[Level 1] Economics

[Tóm tắt kiến thức quan trọng] PREREQUISITE READING: Aggregate output, prices, economic growth

Bài viết cung cấp cho người đọc kiến thức vềPREREQUISITE READING môn ECON của chương trình CFA level I

[Pre.i] Đo lường và giải thích khái niệm tổng sản phẩm quốc nội (GDP) bằng phương pháp chi phí và phương pháp thu nhập

Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product – GDP) là tổng giá trị thị trường của sản phẩm và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong phạm vi một lãnh thổ trong một thời kỳ nhất định.

Cách tiếp cận công thức tính GDP:

  • Phương pháp chi phí (expenditure approach): GDP được tính bằng tổng số tiền chi tiêu cho hàng hóa và dịch vụ được sản xuất trong kỳ.

  • Phương pháp thu nhập (income approach): GDP được tính bằng tổng số tiền mà các hộ gia đình và công ty kiếm được (thu nhập từ tiền lương, thu nhập từ tiền lãi và lợi nhuận kinh doanh,…).

[Pre.ii] So sánh cách tính GDP theo phương pháp Giá trị sản lượng cuối cùng và Tổng giá trị gia tăng

Phương pháp Giá trị của sản lượng cuối cùng (Value-of-final-output): Tổng giá trị của tất cả các hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất.

Phương pháp Tổng giá trị gia tăng (Sum-of-value-added): Tổng các phần bổ sung vào giá trị được tạo ra ở mỗi giai đoạn sản xuất và phân phối.

 

[Pre.iii] So sánh GDP danh nghĩa với GDP thực và tính hệ số giảm phát GDP

GDP danh nghĩa (Nominal GDP): được tính bằng tổng giá trị của tất cả hàng hóa và dịch vụ được sản xuất bởi một nền kinh tế, được tính theo giá thị trường hiện hành.



GDP thực (Real GDP): tổng giá trị của tất cả hàng hóa và dịch vụ được sản xuất bởi một nền kinh tế, được tính theo giá ở năm gốc nhằm loại bỏ tác động của việc thay đổi giá.

 

Hệ số giảm phát GDP (GDP deflator) là một chỉ số giá có thể được sử dụng để đo lường sự thay đổi tổng thể về giá cả trong toàn bộ nền kinh tế.

 

[Pre.iv] So sánh GDP, thu nhập quốc dân, thu nhập cá nhân và thu nhập khả dụng cá nhân

1. Các cấu phần của GDP

1.1. Theo phương pháp chi phí

GDP = C + I + G + (X – M)

Trong đó:

  • C = Chi tiêu tiêu dùng của hộ gia đình (consumption spending)

  • I = Đầu tư kinh doanh (business investment)

  • G = Tổng chi tiêu của chính phủ (government spending)

  • X = Giá trị xuất khẩu (export)

  • M = Giá trị nhập khẩu (import)

1.2. Theo phương pháp thu nhập

GDP = National income + Capital consumption allowance + Statistical discrepancy

Trong đó:

  • National income (Thu nhập quốc dân): tổng thu nhập mà tất cả các yếu tố sản xuất nhận được để tạo ra sản phẩm cuối cùng.

  • Capital consumption allowance (Phụ cấp tiêu hao vốn): khấu hao từ sản xuất hàng hóa trong một thời kỳ.

  • Statistical discrepancy (Chênh lệch thống kê): điều chỉnh sự chênh lệch giữa GDP theo phương pháp thu nhập và phương pháp chi tiêu do chênh lệch số liệu.

 

2. Thu nhập quốc dân, Thu nhập cá nhân  và Thu nhập khả dụng cá nhân

2.1. National income (Thu nhập quốc dân):

National income
= Compensation of employees (Lương thưởng người lao động)
+ Corporate and government enterprise profits before tax (Lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp chính phủ)
+ Interest income (Thu nhập lãi)
+ Unincorporated business income (Thu nhập của doanh nghiệp không có tư cách pháp nhân)
+ Rent (Tiền thuê nhà)
+ Indirect business taxes (Thuế doanh nghiệp gián tiếp)
- Subsidiaries (Trợ cấp thu nhập cho các hộ gia đình)

Compensation of employees (Lương thưởng cho người lao động)
= Wages (Lương) + Benefits (Phúc lợi)

Corporate and government enterprises profits before tax
= Corporate income taxes paid to government (Thuế thu nhập doanh nghiệp nộp cho chính phủ)
+ Dividends paid to households (Cổ tức trả cho hộ gia đình)
+ Undistributed corporate profits to firms (Lợi nhuận chưa phân phối)

