Tổng quan các nghề nghiệp phổ biến

Giới thiệu khung năng lực của nghề Kế toán quản trị (Management Accountant)

Bộ phận kế toán quản trị cung cấp thông tin cho quá trình ra quyết định, quản trị của các nhà quản lý trong doanh nghiệp. Vậy nghề Kế toán quản trị có yêu cầu như thế nào về khung năng lực? Hãy cùng SAPP khám phá qua bài viết dưới đây nhé!

PX - Website (6)

>> Xem thêm: Giới thiệu về nghề Kế toán Tài chính - Khung năng lực và lộ trình thăng tiến

1. Hiểu biết về nghề Kế toán quản trị

1.1 Kế toán quản trị là gì?

Kế toán quản trị là vị trí kế toán giữ vai trò thu thập thông tin về thực trạng trong doanh nghiệp, đặc biệt là tình hình tài chính. Từ đó thực hiện lập các báo cáo tài chính nội bộ, với mục tiêu giúp các nhà quản lý cấp cao trong doanh nghiệp đưa ra quyết định và chiến lược kinh doanh sao cho mang lại hiệu quả điều hành tối ưu nhất.

khung năng lực của nghề Kế toán Quản trị (Management Accountant competency framework) (1)

Bạn có thể tìm kiếm các cơ hội nghề nghiệp của vị trí kế toán quản trị trong nhiều loại hình doanh nghiệp khác nhau, bất kể là công ty nhà nước hay các doanh nghiệp tư nhân. 

1.2 Phạm vi công việc của nghề Kế toán quản trị

Nhân viên kế toán quản trị tại mỗi doanh nghiệp sẽ đảm nhiệm các vai trò khác nhau sao cho phù hợp với định hướng của tổ chức. Tuy nhiên, trang ACCA Career Navigator đã chỉ ra các phạm vi công việc điển hình của nghề Kế toán quản trị thường bao gồm:

  • Theo dõi, kiểm soát tình hình tài chính của doanh nghiệp để tối ưu chi phí vốn;
  • Tư vấn về các tác động tài chính của các quyết định kinh doanh nhằm tối ưu doanh thu;
  • Kiểm soát và dự báo thu chi, đảm bảo các khoản chi tiêu phù hợp với ngân sách;
  • Phân tích, quản lý và kiểm soát các rủi ro có thể xảy ra trong doanh nghiệp;
  • Cung cấp các thông tin về vấn đề tài chính hoặc dựa vào đó để tư vấn ra quyết định cho các nhà lãnh đạo cấp cao.

2. Khung năng lực của nghề Kế toán quản trị

Khung năng lực nghề Kế toán (Management Accountant Competency Framework)

Nhân viên Kế toán quản trị chuyên nghiệp cần hội tụ 04 năng lực cốt lõi là: Expertise (Năng lực chuyên môn); Insight (Sự hiểu biết sâu sắc về ngành); Collaboration (Năng lực hợp tác) và Drive (Động lực).

2.1 Expertise (Năng lực chuyên môn): 

Năng lực chuyên môn là điều kiện đảm bảo nhân viên Kế toán quản trị có thể thực hiện các nhiệm vụ của mình. Sở hữu nền tảng kiến thức chuyên môn vững vàng hỗ trợ quá trình đọc hiểu, phân tích báo cáo tài chính và tư vấn cho ban lãnh đạo đưa ra các quyết định tối ưu hiệu quả kinh doanh.

Năng lực chuyên môn của nhân viên kế toán quản trị được đánh giá là đạt chuẩn khi đảm bảo các khía cạnh sau:

  • Khả năng đọc hiểu, phân tích dữ liệu tài chính một cách chính xác và cẩn thận;
  • Có khả năng đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh và từ đó đưa ra các giải pháp cải thiện chi phí vốn và lợi nhuận;
  • Thành thạo các công cụ, phần mềm kế toán để quản lý thông tin tài chính một cách chuyên nghiệp.

2.2 Insight (Sự hiểu biết sâu sắc về ngành):

Sự hiểu biết sâu sắc về ngành sẽ hỗ trợ nhân viên Kế toán quản trị nắm được cấu trúc, cách thức hoạt động cũng như đặc thù của lĩnh vực mà doanh nghiệp đang hoạt động. Điều này sẽ góp phần giúp quá trình tư vấn các quyết định và giải pháp tài chính hiệu quả. Từ đó thúc đẩy sự phát triển và bền vững của công ty trong môi trường kinh doanh.

