Big 4 - Kinh nghiệm cho vòng test năng lực phần Numerical reasoning
  1. SAPP Knowledge Base
  2. Kinh nghiệm thi tuyển Big4 và Non Big
  3. Big 4 - Kinh nghiệm cho vòng test năng lực phần Numerical reasoning

[Test - Numberical technique - Kiến thức] - Tổng quan về Numerical Reasoning

Numerical Reasoning Test là gì? Tài liệu luyện thi cho bài kiểm tra Numerical Reasoning Test tại BIG4 có thể tìm ở đâu? Cùng SAPP khám phá nhé!

1. Numerical Reasoning Test là gì?

“Numerical Reasoning Test”, đúng như tên gọi của nó, là bài kiểm tra tính toán nhanh. Câu hỏi của bài kiểm tra này về toán học. Thí sinh được cung cấp thông tin dưới dạng biểu đồ hoặc bảng thông tin. Thí sinh được yêu cầu tính toán bằng cách sử dụng tỷ lệ phần trăm hoặc các tỷ số. Thông qua bài kiểm tra tính toán nhanh, thí sinh sẽ được đánh giá khả năng hiểu vấn đề và ra quyết định dựa trên các dữ liệu số học.

2. Cấu trúc đề thi

Trong bài kiểm tra này, thường có tối đa 20 câu hỏi, thí sinh có khoảng 1 phút cho mỗi câu. Tùy vào vị trí tuyển dụng, mức độ khó và thời gian làm bài của mỗi bài kiểm tra tính toán nhanh sẽ khác nhau. Hầu hết các Big 4 đều sử dụng dạng bài kiểm tra tính toán nhanh trong quy trình tuyển dụng nhân viên.

3. Tips làm bài Numerical Reasoning

Toán học nói chung và số học nói riêng đã là “ác mộng” của không ít thí sinh khi còn học cấp 3, tuy nhiên để làm việc tại Big 4 cũng như theo đuổi sự nghiệp tài chính-kế toán lâu dài, kĩ năng giải quyết dữ liệu số học một cách nhanh chóng rất quan trọng. Mặc dù những vấn đề toán học trong công việc sẽ không quá cao siêu như nguyên hàm tích phân, nhưng cần một phản xạ cực kì nhanh nhạy. Để đạt được điều đó, dưới đây là một số bí kíp mọi người có thể tham khảo nhé:

a. Đánh giá tổng quan nhiệm vụ phải làm và phân bổ thời gian hợp lý.

Với mỗi câu hỏi có khoảng 1 phút để làm, ta có thể phân bổ thời gian theo cách sau:
· 5 giây để xác định xem có bao nhiêu câu hỏi liên quan tới biểu đồ (nếu có)
· 10 giây đọc hiểu câu hỏi, xem xét các dữ liệu trong biểu đồ/bảng
· 45 giây để trả lời câu hỏi và nhanh chóng truy ngược lại bảng dữ liệu

b. Thực sự hiểu đề bài

- Trong đề thi Numerical Reasoning, một số bài tập sẽ rất dễ tìm câu trả lời nhưng một số bài thì lại có rất nhiều thông tin gây nhiễu, nếu không đọc kĩ đề bài thì rất dễ bị mắc bẫy và mất điểm oan
- Một số lỗi thường gặp sẽ là nhầm lẫn các đơn vị, không ứng dụng được các bảng, đồ thị để trả lời câu hỏi, hay đưa ra những giả định sai trước thông tin đề bài đã cho.
- Sau khi trả lời xong, bạn nên dành thời gian đọc lại câu hỏi để check xem liệu mình đã hiểu đúng đề bài hay chưa. Việc này sẽ chỉ mất vài giây, nhưng có thể giúp bạn đảm bảo mình không uổng phí khoảng thời gian đã bỏ ra để giải câu hỏi đó.

