Tổng quan các nghề nghiệp phổ biến

Nghề FP&A: Hướng đi mới cho nhân sự đam mê phân tích và chiến lược

Quản trị tài chính trong doanh nghiệp hiện nay không dừng lại ở ghi nhận giao dịch mà cần đến những quyết định chiến lược. Vì vậy, FP&A đang giữ vị thế quan trọng hơn bao giờ hết. Hãy cùng SAPP bóc tách tất-tần-tật về vị trí FP&A trong bài viết này!

Nghề FP&A là gì-1

>> Xem thêm: “Vén Màn” Các Cơ Hội Nghề Nghiệp Cho Học Viên ACCA Trong Lĩnh Vực Tài Chính Đầu Tư

1. Nghề FP&A là gì? 

Nghề FP&A-1

FP&A (viết tắt của Financial Planning and Analysis) là một chức danh trong lĩnh vực tài chính doanh nghiệp. Thuật ngữ này ngụ ý chỉ việc phân tích, dự đoán và lập kế hoạch tài chính nhằm hỗ trợ cho quá trình đưa ra quyết định đầu tư, kinh doanh. 

2. Bóc tách chi tiết vai trò và chức năng của nghề FP&A trong doanh nghiệp

Bộ phận FP&A đóng vai trò là "khối óc" của ban lãnh đạo khi nói đến các vấn đề tài chính. Chuyên viên FP&A không chỉ phụ trách cung cấp số liệu mà còn diễn giải những con số khô khan thành những câu chuyện có ý nghĩa, giúp lãnh đạo doanh nghiệp hiểu rõ bức tranh tình hình tài chính hiện tại của tổ chức và từ đó hoạch định các hướng phát triển trong tương lai.

Nghề FP&A là gì -2

Các vai trò điển hình của nhân sự thuộc khối FP&A bao gồm:

    • Lập báo cáo quản trị: Đảm nhận việc chuẩn bị báo cáo tháng, quý, năm cho hoạt động quản trị nội bộ doanh nghiệp, chi nhánh, khu vực…
  • Quản trị hiệu quả hoạt động: Thực hiện phân tích và đánh giá hiệu suất tài chính của doanh nghiệp; đồng thời cung cấp các báo cáo quản trị hàng tháng, quý và thường niên cho các nhà quản trị nội bộ doanh nghiệp.
  • Lập kế hoạch tài chính và quản lý ngân sách: Dự đoán doanh thu, chi phí và lợi nhuận trong tương lai. Từ đó lập kế hoạch phân bổ các nguồn ngân sách ngắn hạn, giúp doanh nghiệp đảm bảo dòng tiền cho những mục tiêu dài hạn.
  • Phân tích tài chính: Phân tích các xu hướng về biến động thị trường, đánh giá hiệu suất tài chính để từ đó đưa ra những nhận định về tính hiệu quả của các chiến lược kinh doanh.
  • Hỗ trợ ra quyết định: Trong một số doanh nghiệp, bộ phận FP&A nói chung và chuyên viên FP&A nói riêng sẽ phụ trách tư vấn, khuyến nghị cũng như hỗ trợ nhà quản lý nắm chắc về tình hình tài chính hiện tại và tương lai. Giúp ban lãnh đạo đưa ra quyết định về chiến lược kinh doanh và phát triển sản phẩm tốt hơn.
  • Đàm phán và giao dịch: Chuyên viên FP&A có thể tham gia vào quá trình đàm phán hợp đồng, thỏa thuận và các giao dịch tài chính khác để đảm bảo các điều khoản tài chính đưa ra vừa có lợi cho tổ chức vừa hợp lý.
  • Các dự án đa chức năng: Ngoài ra, tùy thuộc vào tình hình thực tế của doanh nghiệp, người làm FP&A có thể kiêm nhiệm thêm việc điều hành các dự án đa chức năng (tự động hóa, số hóa, tăng trưởng doanh thu và tối ưu hóa chi phí vận hành)...

3. Lộ trình sự nghiệp đầy hứa hẹn của nghề FP&A

Nghề FP&A có mức lương bao nhiêu - 3

FP&A được đánh giá là một lĩnh vực tiềm năng và có con đường sự nghiệp đầy hứa hẹn. Phụ thuộc vào trình độ, năng lực cũng như cơ hội mà mỗi ứng viên sẽ có các “bước nhảy” sự nghiệp khác nhau. Tuy nhiên, lộ trình thăng tiến điển hình mà một FP&A phải trải qua bao gồm:

  • Cấp độ đầu vào (Entry-level)

Ứng viên có thể khởi đầu với vị trí thực tập sinh kế toán hoặc thực tập sinh tài chính trước khi chính thức trở thành Chuyên viên FP&A (FP&A Analyst). Với cấp độ này, bạn sẽ có cơ hội tham gia hỗ trợ các đơn vị liên quan trong quá trình quản lý chi phí, phân tích các dữ liệu tài chính và chỉ số kinh doanh để đưa ra các dự báo tài chính. 

