiêu chuẩn

    - Gặp lỗi trong quá trình phân bổ thời gian

    Chi tiêu cho chi phí SX chung - Overhead expenditure

    - Tiết kiệm được chi phí phát sinh

    - Sử dụng các dịch vụ một cách tiết kiệm hơn

    - Chi phí dịch vụ tăng

    - Sử dụng thừa dịch vụ

    - Thay đổi loại dịch vụ sử dụng

    Sản lượng cho chi phí SX chung - Overhead volume

    - Sản lượng thực tế nhiều hơn dự toán, nên dù chi phí tổng thể cao hơn nhưng chi phí trên 1 sản phẩm sẽ nhỏ hơn

    - Sản lượng thực tế ít hơn dự toán, nên dù chi phí tổng thể thấp hơn nhưng chi phí trên 1 sản phẩm sẽ lớn hơn

    Hiệu suất cho chi phí SX chung cố định - Fixed overhead capacity

    - Công nhân làm việc nhiều giờ hơn nên sản lượng thực tế nhiều hơn dự toán, nên dù chi phí tổng thể cao hơn nhưng chi phí trên 1 sản phẩm sẽ nhỏ hơn

    - Công nhân làm việc ít giờ hơn nên sản lượng thực tế ít hơn dự toán, nên dù chi phí tổng thể thấp hơn nhưng chi phí trên 1 sản phẩm sẽ lớn hơn

    Giá bán - Selling price

    - Sản phẩm bị tăng giá bất ngờ

    - Sản phẩm bị giảm giá bất ngờ

    Chênh lệch khối lượng bán hàng - Sales volume

    - Tăng nhu cầu mua hàng

    - Giảm nhu cầu mua hàng

    - Gặp khó khăn trong khâu sản xuất

    4. Điều tra các chênh lệch

    Đôi khi phân tích những chênh lệch sẽ đem lại những cách giải quyết vấn đề cho doanh nghiệp. Tuy nhiên trong một số trường hợp việc điều tra các chênh lệch lại khiến DN gặp bất lợi hơn. Thế nên ta cần đánh giá xem những yếu tố gì là cần thiết để khiến DN quyết định điều tra về các chênh lệch.

    Yếu tố

    Giải thích

    Tính trọng yếu - Materiality

    Những chênh lệch nhỏ mà không quá quan trọng nhưng để điều tra ra chúng thì tốn thời gian nên việc điều tra là không cần thiết

    Khả năng kiểm soát - Controllability

    Chỉ nên điều tra về các chênh lệch trong tầm kiểm soát của doanh nghiệp

    Tiêu chuẩn đang được sử dụng - Standard-being-used type

    - Nếu doanh nghiệp sử dụng một tiêu chuẩn quá hoàn hảo thì các chênh lệch sẽ luôn là bất lợi

    - Tương tự, nếu doanh nghiệp sử dụng một tiêu chuẩn quá bình thường thì các chênh lệch sẽ thường là có lợi

    Chênh lệch có xu hướng - Variance trend

    Các chênh lệch dù nhỏ nhưng nếu xảy ra một cách đều đặn liên tục thì cần phải chú ý

    Sự phụ thuộc lẫn nhau của các chênh lệch - Interdependence between variances

    Hai chênh lệch phụ thuộc lẫn nhau khi một trong hai là chênh lệch có lợi thì chênh lệch còn lại sẽ là bất lợi

    Chi phí điều tra chênh lệch - Costs of investigation

    Cần được so sánh với các lợi ích nhận được khi giải quyết được vấn đề gây ra bởi chênh lệch đó

    Sau khi quyết định được sẽ điều tra các chênh lệch, doanh nghiệp sẽ sử dụng các phương pháp như sau:

    Phương pháp

    Giải thích

    Rule of thumb model - quy tắc ngón tay cái

    Đưa ra một giới hạn mà khi các chênh lệch nằm trong giới hạn đó thì sẽ được coi là không trọng yếu và có thể bỏ qua

    Mô hình ý nghĩa thống kê - Statistical significance model

    Sử dụng những dữ liệu từ quá khứ để tính toán và đo lường số trung bình cộng kỳ vọng và độ lệch chuẩn kỳ vọng

    Biểu đồ kiểm soát thống kê - Statistical control charts

    Là công cụ để phân biệt các biến động do các nguyên nhân đặc biệt cần được nhận biết, điều tra và kiểm soát gây ra với những thay đổi ngẫu nhiên vốn có của quá trình.

