Tổng quan các nghề nghiệp phổ biến

Các Nấc Thang Nghề Nghiệp Của Kế Toán Tài Chính Và Kế Toán Quản Trị

Kế - Kiểm là lĩnh vực có cơ hội rộng mở, việc nắm được bản đồ sự nghiệp của một nghề sẽ giúp bạn dễ dàng xác định và nỗ lực phấn đấu nhằm đạt được các mục tiêu nghề nghiệp. Cùng SAPP khám phá lộ trình sự nghiệp của 2 vị trí Kế toán điển hình nhé!

lộ trình thăng tiến kế toán (accountant career path)

1. Các Nấc Thang Nghề Nghiệp Của Vị Trí Kế Toán Tài Chính

lộ trình thăng tiến kế toán tài chính (financial accountant career path)-1

1.1 Nhân viên Kế toán

Đây là cấp bậc đầu tiên trên con đường nghề nghiệp trong lĩnh vực Kế toán Tài chính. Đối với vị trí này, bạn sẽ đảm nhiệm một số phần hành cơ bản như: lương, thuế, hàng tồn kho, thu - chi. Ngoài ra, bạn cũng sẽ có cơ hội đảm nhiệm thêm một số nhiệm vụ như lập bảng cân đối thử, bảng cân đối kế toán. Nghiệp vụ của kế toán viên lúc này đòi hỏi sự hiểu biết về các giao dịch kinh tế, về sổ sách kế toán và lập báo cáo tài chính. 

1.2 Chuyên viên Kế toán tổng hợp

Khi sở hữu kinh nghiệm làm việc từ 2 đến 3 năm, bạn có thể thăng tiến lên vị trí này. Chuyên viên Kế toán Tổng hợp là vị trí đòi hỏi người thực hiện có trình độ chuyên môn vững vàng. Đồng thời, có khả năng tổng hợp bao quát các hoạt động kế toán của doanh nghiệp, có thể phối hợp số liệu từ các bộ phận để lập ra báo cáo tài chính.

1.3 Kế toán trưởng

Kế toán trưởng là người đứng đầu bộ phận kế toán nói chung của một doanh nghiệp. Với cấp bậc này, bạn vừa giữ vai trò là người hướng dẫn, phân bổ công việc của các nhân viên kế toán sao cho phù hợp nhất, đồng thời tham gia tư vấn, tham mưu cho ban lãnh đạo về hoạt động tài chính - kế toán của doanh nghiệp.

1.4 Giám đốc tài chính (CFO)

Đây là vị trí cao cấp nhất trong lĩnh vực Kế toán Tài chính. CFO là người đưa ra các quyết định chiến lược về sản xuất và kinh doanh dựa trên thông tin từ bộ phận Tài chính - Kế toán. CFO sẽ quản lý nguồn lực tài chính của doanh nghiệp, xây dựng hệ thống kiểm soát tài chính, định kỳ theo dõi kiểm soát và đánh giá. Đồng thời cân đối nhằm điều chỉnh ngân sách và định mức chi phí phân bổ cho các bộ phận của doanh nghiệp một cách phù hợp.

>> Xem thêm: Nghề Kế toán Tài chính - Các khung năng lực cần có và lộ trình thăng tiến;

2. Các Nấc Thang Nghề Nghiệp Của Vị Trí Kế Toán Quản Trị 

lộ trình thăng tiến kế toán quản trị (management accountant career path) -1

2.1 Nhân viên kế toán

Đây là cấp bậc đầu tiên trên con đường nghề nghiệp trong lĩnh vực Kế toán quản trị. Tại vị trí này, các bạn sinh viên mới ra trường sẽ có cơ hội nắm được những nguyên tắc căn bản của kế toán cũng như cách thức doanh nghiệp vận hành thông qua quá trình làm việc.

2.2 Chuyên viên Kế toán Quản trị

Sau 1 - 3 năm làm việc với vai trò là nhân viên Kế toán, bạn sẽ có cơ hội được thăng tiến lên vị trí Chuyên viên Kế toán quản trị. Với cấp bậc này, bạn sẽ thực hiện các công việc Kế toán quản trị cơ bản nhằm hỗ trợ nhà quản trị trong việc ra quyết định kinh doanh như: thu thập, phân tích dữ liệu tài chính, lập báo cáo tài chính, kiểm soát chi phí,... Yêu cầu đối với vị trí này bao gồm kiến thức vững về kế toán quản trị, xử lý dữ liệu tài chính và khả năng sử dụng thành thạo dữ liệu tài chính. 

2.3 Chuyên viên Kế toán Quản trị cao cấp

Cấp bậc này sẽ phụ trách các hoạt động của công việc Kế toán quản trị chuyên sâu như: lập kế hoạch ngân sách, phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh, đánh giá rủi ro,... Từ đó đưa ra các tư vấn cho nhà quản trị trong việc vạch ra quyết định chiến lược. Để thành công tại vị trí chuyên viên kế toán quản trị cao cấp, bạn cần áp dụng thành thạo nền tảng kiến thức chuyên môn sâu rộng và các kỹ năng mềm vào xử lý các bài toán quản trị thực tế tại doanh nghiệp. 

2.4 Trưởng phòng Kế toán

Trưởng phòng Kế toán (Kế toán Trưởng) thường cần có tối thiểu 5 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực kế toán và quản lý tài chính. Nhiệm vụ của cấp bậc này bao gồm: xây dựng và giám sát quá trình triển khai chiến lược Kế toán quản trị cho doanh nghiệp; thực hiện quản lý và điều hành hoạt động của bộ phận Kế toán nói chung và Kế toán Quản trị nói riêng.


Cấp độ nghề nghiệp này thường đòi hỏi nền tảng kiến thức chuyên sâu vững vàng về kế toán quản trị, phân tích tài chính và lập kế hoạch ngân sách. Ngoài ra, khả năng lãnh đạo, kỹ năng giao tiếp và giải quyết vấn đề cũng là những yêu cầu quan trọng để trở thành Trưởng phòng Kế toán quản trị thành công.

2.5 Giám đốc Tài chính (CFO)

Giám đốc tài chính sẽ phụ trách toàn bộ hoạt động tài chính của doanh nghiệp: xây dựng và triển khai chiến lược tài chính cho doanh nghiệp, quản lý rủi ro tài chính, báo cáo tình hình tài chính của doanh nghiệp cho ban lãnh đạo và các bên liên quan.

>> Xem thêm: Nghề Kế toán quản trị (Management Accountant) - Các năng lực cần có và lộ trình thăng tiến;

Lời kết

Hi vọng rằng bài viết này đã giúp bạn có cách tiếp cận tổng quan nhất các cơ hội thăng tiến sự nghiệp của 2 vị trí Kế toán Quản trị và Kế toán Tài chính, từ đó giúp bạn hoạch định và chinh phục các mục tiêu nghề nghiệp trong dài hạn dễ dàng hơn. Cùng theo dõi series bài viết của SAPP để giải mã các thông tin bổ ích khác về nghề nghiệp nhé!

>> Xem thêm:

Nếu bạn cần hỗ trợ thêm về quá trình học nền tảng hoặc bất kỳ vấn đề gì về dịch vụ và trải nghiệm tại SAPP, vui lòng liên hệ qua các kênh sau:

  • Hotline: 19002225 (Phân nhánh 2)