05 yếu tố cốt lõi để đảm bảo năng lực này của nhân viên Kế toán quản trị bao gồm:

  • Nắm được cách thức vận hành của công ty/doanh nghiệp mà mình đang làm việc;
  • Có khả năng phân tích tài chính dựa trên các yêu cầu và tiêu chuẩn của ngành và lĩnh vực mà công ty đang hoạt động;
  • Am hiểu về các chỉ số tài chính quan trọng trong ngành. Từ đó có thể đưa ra được các đánh giá chính xác về hiệu quả hoạt động và sức khỏe tài chính của công ty;
  • Dựa trên kiến thức về ngành, họ có thể đề xuất các giải pháp tối ưu hóa chi phí và lợi nhuận của công ty;
  • Có khả năng thích nghi với những sự thay đổi trong ngành.

2.3 Collaboration (Năng lực hợp tác):

Nhân viên kế toán quản trị cần phát triển năng lực hợp tác để tạo ra môi trường làm việc tích cực, khuyến khích sự chia sẻ thông tin và kiến thức, và đóng góp vào sự thành công chung của tổ chức.

Hiệp hội kế toán quản trị Hoa Kỳ (IMA) đã xác định chân dung nhân sự Kế toán quản trị sở hữu năng lực hợp tác cần đảm bảo các yêu cầu sau:

  • Giao tiếp: Năng lực này được thể hiện ở khả năng lắng nghe, truyền đạt ý tưởng của mình dưới nhiều phương thức khác nhau;
  • Làm việc nhóm và quản trị các mối quan hệ: Có thể làm việc trong môi trường đa dạng và hợp tác với các thành viên khác trong bộ phận kế toán và các phòng ban chức năng khác trong doanh nghiệp
  • Sức ảnh hưởng: Có thể tác động, truyền cảm hứng và đạt được mục tiêu tổ chức thông qua việc sử dụng trí tuệ cảm xúc, tính trách nhiệm của các thành viên trong tổ chức.
  • Giải quyết xung đột: Năng lực hợp tác cũng bao gồm khả năng giải quyết các xung đột một cách xây dựng và hiệu quả, tạo ra môi trường làm việc hòa đồng và thúc đẩy sự đồng thuận.

2.4 Drive (Động lực):

Động lực và cảm hứng là yếu tố quan trọng giúp nhân viên Kế toán quản trị hoàn thành các nhiệm vụ được giao, tìm kiếm cơ hội phát triển, giải quyết vấn đề và đóng góp vào sự phát triển tổ chức. 

Đặc điểm nổi bật ở một nhân sự Kế toán quản trị có động lực và cảm hứng làm việc:

  • Hăng say và nhiệt huyết trong công việc trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ kế toán, luôn tận tâm và trách nhiệm trong công việc hàng ngày;
  • Tinh thần tự chủ và chủ động trong để đề xuất giải pháp để giải quyết các vấn đề tài chính trong công ty một cách hiệu quả;
  • Nhân viên kế toán quản trị luôn tìm cách cải thiện công việc và đề ra các phương pháp mới để tăng cường hiệu quả làm việc;
  • Kiên trì trong công việc và nỗ lực để hoàn thành các công việc kế toán một cách chính xác và đúng hạn;
  • Sẵn lòng học hỏi nhằm nâng cao kiến thức chuyên môn của mình để phục vụ công việc tốt hơn.
  • Khả năng thúc đẩy và truyền cảm hứng cho đồng nghiệp để cùng hướng tới cùng mục tiêu chung. 

3. Lộ trình phát triển sự nghiệp của nghề Kế toán quản trị

khung năng lực của nghề Kế toán Quản trị (Management Accountant competency framework) (3)

Lộ trình sự nghiệp của nghề Kế toán quản trị sẽ phụ thuộc vào năng lực, kinh nghiệm cũng như cơ hội của mỗi cá nhân. Tuy nhiên, một số cấp bậc điển hình mà bạn phải trải qua sẽ bao gồm:

  • Nhân viên Kế toán là cấp bậc đầu tiên trong con đường nghề nghiệp trong lĩnh vực Kế toán quản trị. Tại vị trí này, các bạn sinh viên mới ra trường sẽ có cơ hội nắm được những nguyên tắc căn bản của kế toán cũng như cách thức doanh nghiệp vận hành thông qua quá trình làm việc.
  • Sau 1 - 3 năm làm việc với vai trò là nhân viên Kế toán, bạn sẽ có cơ hội được thăng tiến lên vị trí Chuyên viên Kế toán quản trị. Yêu cầu đối với vị trí này bao gồm kiến thức vững về kế toán quản trị, xử lý dữ liệu tài chính và khả năng sử dụng thành thạo dữ liệu tài chính. 
  • Trưởng phòng Kế toán thường cần có tối thiểu 5 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực kế toán và tài chính. Cấp độ nghề nghiệp này thường đòi hỏi nền tảng kiến thức chuyên sâu vững vàng về kế toán quản trị, phân tích tài chính và lập kế hoạch ngân sách. Ngoài ra, khả năng lãnh đạo,kỹ năng giao tiếp và giải quyết vấn đề cũng là những yêu cầu quan trọng để trở thành Trưởng phòng Kế toán quản trị thành công.
  • Giám đốc Tài chính: Giám đốc tài chính sẽ giữ vai trò ra quyết định các phương án sản xuất, kinh doanh dựa trên các báo cáo của bộ phận kế toán. Với vai trò này, bạn sẽ trực tiếp điều phối, quản lý nguồn lực tài chính, nắm thông tin từ bộ phận kế toán và xây dựng hệ thống kiểm soát tài chính, đồng thời phân tích tình hình thị trường để đưa ra mức đầu tư hợp lý.

