Tài liệu Pre CFA level 1

[Portfolio Management]

Portfolio Management là môn học về Quản lý và lập kế hoạch danh mục đầu tư, kiểm tra các
yếu tố cần thiết để quản lý các loại danh mục đầu tư thành công. Trong môn học này, bạn sẽ
được giải thích tại sao cách tiếp cận danh mục đầu tư lại quan trọng đối với tất cả các nhà
đầu tư trong việc đạt được mục tiêu tài chính của họ. Bạn sẽ học được cách so sánh nhu cầu
tài chính của các nhà đầu tư cá nhân và tổ chức khác nhau. Sau khi phác thảo các bước trong
quy trình quản lý danh mục đầu tư, bạn có thể so sánh và đối chiếu các loại sản phẩm quản
lý đầu tư có sẵn cho các nhà đầu tư và cách họ áp dụng cho phương pháp tiếp cận danh mục
đầu tư.

1. Portfolio management process - Quy trình quản lý danh mục đầu tư

    • Bước 1: The planning step (Lên kế hoạch) - Phân tích về khả năng chịu rủi ro
      của nhà đầu tư, lợi nhuận mục tiêu, khoảng thời gian, thuế, thanh khoản, khả
      năng sinh lời và các trường hợp cá biệt hoặc sở thích của nhà đầu tư
    • Bước 2: The execution step (Thực hiện) – Phân tích lợi nhuận và rủi ro của từng
      loại tài sản rồi phân bổ nguồn vốn vào chúng.
    • Bước 3: The feedback step (Phản hồi, điều chỉnh) – Rủi ro và lợi nhuận của từng
      loại tài sản sẽ thay đổi qua thời gian, thế nên, nhà đầu tư phải nắm bắt được những thay đổi đó và điều chỉnh danh mục của mình sao cho phù hợp nhất.

2. Risk and return measures – Đại lượng đo lường rủi ro và lợi nhuận

    • The holding period return (Lợi suất nắm giữ): phần trăm tăng giá của 1 tài sản
      sau 1 khoảng thời gian nắm giữ.
    • Arithmetic mean return (Trung bình cộng số học của lợi nhuận):

    • Geometric mean return (Trung bình cộng số học của lợi nhuận):

    • Covariance (Hiệp phương sai):


      Chỉ số này cho biến động của 2 tài sản. Nếu chỉ số này dương, 2 tài sản có xu
      hướng biến động cùng chiều. Chúng sẽ có xu hướng biến động ngược chiều
      nếu chỉ số này âm.
    • Portfolio’s standard deviation (Độ lệch chuẩn của danh mục)

3. Risk management – Quản trị rủi ro

3.1. Risk management process – Quy trình quản trị rủi ro

    • Bước 1: Identify the risk tolerance of the organization (Xác định mức độ chấp
      nhận rủi ro của tổ chức).
    • Bước 2: Identify and measure the risks that the organization faces (Xác định
      và đo lường các rủi ro mà tổ chức phải đối mặt).
    • Bước 3: Modify and monitor these risks (Điều chỉnh và theo dõi các rủi ro).

3.2. Risk management framework – Khung hoạt động trong quản trị rủi ro

    • Establishing processes and policies for risk governance (Thiết lập các quy
      trình và chính sách quản trị rủi ro).
    • Determining the organization’s risk tolerance (Xác định mức độ chấp nhận
      rủi ro của tổ chức).
    • Identifying and measuring existing risks (Xác định và đo lường rủi ro hiện có).
    • Managing and mitigating risks to achieve the optimal bundle of risks
      (Quản lý và giảm thiểu rủi ro để đạt được mức rủi ro tối ưu).
    • Monitoring risk exposures over time (Theo dõi sự tiếp xúc với rủi ro theo
      thời gian).
    • Communicating across the organization (Giao tiếp với toàn thể tổ chức).
    • Performing strategic risk analysis (Thực hiện phân tích rủi ro chiến lược)

4. Ôn thi Portfolio Management

Tài liệu ôn thi

  • Nếu bạn gặp khó khăn về việc hiểu các khái niệm trong sách giáo trình CFA
    Program Curriculum Ebook Information thì cả 2 cuốn sách Kaplan Schweser
    NotesWiley Study Guide đều hữu ích trong việc giải thích các khái niệm cách
    dễ ngấm hơn cho bạn.
  • Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm cuốn:
    • IT Information Technology Portfolio Management step by step by Bryan
      Maizlish, Robert Handler
    • Portfolio Construction Management and Protection 5e by Robert A.

5. Checklist ôn thi Portfolio Management and Wealth Planning hiệu quả

    • Có 4 bài đọc ở Level 1, bài đọc đầu tiên cung cấp kiến thức đánh giá về chức
      năng quản lý danh mục đầu tư. Bài đọc thứ hai giải quyết rủi ro và thống kê lợi
      suất. Bài đọc thứ ba mở rộng các khái niệm cho mô hình CAPM (mô hình định giá
      tài sản vốn). Bài đọc thứ tư bao gồm lập kế hoạch và quản lý danh mục đầu tư.
    • Bài đọc thứ hai và thứ ba là dài nhất với số lượng câu hỏi EOCs (câu hỏi cuối mỗi
      chương học) nhiều nhất. Bài đọc cuối cùng về Tuyên bố chính sách đầu tư (IPS)
      ngắn nhưng đáng để bạn chú ý: nó là nền tảng cho các phần chính của Level 2 và
      đặc biệt là Level 3. 
    • Chủ đề ở Level 1 chiếm tỷ trọng nhỏ với những kiến thức cơ bản. Bạn nên hiểu
      các khái niệm cốt lõi, chẳng hạn như mối quan hệ giữa đa dạng hóa và rủi ro
      và cách xây dựng danh mục đầu tư hiệu quả. Phần tính toán về phương sai của
      danh mục đầu tư và mô hình CAPM cũng rất quan trọng.
    • Phần lớn phần tính toán quản lý danh mục đầu tư được ôn lại từ môn
      Quantitative Methods. Nếu bạn đã trải qua phần Quantitative Methods, bạn sẽ
      khá hơn về tính toán. Tuy nhiên, bạn vẫn cần đọc và ôn tập kỹ để giải quyết các
      câu hỏi định tính

6. Một vài lưu ý cho việc học và thi môn Portfolio Management

    • Giống như môn Corporate Finance thì Portfolio Management Level 1 cũng
      là một phần để chuẩn bị cho Level 2 và đặc biệt là Level 3, với tỷ trọng
      chiếm 6%. Phần này đề cập đến các nguyên tắc cơ bản của quản lý danh mục
      đầu tư và giới thiệu một số khái niệm chính bao gồm Lý thuyết danh mục đầu
      tư hiện đại và Mô hình định giá tài sản vốn.
    • Bạn sẽ gặp lại một số công thức trong môn Quantitative Methods như hiệp
      phương sai của danh mục gồm 2 tài sản. Ngoài ra, bạn nên học những điểm
      chính của Thuyết danh mục đầu tư hiện đại (modern portfolio theory - MPT) và
      Mô hình định giá tài sản vốn (capital asset pricing model – CAPM). Trong này sẽ
      có những đồ thị như CML (capital market line) hay SML (security market line) có
      thể xuất hiện trong đề thi.