    II. Báo cáo hoạt động - Operating statement

    Báo cáo hoạt động là một bản báo cáo thường niên dành cho các nhà quản trị, nhằm mục đích so sánh chi phí và doanh thu thực tế với những con số theo dự toán và tính toán những chênh lệch.

    Ta cùng phân tích qua ví dụ sau:

    A company manufactures one product, and the entire product is sold as soon as it is produced. There are no opening or closing inventories and work in progress is negligible. The company operates a standard costing system and analysis of variances is made every month. The standard cost card for the product, a widget, is as follows.

    STANDARD COST CARD –  WIDGET

    Direct wages

    2 hours at $2.00 per hour

    4.00

    Variable overheads

    2 hours at $0.30 per hour

    0.60

    Fixed overhead

    2 hours at $3.70 per hour

    7.40

    Standard cost

     

    14.00

    Standard profit

     

    6.00

    Standing selling price

     

    20.00

     

    Budgeted output for January was 5,100 units. Actual results for January were as follows. Production of 4,850 units was sold for $95,600

    Materials consumed in production amounted to 2,300 kilos at a total cost of $9,800 Labour hours paid for amounted to 8,500 hours at a cost of $16,800

    Actual operating hours amounted to 8,000 hours Variable overheads amounted to $2,600

    Fixed overheads amounted to $42,300

    Required

    Calculate all variances and prepare an operating statement for January.

    Hướng dẫn giải: Các bước tính toán variances tương tự như ở trên. Ta sẽ tính được các con số như sau:

    Material price variance: 600 (A) 

    Material usage variance in $: 500 (F)

    Labour rate variance: 200 (F)

    Labour efficiency variance in $: $3,400 (F)

    Idle time variance 500 hours (A) x $2: $1,000 (A)

    Variable overhead expenditure variance: 200 (A)

    Variable overhead efficiency variance is the same as the labour efficiency variance: 1,700 hours (F) x $0.30 per hour = $510 (F)

    Fixed overhead expenditure variance: 4,560 (A)

    Fixed overhead volume variance: 1,850 (A)

    Selling price variance: 1,400 (A)

    Sales volume variance in $: $1,500 (A)

     

    OPERATING STATEMENT FOR JANUARY

      $ $
    Budgeted profit   30,600
    Sales variances: price 1,400 (A)  
    Volume 1,500 (A)  
      2,900 (A)  
    Actual sales minus the standard cost of sales   27,700

     

    Cost variances      
      (F) (A)  
      $ $  
    Material price   600  
    Material usage 500    
    Labour rate 200    
    Labour efficiency 3,400    
    Labour idle time   1,000  
    Variable overhead expenditure   200  
    Variable overhead efficiency 510    
    Fixed overhead expenditure   4,560  
    Fixed overhead volume   1,850  
      4,610 8,210 3,600 (A)
    Actual profit for January     24,100
    Check      
        $ $
    Sales     95,600
    Materials   9,800  
    Labour   16,800  
    Variable overhead   2,600  
    Fixed overhead   42,300  
          71,500
    Actual profit     24,100

     

    III. Chênh lệch hỗn hợp NVL và chênh lệch lợi suất NVL (Materials mix and yield variances)

    Ta có: Material Usage Variance = Material mix variance + Material yield variance

    • Material mix variance: là chênh lệch chi phí NVL phát sinh do tỷ lệ trộn giữa các NVL để sản xuất ra một loại sản phẩm được sử dụng tốn kém hơn hoặc rẻ hơn tỷ lệ trộn tiêu chuẩn ban đầu.
    • Yield variance: là chênh lệch chi phí NVL phát sinh do sự chênh lệch về số lượng NVL đầu vào tiêu chuẩn để sản xuất ra một khối lượng sản phẩm đầu ra nhất định, và số lượng NVL thực tế đã tiêu tốn để sản xuất ra chúng.

    Ví dụ: The standard material usage & cost of 19 kg of product X-Y:

    Material X: 8 kg at $20/kg

    Material Y: 12 kg at $25/kg

    The actual results: 1,850 kg of product X-Y were produced from 900 kg of material X and 1,100 kg of material Y.

    Required: Calculate mix variance & yield variance?

    Trước tiên ta sẽ tính Material usage variance để thấy rằng công thức bên trên là đúng.

    (1) Material usage variance:

    Material

    Standard usage of Actual Output (kg)

    Actual usage (kg)

    Variance (kg)

    Standard Cost ($/kg)

    Usage variance ($)

    X

    1,850/19 * 8 = 779 (*)

    900

    121 (A)

    20

    2,420 (A)

    Y

    1,850/19 * 12 = 1,168 (*)

    1,100

    68 (F)

    25

    1,700 (F)

    Total

    1,947

    2,000

       

    720 (A)

    (*) Ta phải lấy 1,850 kg là tổng sản lượng thực tế chia cho 19 kg là khối lượng NVL tiêu chuẩn sử dụng để sản xuất ra một sản phẩm rồi nhân với tỉ lệ mix tiêu chuẩn của nguyên liệu X và nguyên liệu Y để tính ra số lượng nguyên liệu X, Y tiêu chuẩn mà đáng ra phải sử dụng để sản xuất ra 1,850 kg sản phẩm.

    (2) Mix Variance

    Chỉ số này chỉ xem xét ảnh hưởng do tỷ lệ trộn NVL, không xem xét ảnh hưởng khối lượng đầu vào và đầu ra.

    Material

    Actual usage of Standard mix (kg)

    Actual usage of Actual mix (kg)

    Mix Variance (kg)

    Standard Cost ($/kg)

    Mix variance ($)

    X

    2,000 * 8/20 = 800 (*)

    900

    100 (A)

    20

    2,000 (A)

    Y

    2,000 * 12/20 = 1,200 (*)

    1,100

    100 (F)

    25

    2,500 (F)

    Total

    2,000

    2,000

       

    500 (F)

    (*) Ta phải lấy 2,000 kg là tổng NVL sử dụng thực tế (900 + 1,100) nhân với tỉ lệ mix tiêu chuẩn của nguyên liệu X và nguyên liệu Y (8 phần và 12 phần tương ứng) để tính ra số lượng nguyên liệu X, Y cần sử dụng theo tỷ lệ mix tiêu chuẩn trong 2,000 kg NVL đã sử dụng.

    (3) Yield Variance

    Ngược lại với Mix Variance, chỉ số này chỉ xem xét ảnh hưởng khối lượng đầu vào và đầu ra, không xem xét ảnh hưởng do tỷ lệ trộn NVL.

    Material

    Standard usage of Standard mix (kg)

    Actual usage of Standard mix (kg)

    Variance (kg)

    Standard Cost ($/kg)

    Yield variance ($)

    X

    1,850/19 * 8 = 779 (*)

    2,000 * 8/20 = 800 

    21 (A)

    20

    420 (A)

    Y

    1,850/19 * 12 = 1,168 (*)

    2,000 * 12/20 = 1,200 

    32 (A)

    25

    800 (A)

    Total

    2,000

    1,947

       

    1,220 (A)

    (*) Ở đây ta giữ nguyên tỷ lệ mix X:Y là 8:12, tính số NVL sử dụng theo tiêu chuẩn dựa trên con số thực tế 1,850 kg sản phẩm, chia cho 19 kg NVL tiêu chuẩn cho một sản phẩm và nhân với tỷ lệ để tính được con số khối lượng đầu vào tiêu chuẩn của từng nguyên liệu

    => Qua 3 phép tính trên, ta có thể thấy

    Material usage variance ($720 A) = Mix variance ($500 F) + Yield variance ($1,220 A)

    Lưu ý:

    • Mix variance và Yield variance là hai chỉ số có phụ thuộc lẫn nhau trên mối quan hệ ngược chiều. Nghĩa là khi mix variance là có lợi thì yield variance sẽ bất lợi và ngược lại. Cụ thể, giả sử tỉ lệ mix thực tế của NVL rẻ hơn so với tiêu chuẩn, có thể tổng sản lượng đầu ra sẽ thấp hơn tiêu chuẩn.
    • Hai chỉ số này có một điểm trừ là chưa phản ánh được chất lượng của sản phẩm. Vậy nên khi công ty cần quản lý hoạt động thì sẽ cần quan tâm đến một chỉ số nào đó về chất lượng khác.

    IV. Chênh lệch doanh thu theo tỉ lệ phối hợp sản phẩm và chênh lệch doanh thu theo sự thay đổi sản lượng tiêu thụ (Sales mix and quantity variances)

    Ta có: Sales volume Variance = Sales mix variance + Sales quantity variance

    • Sales mix variance: là chênh lệch doanh thu phát sinh do tỷ lệ trộn giữa các sản phẩm bán ra khác với tỷ lệ trộn tiêu chuẩn ban đầu.
    • Sales quantity variance: phản ánh sự khác biệt của lợi nhuận do sự thay đổi trong sản lượng tiêu thụ thực tế so với dự kiến

    Ví dụ: 2 sản phẩm X, Y được tiêu thụ theo sản lượng và lợi nhuận dự kiến như sau:

    Products

    Sales unit

    Sales

    Costs

    Profit

    Profit/unit

    X

    400

    $8,000

    $6,000

    $2,000

    $5

    Y

    300

    $12,000

    $11,100

    $900

    $3

    Sản lượng tiêu thụ thực tế là 280 sản phẩm X và 630 sản phẩm Y

    Yêu cầu: Tính Sales mix và Sales quantity variance?

    Trước tiên ta sẽ tính Sales volume variance để thấy rằng công thức bên trên là đúng.

    (1) Sales volume variance

    Product

    Standard sales

    Actual sales

    Variance (units)

    Standard profit ($/unit)

    Volume variance ($)

    X

    400

    280

    120 (A)

    5

    600 (A)

    Y

    300

    630 

    330 (F)

    3

    990 (F)

    Total

    700

    910

       

    390 (F)

    (2) Sales Mix variance

    Giống như Material mix, ta cũng chỉ xem xét ảnh hưởng do tỷ lệ trộn sản phẩm, không xem xét ảnh hưởng từ sản lượng tiêu thụ thực tế và dự kiến.

    Product

    Actual Sales of Standard mix (Units)

    Actual sales of Actual mix (Units)

    Mix variance (units)

    Standard profit ($/unit)

    Mix variance ($)

    X

    910 * 400/700 = 520

    280

    240 (A)

    5

    1,200 (A)

    Y

    910 * 300/700 = 390

    630 

    240 (F)

    3

    720 (F)

    Total

    910

    910

       

    480 (A)

    (3) Sales Quantity Variance

    Giống như Material yield, ta cũng chỉ xem xét ảnh hưởng từ sản lượng tiêu thụ thực tế và dự kiến, không xem xét ảnh hưởng do tỷ lệ trộn sản phẩm.

    Product

    Standard Sales of Standard mix (Units)

    Actual sales of Standard mix (Units)

    Mix variance (units)

    Standard profit ($/unit)

    Mix variance ($)

    X

    400

    910 * 400/700 = 520

    120 (F)

    5

    600 (F)

    Y

    300

    910 * 300/700 = 390

    90(F)

    3

    270 (F)

    Total

    700

    910

       

    870 (F)

    => Ta có thể thấy rằng:

    Sales Volume variance ($390 F) = Sales Mix variance ($480 A) + Sales quantity variance ($870 F)

     

    Author: Duy Anh Nguyen