4. Cần học và chuẩn bị kỹ năng gì để ứng tuyển vào vị trí Kế toán quản trị tại các doanh nghiệp

4.1 Bằng cấp: 

Ứng viên muốn ứng tuyển vị trí Kế toán quản trị cần tốt nghiệp trình độ Đại học với bằng Cử nhân chuyên ngành liên quan như Kế toán, Tài chính, Kinh tế hoặc các ngành có liên quan. Trong đó, sở hữu các chứng chỉ nghề nghiệp quốc tế như ACCA, CMA, CPA,... sẽ là một lợi thế.

4.2 Kiến thức chuyên môn: 

Nhân viên Kế toán quản trị cần đảm bảo những kiến thức chuyên môn điển hình như: khả năng phân tích báo cáo tài chính; quản trị chi phí, ngân sách; quản lý rủi ro, dòng tiền; kiểm soát nội bộ. 

Ngoài ra, am hiểu về luật pháp, thuế và thành thạo các phần mềm kế toán cũng giúp bạn có thể vận dụng kiến thức chuyên môn vào quá trình làm việc thực tế. Bạn có thể trau dồi những kiến thức này thông qua một số website phổ biến cung cấp tài liệu và bồi dưỡng kiến thức chuyên môn về kế toán như: ACCA Global, AccountingCoach, Investopedia, Coursera, edX...

PX - Website (5)

ACCA bổ trợ kiến thức chuyên môn cho nghề Kế toán quản trị như thế nào?

Nhằm thực hiện công việc một cách hiệu quả và chính xác, nhân viên Kế toán quản trị nên bồi đắp thêm kiến thức và nghiệp vụ chuyên môn. Chương trình học ACCA được thiết kế dựa trên các tiêu chuẩn kế toán quốc tế đã bồi đắp cho người học lượng kiến thức chuyên sâu trong lĩnh vực kế toán, báo cáo quản trị, quản trị doanh nghiệp, quản trị chiến lược.

Kiến thức ACCA sẽ phục vụ cho quá trình làm việc tại các vị trí Kế toán quản trị của doanh nghiệp qua các môn học: Kế toán Quản trị (MA/F2) và Quản trị Hiệu quả Hoạt động (PM/F5 ACCA).

Khi đã được thăng tiến lên vị trí cao hơn như Trưởng phòng Kế toán hoặc Giám đốc Tài chính, bạn cần tích lũy các kiến thức liên quan đến quá trình quản trị Tài chính.. qua các môn học: Quản lý quản trị (FM/F9); Lãnh đạo Kinh doanh Chiến lược (SBL); Quản trị quản trị Nâng cao (AFM); Quản trị Hiệu quả Hoạt động Nâng cao (APM).

4.3 Kỹ năng giao tiếp: 

Nhân sự làm việc trong bộ phận Kế toán quản trị cần có khả năng lắng nghe, hiểu và truyền đạt thông tin một cách rõ ràng. Kỹ năng này sẽ là chìa khóa giúp bạn có thể giải thích các khía cạnh kỹ thuật của số liệu tài chính và truyền đạt các khái niệm phức tạp cho các nhà quản lý.

Trên đây là một số yêu cầu chung nếu bạn muốn ứng tuyển vào vị trí Kế toán quản trị. Bộ phận nhân sự tại các công ty sẽ phác thảo chân dung nhân sự Kế toán quản trị sao cho phù hợp với định hướng và loại hình doanh nghiệp đó. Vì vậy, bạn có thể tham khảo các yêu cầu về kiến thức, kỹ năng trong các thông tin tuyển dụng và bồi đắp chúng hàng ngày.

Lời kết

Hy vọng bài viết này có thể giúp các bạn định hướng rõ hơn về nghề Kế toán quản trị và có sự chuẩn bị tốt nhất trước khi ứng tuyển. Hãy cùng đón chờ các bài viết tiếp theo về nghề nghiệp trong lĩnh vực Kế - Kiểm - Thuế của SAPP nhé!

>> Xem thêm: