Làm thế nào để chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn hành vi một cách tốt nhất hay những câu hỏi nào sẽ thường xuất hiện? Trong bài viết này, SAPP Academy sẽ hướng dẫn bạn cách xử lý các câu hỏi hành vi trong phỏng vấn BIG4.
Mục lục:
2. Điểm khác biệt giữa phỏng vấn hành vi và phỏng vấn thông thường?
3. Bạn cần chuẩn bị những gì cho 1 buổi phỏng vấn hành vi?
4. Bạn nên trả lời như thế nào trong phỏng vấn hành vi?
5. Câu hỏi hành vi thường gặp trong phỏng vấn BIG4 là gì?
6. Lời kết
Câu hỏi hành vi trong phỏng vấn BIG4 được nhà tuyển dụng sử dụng như một công cụ để tìm hiểu năng lực và thái độ của nhân sự trong công việc. Cách thức phỏng vấn của câu hỏi hành vi không có gì khác với câu hỏi phỏng vấn tình huống hay câu hỏi chuyên môn. Tuy nhiên, câu hỏi hành vi sẽ đề cập đến những trải nghiệm công việc của bạn trong quá khứ để từ đó nhà tuyển dụng có thể đánh giá hành vi ứng xử của bạn. Dạng câu hỏi này cũng giúp nhà tuyển dụng biết được liệu bạn có thật sự phù hợp với môi trường làm việc của công ty hay không.
>> Xem thêm: [Interview - Final - Tips] - 05 Dạng Câu Hỏi Thường Gặp Trong Vòng Phỏng Vấn BIG4
1. Phỏng vấn hành vi là gì?
Trước hết, để chuẩn bị tốt nhất cho buổi phỏng vấn của mình, bạn cần nắm chắc bản chất của 1 buổi phỏng vấn hành vi là gì? Những điều nhà tuyển dụng muốn tìm kiếm trên đối tượng được phỏng vấn dựa vào các câu hỏi hành vi?
Phỏng vấn hành vi có vai trò giúp nhà tuyển dụng khám phá các hành vi và cách ứng xử của ứng viên trong từng trường hợp cụ thể. Nhà tuyển dụng sẽ đặt ra những câu hỏi hành vi sẽ xoay quanh các kinh nghiệm làm việc của bạn trong quá khứ để tìm ra đặc điểm hành vi và cách ứng xử của bạn.
Nhà tuyển dụng sẽ hỏi bạn 1 vài câu hỏi về cách bạn đã xử lý 1 tình huống cụ thể trong quá khứ như thế nào. Bạn cần trả lời câu hỏi dựa trên kinh nghiệm thực tế kèm theo lời giải thích cho quyết định của bạn.
2. Điểm khác biệt giữa phỏng vấn hành vi và phỏng vấn thông thường?
Trong 1 buổi phỏng vấn thông thường, bạn sẽ được hỏi thẳng về ưu điểm và khuyết điểm của mình hay những thử thách và khó khăn mà bạn phải đối mặt. Tuy nhiên, trong 1 buổi phỏng vấn hành vi, nhà tuyển dụng sẽ có sẵn 1 vài tố chất và đặc điểm mà họ tìm kiếm từ người ứng tuyển và sử dụng các câu hỏi hành vi để lựa chọn người phù hợp.
Thay vì hỏi “Bạn sẽ làm thế nào?” họ sẽ hỏi xem bạn đã ứng xử như thế nào trong quá khứ. Họ muốn biết quyết định bạn đã đưa ra trong một tình huống cụ thể thay vì sẽ làm thế nào trong tương lai 1 cách trung thực nhất. Đồng thời, họ cũng muốn nghe những nguyên nhân để dẫn bạn đến việc bạn đã ứng xử như vậy.
3. Bạn cần chuẩn bị những gì cho 1 buổi phỏng vấn hành vi?
Chắc chắn rằng 1 trong những yếu tố quan trọng nhất khi bạn tham gia một buổi phỏng vấn cá nhân đó là: sự chuẩn bị kỹ càng về tâm lý, thể chất cũng như các câu trả lời cho các câu hỏi phỏng vấn hành vi có thể xảy ra.
Trước buổi cuộc phỏng vấn, bạn nên dành thời gian tìm hiểu kỹ càng về yêu cầu của nhà tuyển dụng. Từ đó nắm bắt các từ khóa quan trọng mà có thể dễ dàng thuyết phục nhà tuyển dụng ví dụ như “cống hiến”, “tận tụy”, “trách nhiệm”… Bạn có thể tìm đến các yêu cầu này qua các tin tuyển dụng hay các bài giới thiệu về công ty.
Sau khi đã tìm hiểu về yêu cầu tuyển dụng, bạn nên chọn ra những tố chất mà bạn muốn cho nhà tuyển dụng thấy. Với mỗi tố chất, bạn hãy lồng ghép với 1 câu chuyện về trải nghiệm thực tế mà bạn đã bộc lộ tố chất đó và ý nghĩa của trải nghiệm đối với bạn. Nếu câu chuyện của bạn đủ sức hấp dẫn, bạn không những chiếm cảm tình của nhà tuyển dụng mà còn để lại ấn tượng tốt và khó phai trong họ.
4. Bạn nên trả lời như thế nào trong phỏng vấn hành vi?
Trong khâu chuẩn bị phỏng vấn BIG4, bạn cũng cần lường trước cho mình những câu trả lời sẵn để ứng phó kịp thời. Ngoài cách thức thể hiện, nội dung của câu trả lời bạn cũng cần được trao truốt có những ấn tượng khó phai với nhà tuyển dụng.
1 trong những cách trả lời súc tích và rõ ràng nhất mà bạn có thể tham khảo đó là: Mô hình trả lời STAR. Đây là tên viết tắt của bốn yếu tố cần có với một câu trả lời đó là Situation (Tình huống), Task (Nhiệm vụ), Action (Hành động), Result (Kết quả):
- Situation: Trong phần này, bạn nên nói khái quát nhất tình huống mà bạn gặp phải hay tính chất công việc mà bạn phải đối mặt. Việc đưa ra bối cảnh sẽ giúp nhà tuyển dụng có được sự đánh giá đúng nhất cho quyết định của bạn;
- Task: Bạn cần diễn tả vấn đề cũng như khó khăn, thử thách mà bạn đã gặp phải. Đây là cơ sở để câu trả lời của bạn có mang tính thuyết phục hay không;
- Action: Đây là phần bạn sẽ nêu ra cách xử lý của mình và giải thích nguyên nhân cho hành động đó. Điều đáng lưu ý là bạn nên trả lời câu hỏi với nội dung thể hiện rõ các tố chất mà bạn muốn thể hiện cho nhà tuyển dụng.
- Result: Phần này không chỉ đơn thuần là kể lại kết quả của trải nghiệm của bạn mà bạn cũng nên thể hiện sự đóng góp của mình như thế nào cho quá trình đó.
Điều quan trọng bạn cần nhớ đối với 1 buổi phỏng vấn hành vi đó là: không có một câu trả lời cụ thể đúng hay sai cho dạng câu hỏi này. Mục đích của nhà tuyển dụng (người phỏng vấn bạn) đơn thuần là tìm hiểu cách bạn xử lý với 1 tình huống nhất định để đánh giá thái độ và kinh nghiệm của bạn trong công việc. Vì vậy, hãy thể hiện 1 trình bày câu trả lời 1 cách cẩn trọng để thuyết phục nhà tuyển dụng bạn phù hợp với doanh nghiệp.
Điểm mấu chốt tạo lên 1 câu trả lời thành công đó là sự chăm chú khi lắng nghe và trả lời câu hỏi rõ ràng, xúc tích, chi tiết và trung thực. Nếu câu trả lời của bạn không đúng với những gì mà nhà tuyển dụng mong đợi đồng nghĩa với việc họ thấy bạn đang chưa phù hợp với vị trí tuyển dụng.
5. Câu hỏi hành vi thường gặp trong phỏng vấn BIG4 là gì?
Trước kỳ tuyển dụng BIG4 vừa bắt đầu, điều các ứng viên quan tâm nhất là những câu hỏi về hành vi thường gặp trong một buổi phỏng vấn bao gồm những gì. Dưới đây là danh sách các câu hỏi bằng tiếng Anh mà bạn có thể tham khảo để chuẩn bị trước:
- Give an example of an occasion when you used logic to solve a problem;
- Give an example of a goal you reached and tell me how you achieved it;
- Have you gone above and beyond the call of duty? If so, how?
- What do you do when your schedule is interrupted? Give an example of how you handle it;
- Have you had to convince a team to work on a project they weren’t thrilled about? How did you do it?
- Have you handled a difficult situation with a co-worker? How?
- Tell me about how you worked effectively under pressure.
Ngoài ra, nếu bạn muốn trở nên tự tin hơn khi phỏng vấn, bạn có thể xem lại bài viết: Xử lý các câu hỏi hành vi trong phỏng vấn BIG4 như thế nào?
6. Lời kết
Nhà tuyển dụng BIG4 không chỉ tìm kiếm những tài năng trẻ mà còn muốn tìm kiếm những nhân viên phù hợp có khả năng duy trì bản sắc văn hóa của doanh nghiệp. Chính vì lẽ đó, bên cạnh những nhân sự giỏi chuyên môn, nhà tuyển dụng cũng rất đề cao những ai phù hợp với văn hóa của doanh nghiệp BIG4. Mong rằng qua bài viết này, SAPP Academy có thể giúp bạn tự tin và thành công trong các vòng phỏng vấn sắp tới.
>> Xem thêm:
[Interview - Final - Tips] - 05 Dạng Câu Hỏi Thường Gặp Trong Vòng Phỏng Vấn BIG4
[Interview - Final - Tips] Bí kíp trả lời câu hỏi vòng Phỏng vấn Cá nhân và tiêu chí đánh giá
[Interview - Final - Tips] Bộ 50 câu hỏi vòng phỏng vấn cá nhân và gợi ý trả lời
Nếu bạn cần hỗ trợ thêm về quá trình học nền tảng hoặc bất kỳ vấn đề gì về dịch vụ và trải nghiệm tại SAPP, vui lòng liên hệ qua các kênh sau:
- Fanpage: SAPP - Customer Support
- Gửi phiếu yêu cầu hỗ trợ: tại đây
- Hotline: 19002225 (Phân nhánh 2)
- Email: support@sapp.edu.vn
- Group cộng đồng học viên: https://www.facebook.com/groups/everydaywithsapp
- Chương trình Tái đăng ký khóa học: https://sapp.edu.vn/chuong-trinh-tai-dang-ky-khoa-hoc/