Nếu đỗ cả 02 mảng thuế và kiểm toán ở các công ty Big4 (Deloitte, PwC, KPMG và EY) thì chọn mảng nào?
Mục lục:
I. Kiểm toán (Audit) = logic, evidence, reason
II. Thuế (Tax) = rules, legislation, research
Lời kết
Bài viết này được đúc kết từ kinh nghiệm cá nhân và kinh nghiệm của nhiều người đi trước, để các em có một cái nhìn rõ hơn về 2 service tax và audit và đâu là nơi phù hợp nhất với tính cách, năng lực cũng như dự định tương lai của mọi người.
I. Kiểm toán (Audit) = logic, evidence, reason
Mục tiêu của audit là đưa ra ý kiến kiểm toán về tính trung thực và hợp lí trên các khía cạnh trọng yếu của báo cáo tài chính. Audit sẽ hợp với những bạn có khả năng “cày sâu cuốc bẫm”, không ngại khó ngại khổ.
1. Về ưu điểm:
Kiểm toán viên sẽ có cơ hội phát triển khả năng, hiểu biết của bản thân về BCTC, được tiếp xúc và có cái nhìn toàn cảnh về hoạt động của doanh nghiệp, phát triển khả năng teamwork, tiếp xúc làm việc với khách hàng.
Cơ hội việc làm khi nghỉ (exit oppotunities) cao hơn vì có kiến thức chắn chắn về báo cáo tài chính (financial reporting), có thể nhảy ra để thăng tiến lên CFO, Kế Toán trưởng, Kế Toán tổng hợp hoặc các ngành nghề khác.
Trong trường hợp các em muốn gắn bó lâu dài với Big 4, thì cơ hội để em leo lên các vị trí cao hơn cũng có nhiều hơn là so với tax.
2. Về nhược điểm:
Bận, rất bận, rất rất bận nếu vào busy season. Cuộc sống cá nhân trong mùa bận của auditor chắc chắn bị xáo trộn rất nhiều.
Phải đi rất nhiều nếu khách ở tỉnh.
Ảnh hưởng đến sức khỏe và mối quan hệ cá nhân.
Lương thấp hơn tax consutant.
II. Thuế (Tax) = rules, legislation, research
Nhiều người nói tư vấn thuế (tax consultant) được “yêu” hơn so với “auditor” dù cùng là kiếp “đầu đội sổ sách vai mang chứng từ” giống nhau. Điều này đúng, vì công việc của tax consultant thường đem lại giá trị cho khách hàng nhiều hơn là auditor. Tax consultant giúp khách hàng tiết kiệm được chi phí thuế, tìm ra các cơ hội để tối thiểu hóa số thuế phải nộp và tránh cho khách hàng trường hợp bị thuế phạt. Nhiều doanh nghiệp có thể không cần kiểm toán, nhưng thiếu tư vấn thuế thì doanh nghiệp khó sống.
1. Về ưu điểm
Công việc chuyên sâu (specialized) hơn nếu so với kiểm toán
Lương cao hơn auditor, lương xấp xỉ lương của advisory, càng lên cao chênh lệch sẽ càng lớn.
Ít phải đi lại hơn nếu so với kiểm toán.
Mặc dù cũng có mùa bận, nhưng thuế không bận “sấp mặt” như audit. Cuộc sống cá nhân cũng dễ cân bằng hơn.
Thuế có vẻ sẽ là nghề phù hợp hơn để gắn bó lâu dài, vì càng làm lâu thì trình độ, hiểu biết về luật thuế sẽ càng được nâng cao
2. Về nhược điểm
Thời gian đầu phải training rất nhiều mới đủ chắc kiến thức để làm việc, phải lên đến staff 2 hoặc senior lead job mới được giao tiếp với khách hàng và hiểu sâu hơn về hệ thống.
Rất “ác mộng” nếu không có cách suy nghĩ (mindset) hợp để làm thuế, để hiểu các nguyên tắc của các quy định hiện hành.
Cơ hội thăng tiến (promote) lên các vị trí cao thấp hơn vì tỷ lệ nghỉ việc (turnover rate) thấp hơn, các vị trí cao sẽ khó lên hơn vì ít người leave. Thực ra đây là điểm chung của tất cả các doanh nghiệp vì khi lên cao rất ít người nghỉ việc nên sẽ ít chỗ hơn cho thăng tiến. Nhưng nếu chỉ đưa Kiểm toán và Thuế vào câu chuyện thì cơ hội thăng tiến của Kiểm toán cao hơn.
Đầu ra hẹp hơn so với kiểm toán và khó nhảy sang các ngành không liên quan đến thuế nhưng lại dễ xin việc hơn vì doanh nghiệp nào cũng cần đến thuế.
Tổng kết lại, về lựa chọn giữa 2 vị trí audit hay tax, cá nhân anh nghĩ nên xét tới các tiêu chí như: định hướng sau này muốn làm gì, khả năng của bản thân, sự phù hợp giữa tính cách đối với nghề. Còn cả 2 nghề mỗi nghề có cái hay riêng, vào được Big Four đã là một cơ hội tốt để cho mọi người phát triển bản thân rồi, chỉ là cái nào phù hợp hơn với mọi người thì chọn thôi.
Lời kết
Hy vọng những chia sẻ vừa rồi đã giúp các bạn có thể tự tin hơn trong việc lựa chọn trở thành Kiểm toán viên hay Tư vấn Thuế. Chúc các bạn có một sự lựa chọn thông minh và có những trải nghiệm thật đáng nhớ tại BIG4!
Nếu bạn cần hỗ trợ thêm về quá trình học nền tảng hoặc bất kỳ vấn đề gì về dịch vụ và trải nghiệm tại SAPP, vui lòng liên hệ qua các kênh sau:
- Fanpage: SAPP - Customer Support
- Gửi phiếu yêu cầu hỗ trợ: tại đây
- Hotline: 19002225 (Phân nhánh 2)
- Email: support@sapp.edu.vn
- Group cộng đồng học viên: https://www.facebook.com/groups/everydaywithsapp
- Chương trình Tái đăng ký khóa học: https://sapp.edu.vn/chuong-trinh-tai-dang-ky-khoa-hoc/