2.2. Personal income (Thu nhập cá nhân):

Thu nhập trước thuế mà các hộ gia đình nhận được:

Personal income
= National income (Thu nhập quốc dân)
+ Transfer payments to households (Trợ cấp thu nhập cho hộ gia đình)
- Corporate income taxes (Thuế thu nhâp doanh nghiệp)
- Undistributed corporate profits (Lợi nhuận chưa phân phối)
- Indirect business taxes (Thuế kinh doanh gián tiếp)

2.3. Personal disposable income (thu nhập khả dụng cá nhân):

Thu nhập cá nhân sau thuế:

Personal disposable income (Thu nhập khả dụng cá nhân) = Personal income (Thu nhập trước thuế) - Personal taxes (Thuế thu nhập cá nhân)

[Pre.v] Giải thích mối quan hệ giữa Tiết kiệm, Đầu tư, Cân đối thu chi ngân sách nhà nước và Cán cân thương mại

Theo phương pháp thu nhập (income approach), ta có:

GDP = C + S + T

Mối quan hệ giữa Saving, Investment, Cân đối thu chi ngân sách (Fiscal balance) và Cán cân thương mại (Trade balance)

C + I + G + (X – M) = C + S + T

Đổi vế lại, ta có:

S = I + (G – T) + (X – M)

Trong đó:

  • (G – T): Cân đối thu chi ngân sách (Fiscal balance)

  • (X – M): Cán cân thương mại (Trade balance)

→ Tiết kiệm tư nhân (private savings) có thể được sử dụng cho đầu tư tư nhân (I), tài trợ cho thâm hụt chính phủ (G - T), cho vay xuất siêu trong nước ra nước ngoài (X - M). 

Mặt khác, cũng từ mối quan hệ trên, ta có:

(G - T) = (S - I) + (M - X)

→ Thâm hụt ngân sách (G - T) phải được tài trợ bởi nhập siêu (M - X > 0) hoặc tiết kiệm tư nhân vượt đầu tư tư nhân (S - I > 0).

 

[Pre.vi] Cách vận hành của đường tổng cung và cầu trong chu kỳ kinh tế

1. Giải thích sự dốc xuống của Đường tổng cầu (Aggregate demand curve – AD curve)

Hiệu ứng của cải (Wealth effect): sự giảm sút mức giá làm cho người tiêu dùng cảm thấy giàu có hơn và khuyến khích họ mua nhiều hơn → lượng cầu về hàng hóa và dịch vụ lớn hơn.

Hiệu ứng lãi suất (Interest rate effect): giá giảm khiến mọi người cần ít tiền hơn cho việc chi tiêu, các hộ gia đình dư dả hơn và muốn giảm lượng tiền nắm giữ bằng cách cho vay và khiến giảm lãi suất → khuyến khích doanh nghiệp đầu tư và tăng lượng cầu về hàng hóa dịch vụ.

Hiệu ứng tỷ giá hối đoái (Real exchange rate effect): khi giá giảm sẽ làm giá hàng hóa nội địa rẻ hơn giá hàng hóa nước ngoài dẫn đến xuất khẩu tăng và nhập khẩu giảm → tăng lượng cầu về hàng hóa và dịch vụ.

 

2. Giải thích về độ dốc Đường tổng cung (Aggregate supply curve – AS curve)

Trong thời gian rất ngắn (very short run AS curve – VSRAS): Chi phí không biến động, doanh nghiệp thay đổi output bằng việc điều chỉnh giờ lao động và cường độ sử dụng máy móc thiết bị → Giá được giữ nguyên → Đường VSRAS nằm ngang và hoàn toàn co giãn.

Trong ngắn hạn (short run AS curve - SRAS): Một số loại giá đầu vào có thể điều chỉnh → Giá tăng khiến doanh nghiệp tăng sản lượng để tăng lợi nhuận → Đường SRAS dốc lên.

Trong dài hạn (long run AS curve – LRAS): Tất cả giá đầu vào đều có thể thay đổi → Giá sản phẩm tăng lên tương ứng với giá đầu vào và sản lượng không đổi → Đường LRAS hoàn toàn không co giãn.