c. Làm chủ cách tính toán của riêng mình

Do áp lực thời gian, chúng ta thường có xu hướng vội vàng tính toán, không để ý rằng việc lên kế hoạch khoảng 20s thực tế sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian hơn. Bạn có thể sử dụng một số kỹ thuật sau:
- Sử dụng hệ số nhân chung
- Bỏ qua các yếu tố nhân khi có thể
Ví dụ 1: A family’s monthly petro expense is 250. What would be the percentage change in their annual petro expense? Id in year 2 their monthly expense is 180 (a common multiplier, ignoring multiplication )
  • Cách tính thông thường: (180*12)/(250*12)
  • Cách tính nhanh: 180/250
- Cách tính nhẩm % nhanh:
  • Nếu bạn nhân 30% *400 -> % là chia cho 100 nên giản ước 2 số 0 với số 400 ở trên -> Loại bỏ 2 số 0 ở cuối và chỉ việc bấm máy tính (30*4=120)
  • Nếu bạn nhân 30%* 81 -> Nhân 81 với 3 rồi dịch dấu chấm/phẩy tuỳ người, sang trái 1 chữ số (do 30% = 3/10) -> 81 x 3 = 243 => Kết quả là 24.3
- Hiểu rõ và sử dụng hiệu quả máy tính của mình:
  • Biết tất cả các phím tắt hữu ích, những tính năng và nút bấm “nhắm mắt cũng nhấn được”
  • Sử dụng nút %; CALC
  • Lưu dữ liệu với m+; gán biến A,B,C, sử dụng kết quả của phép tính trước để tính toán...
  • Cách tính lũy thừa - đặc biệt hữu ích, ví dụ như để tính lãi suất qua các năm...
Theo mình nên dùng máy tính đa chức năng như CASIO FX570ES để giải quyết các vấn đề này một cách nhanh chóng nhé!

d. Sử dụng giấy nháp

Nếu không thể làm toán nhanh được thì bù lại bạn cần cẩn thận và chính xác. Để làm vậy, giấy nháp sẽ là một công cụ hữu hiệu. Việc tận dụng giấy nháp sẽ giúp giảm bớt lỗi sai bạn có thể mắc phải và tiết kiệm thời gian nếu bạn bất chợt phải kiểm tra lại một phần nào đó giữa quá trình tính toán.
Tuy nhiên, việc bạn viết những gì và viết bao nhiêu vào giấy nháp rõ ràng cần phải cân bằng để tránh dành quá nhiều thời gian cho một câu hỏi. Bạn sẽ tự cảm giác được mức độ cần thiết đối với bản thân khi luyện tập các bài test ở nhà.
Note lại các thứ cũng sẽ khiến bạn dễ nhận biết các hơn những lỗi sai về đơn vị khi tính toán trên máy tính. Và đôi khi, kết quả tính toán của câu hỏi này sẽ cần để giải quyết những câu hỏi sau, nên nếu đã viết lại nó vào giấy nháp, bạn sẽ không cần phải làm lại từ đầu phần đó nữa.

e. Hãy chỉ cân nhắc những đáp án hợp lí

Trong một số câu hỏi dạng Numerical Reasoning, bạn có thể nhận ra ngay các lựa chọn chắc chắn sai dựa vào phương pháp loại trừ hay đánh giá thông thường. Chẳng hạn như trong một câu hỏi liên quan tới tỉ lệ (VD: đâu là tỉ lệ của A:B:C:D), bạn có thể không cần phải tính toán hết cả A, B, C, D. Nếu bạn đã tính được A, B và thấy rằng chỉ một lựa chọn đề bài đưa ra khớp với tỉ lệ A:B của bạn, hãy chọn đáp án đó và chuyển sang làm câu tiếp theo. Đây là một thủ thuật tiết kiệm thời gian khá hiệu quả.

f. “Practice makes perfect”

Cũng như tất cả mọi môn học khác và đặc biệt là môn Toán, để có thể “master” dạng bài Numerical Reasoning Test, không còn cách nào khác ngoài việc bạn nên luyện tập thật nhiều.
Một số nguồn luyện tập bạn có thể tham khảo:

Nếu bạn cần hỗ trợ thêm về quá trình học nền tảng hoặc bất kỳ vấn đề gì về dịch vụ và trải nghiệm tại SAPP, vui lòng liên hệ qua các kênh sau:

  • Hotline: 19002225 (Phân nhánh 2)