 

[Pre.vii] Giải thích sự dịch chuyển và di chuyển trên đường tổng cung và đường tổng cầu

1. Giải thích sự dịch chuyển của Đường tổng cầu (AD curve)

Nhân tố

Ảnh hưởng

Độ giàu có người tiêu dùng

(Consumers’ wealth)

Người tiêu dùng giàu có hơn → Giảm tiết kiệm và tăng tiêu dùng → AD tăng

Kỳ vọng của doanh nghiệp

(Business expectation)

Doanh nghiệp kỳ vọng tích cực về doanh thu → Đầu tư tăng → AD tăng

Kỳ vọng của người tiêu dùng về thu nhập

(Consumer expectations of future income)

Người tiêu dùng kỳ vọng thu nhập tăng
→ Giảm tiết kiệm và chi tiêu nhiều hơn
→ AD tăng

Năng lực sản xuất cao

(High-capacity utilization)

Doanh nghiệp tận dụng và sử dụng hiệu quả nguồn lực → Đầu tư nhiều hơn và máy móc và thiết bị → AD tăng

Chính sách tiền tệ mở rộng

(Expansionary monetary policy)

Cung tiền tăng → Giảm lãi suất

  • Khuyến khích doanh nghiệp đầu tư nhiều hơn → AD tăng

  • Khuyến khích người tiêu dùng chi tiêu bằng tín dụng → AD tăng

Chính sách tài khóa mở rộng

(Expansionary fiscal policy)

Giảm thuế → Thu nhập khả dụng tăng
-> Tiêu dùng tăng → AD tăng

Tăng chi tiêu chính phủ → AD tăng

Tỷ giá hối đoái

(Exchange rates)

Đồng nội tệ giảm giá trị so với đồng ngoại tệ → Tăng xuất khẩu và giảm nhập khẩu → AD tăng

Tăng trưởng kinh tế toàn cầu

(Global economic growth)

GDP tăng trưởng ở nước ngoài → Nhu cầu từ nước ngoài tăng → Xuất khẩu tăng → AD tăng

 

2. Giải thích về sự dịch chuyển của Đường tổng cung (AS curve)

2.1. Đường tổng cung ngắn hạn (SRAS)

Nhân tố

Ảnh hưởng

Năng suất lao động

(Labor productivity)

Mức giá lao động không đổi, năng suất lao động tăng → Giảm chi phí cho doanh nghiệp
→ Tăng sản lượng → Tăng SRAS

Chi phí đầu vào

(Input prices)

Chi phí đầu vào giảm → Giảm chi phí sản xuất
→ Doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất
→ SRAS tăng

Kỳ vọng về thu nhập

(Expectations of future income)

Kỳ vọng thu nhập của người tiêu dùng tăng
→ Doanh nghiệp kỳ vọng giá sản phẩm tăng
→ Đẩy mạnh sản xuất → SRAS tăng

Thuế và trợ cấp từ chính phủ

(Taxes and government subsidies)

Giảm thuế và tăng trợ cấp từ chính phủ
→ Giảm chi phí sản xuất → Tăng sản lượng
→ Tăng SRAS

Tỷ giá hối đoái

(Exchange rate)

Đồng tiền nội tệ tăng giá trị → Giảm chi phí nhập khẩu đầu vào → Giảm chi phí sản xuất
→ Tăng sản lượng và tăng SRAS

 

2.2. Đường tổng cung dài hạn (LRAS)

Nhân tố

Ảnh hưởng

Nguồn cung và chất lượng lao động

(Increase in supply and quality of labor)

Nguồn cung lao động dồi dào
→ Tăng sản lượng toàn dụng lao động (Full-employment output) → Tăng LRAS

Cải thiện kỹ năng của lao động.
→ Tăng năng suất lao động → Tăng LRAS

Nguồn cung tài nguyên thiên nhiên

(Increase in supply of natural resources)

Tăng nguồn cung của đầu vào.
→ Tăng LRAS

Nguồn vốn vật chất

(Increase in the stock of physical capital)

Khi lượng lao động giữ nguyên, tăng nguồn vốn về vật chất thiết bị sẽ giúp tăng GDP tiềm năng (Potential GDP).
→ Tăng LRAS

Công nghệ

(Technology)

Cải tiến về công nghệ tăng năng suất lao động → Tăng GDP tiềm năng
→ Tăng LRAS

 

[Pre.viii] Giải thích sự di chuyển trên đường tổng cung/cầu và sự dịch chuyển của các đường này

Các chuyển động dọc theo các đường này phản ánh tác động của sự thay đổi mức giá đối với lượng cầu và lượng cung.

 

[Pre.xi] Các trạng thái của nền kinh tế

1. Trạng thái cân bằng toàn dụng lao động trong dài hạn (Long-run full-employment equilibrium)

Trạng thái cân bằng toàn dụng lao động trong dài hạn là điểm mà tại đó đường AD cắt đường SRAS trên đường LRAS, tại đó, GDP thực bằng GDP tiềm năng (hay GDP toàn dụng lao động Y*).

Những biến động của AD và SRAS trong ngắn hạn là nguyên nhân cho biến động trong GDP thực tế cân bằng trong ngắn hạn, từ đó tạo nên chu kỳ kinh doanh (business cycle).

2. Recessionary gap

Định nghĩa: Khoảng cách suy thoái hay thời kỳ suy thoái (recession period) xảy ra khi GDP (Y) < GDP tiềm năng (Y*) → GDP giảm và tăng thất nghiệp

Giải thích:

  • AD giảm (AD0 tiến về AD1) sẽ khiến output và giá trong ngắn hạn đều giảm (từ P*, Y* chuyển về P1, Y1)

  • Khoảng cách Y* - Y1 gọi là Recessionary gap.

Điều chỉnh cần thiết: Quá trình điều chỉnh về mức cân bằng được trình bày trong bảng sau:

Supply

Demand

Thất nghiệp tăng → Tăng tính cạnh tranh trong thị trường việc làm → Tiền lương cũng như chi phí sản xuất giảm
→ SRAS tăng lên SRAS1
→ Trở lại GDP tiềm năng

Các chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ mở rộng của chính phủ khiến AD tăng trở lại về AD0
→ Quay trở lại GDP tiềm năng

 

 

3. Inflationary gap

Định nghĩa: Khoảng cách lạm phát hay thời kỳ mở rộng kinh tế (expansion period) xảy ra khi GDP (Y) > GDP tiềm năng (Y*) → GDP tăng và giảm thất nghiệp

Giải thích:

  • AD tăng từ AD0 lên AD1, khiến output thực và mức giá tăng trong ngắn hạn (từ P*, Y* đến P1, Y1)

  • Inflationary gap là khoảng cách Y1 – Y*

Điều chỉnh cần thiết: Quá trình điều chỉnh về mức cân bằng được trình bày trong bảng sau:

Supply

Demand

Tính cạnh tranh để giành được lao động, nguyên liệu đầu vào tăng lên giữa những nhà sản xuất → SRAS giảm về SRAS1 → Trở về GDP tiềm năng

Các chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ thắt chặt của chính phủ khiến AD giảm về AD0 → Trở về GDP tiềm năng

 

 

4. Lạm phát đình trệ (Stagflation)

Định nghĩa: Lạm phát đình trệ xảy ra khi GDP (Y) giảm xuống thấp hơn GDP tiềm năng (Y*) nhưng mức giá cao hơn ban đầu

Giải thích: SRAS giảm về SRAS1 khiến GDP giảm, cắt AD tại điểm có mức giá P1 cao hơn

Điều chỉnh cần thiết: Quá trình điều chỉnh về mức cân bằng được trình bày trong bảng sau:

Supply

Demand

Giá đầu vào giảm → Tăng SRAS lên SRAS0 → Đưa nền kinh tế trở lại output cân bằng trong dài hạn

Nhà hoạch định chính sách phải lựa chọn giữa 2 mục tiêu là phục hồi GDP hoặc kiềm chế lạm phát:

  • Chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ mở rộng của chính phủ tăng AD về mức GDP ban đầu nhưng tại mức giá cao hơn (P2) → Điểm cân bằng mới 2a.

  • Ngược lại, AD giảm về AD2 → Hạn chế hạm phát về P* nhưng giảm GDP sâu hơn (Y2) → Điểm cân bằng mới 2b.

 

 

[Pre.xii] Phân tích tác động kết hợp giữa đường tổng cung và tổng cầu đối với nền kinh tế

Trường hợp 1: AD và SRAS đều tăng

  • AD tăng → Giá P tăng

  • SRAS tăng → Giá P giảm

  • GDP thực tăng

  • Tùy vào mức độ tăng của mỗi thành phần mà chiều thay đổi của giá khác nhau (nếu giá tăng cao hơn giá giảm thì kết luận P tăng và ngược lại)

Trường hợp 2: AD và SRAS đều giảm (ngược với trường hợp 1)

  • AD giảm → giá P giảm

  • SRAS giảm → giá P tăng

  • GDP thực giảm

  • Tùy vào mức độ tăng của mỗi thành phần mà chiều thay đổi của giá khác nhau (nếu giá tăng cao hơn giá giảm thì kết luận P tăng và ngược lại)

Trường hợp 3: AD tăng và SRAS giảm

  • AD tăng → GDP tăng

  • SRAS giảm → GDP giảm

  • Giá P tăng

  • Tùy vào mức độ tăng của mỗi thành phần mà chiều thay đổi của GDP khác nhau (nếu GDP tăng cao hơn GDP giảm thì kết luận GDP tăng và ngược lại)

Trường hợp 4: AD giảm và SRAS tăng (ngược với trường hợp 3)

  • AD giảm → GDP giảm

  • SRAS tăng → GDP tăng

  • Giá P giảm

  • Tùy vào mức độ tăng của mỗi thành phần mà chiều thay đổi của GDP khác nhau (nếu GDP tăng cao hơn GDP giảm thì kết luận GDP tăng và ngược lại)

 

[Pre.xiii] Mô tả các nguồn thúc đẩy, cách đo lường và sự bền vững của tăng trưởng kinh tế

1. Các nguồn thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Nguồn thúc đẩy

Định nghĩa/ Giải thích

Nguồn cung lao động

(Labor supply)

Năng suất lao động tăng khi lực lượng lao động (labor force) tăng, bao gồm những người đang làm việc hoặc tìm việc.

Nguồn lực con người

(Human capital)

Năng suất lao động và khả năng áp dụng công nghệ vào sản xuất được cải thiện khi mức độ giáo dục và kỹ năng của lực lượng lao động.

Công nghệ

(Technology)

Những cải tiến công nghệ tăng năng suất lao động và GDP tiềm năng.

Vốn vật chất

(Physical capital stock)

Tập trung đầu tư vào vốn vật chất sẽ làm tăng năng suất lao động và GDP tiềm năng.

Tài nguyên thiên nhiên

(Natural resources)

Nguồn trữ lượng tài nguyên thiên nhiên lớn tạo ra sản lượng lớn hơn từ nguyên liệu có sẵn.

 

2. Sự bền vững của tăng trưởng kinh tế (Sustainability of economic growth)

Potential GDP = Aggregate hours x Labor productivity

Trong đó:

  • Potential GDP: GDP tiềm năng

  • Aggregate hours: Tổng số giờ lao động

  • Labor productivity: Năng suất lao động

 

Potential GDP growth rate = Long-term labor productivity growth rate + Long-term growth rate of labor force

Trong đó:

  • Potential GDP growth rate: Tốc độ tăng trưởng của GDP tiềm năng

  • Long-term labor productivity growth rate: Tốc độ tăng trưởng năng suất lao động trong dài hạn

  • Long-term growth rate of labor force: Tốc độ tăng trưởng của lực lượng lao động trong dài hạn

 

[Pre.xiv] Giải thích hàm sản xuất nhằm phân tích các nguồn thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Hàm sản xuất (Production function) mô tả mối quan hệ của sản lượng với lực lượng lao động, vốn tư bản (capital stock) và năng suất (productivity). Hàm sản xuất có dạng như sau:

Y = A x f(L, K)

Trong đó:

Y = Tổng sản lượng kinh tế

L = Quy mô của lực lượng lao động

K = Vốn tư bản (nhà xưởng, máy móc)

A = Năng suất toàn bộ nhân tố (total factor productivity)

 

Hàm sản xuất có thể được viết lại dưới dạng theo đầu người lao động như sau:

Y/L = A x f(K/L)

Trong đó:

Y/L = Sản lượng trên đầu người (năng suất lao động)

K/L = Vốn tư bản trên đầu người

 

Từ công thức trên ta có thể kết luận rằng để tăng năng suất lao động, ta có thể cải tiến công nghệ (A) hoặc tăng vốn tư bản trên đầu người (K/L).

 

[Pre.xv] Định nghĩa và phân biệt tăng trưởng đầu vào với tăng trưởng của năng suất toàn bộ nhân tố trong quá trình tăng trưởng kinh tế

Công thức Solow model hoặc Neoclassical model:

Trong đó:

  • Growth in potential GDP: Tăng trưởng GDP

  • Growth in technology: Cải tiến công nghệ

  • Growth in labor: Tăng trưởng về lao động

  • Growth in capital: Tăng trưởng về vốn

Từ công thức trên, cải tiến công nghệ (technology) thể hiện phần tăng trưởng của GDP tiềm năng mà không được giải thích bởi sự tăng trưởng của lao động (labor) và vốn (capital).