Sau khi đã tích lũy đủ kiến thức, kinh nghiệm cũng như kỹ năng, bạn sẽ thăng tiến lên vị trí chuyên viên FP&A - chịu trách nhiệm thu thập và phân tích dữ liệu tài chính, hỗ trợ lập báo cáo tài chính và tham gia vào quá trình dự báo, lập kế hoạch tài chính cho doanh nghiệp. Chuyên viên FP&A đòi hỏi sở hữu kỹ năng phân tích số liệu, kiến thức cơ bản về tài chính và kế toán, sử dụng thành thạo Excel và các phần mềm tài chính khác.

  • Quản lý cấp trung (Mid - Senior Level)

Các vị trí điển hình trong cấp độ này bao gồm Senior FP&A Analyst, FP&A Specialist. Bên cạnh vai trò thực hiện các phân tích chuyên sâu, đảm nhận chính bước đánh giá hiệu quả tài chính và đề xuất các khuyến nghị chiến lược, bạn có thể sẽ kiêm nhiệm quản lý các dự án lớn và phụ trách hướng dẫn các nhân sự cấp dưới. Để có thể thành công trong vị trí này, ứng viên cần đảm bảo sở hữu kỹ năng phân tích chuyên sâu, khả năng lãnh đạo nhóm nhỏ, giao tiếp tốt để trình bày các phát hiện và khuyến nghị cho ban lãnh đạo.

  • Cấp độ quản lý cấp cao (Manager - Level):

Với vai trò là FP&A Manager hoặc Financial Planning Manager, bạn sẽ được yêu cầu quản lý nhóm chuyên viên FP&A, nhằm đảm bảo hoạt động trong nhóm, các kế hoạch tài chính và dự báo ngân sách được thực hiện một cách chính xác, kịp thời. Đồng thời, bạn cũng có thể trực tiếp làm việc với các phòng ban khác thuộc doanh nghiệp để cung cấp các chỉ số tài chính cần thiết cho quá trình đưa ra chiến lược. 

Kỹ năng quản lý và lãnh đạo, khả năng làm việc với nhiều bộ phận khác nhau, kỹ năng ra quyết định dựa trên dữ liệu tài chính sẽ là các yếu tố then chốt giúp ứng viên thành công khi ở cấp bậc quản lý này.

  • Giám đốc (Director-Level):

Sau khi đã có nhiều năm kinh nghiệm với vị trí quản lý cấp cao, bạn sẽ có cơ hội thăng tiến lên các vị trí như FP&A Director - chịu trách nhiệm tổng thể về việc lập kế hoạch và phân tích tài chính của toàn bộ doanh nghiệp. Cấp độ này cho phép bạn tham gia vào quá trình hoạch định chiến lược tài chính dài hạn của công ty và báo cáo tình hình trực tiếp cho CFO. 

  • Lãnh đạo cấp cao (C-Level):

CFO, hay VP of Finance là đỉnh cao của con đường sự nghiệp FP&A mà mỗi nhân sự đều mong muốn chạm đến. CFO không chỉ phụ trách mảng FP&A mà còn bao quát và quản lý toàn bộ khối tài chính của một doanh nghiệp, bao gồm kế toán, kiểm soát tài chính, và quản lý rủi ro,... Bạn sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc định hướng chiến lược tổng thể và đảm bảo sự phát triển bền vững của tổ chức đó.

4. Khám phá bí quyết để thành công: Nghề FP&A cần có những kỹ năng gì?

Để thành công trong lĩnh vực FP&A, nhân sự cần sở hữu ít nhất 3 trong 4 nhóm năng lực cốt lõi sau: Expertise (Chuyên môn vững vàng), Insight (Hiểu biết sâu sắc về ngành), Collaboration (Khả năng hợp tác hiệu quả) và Drive (Khả năng dẫn dắt). Trong bài viết này, SAPP sẽ tập trung phân tích chi tiết những năng lực quan trọng thuộc nhóm chuyên môn - điều kiện cơ bản để đảm bảo bạn có thể thực hiện được các nhiệm vụ hàng ngày của mình.

1-05

Năng lực chuyên môn của một chuyên viên FP&A gồm những gì?

  • Khả năng Phân tích Tài chính: Phân tích tài chính là quá trình vận dụng số liệu từ bộ dữ liệu tài chính (điển hình như lợi nhuận, dòng tiền, các chỉ số khác,...) để từ đó đưa ra các đánh giá, nhận định về tình hình tài chính hiện tại và dự báo trong tương lai. Đây là nền tảng giúp doanh nghiệp ra quyết định chiến lược, tối ưu hóa hiệu suất và đảm bảo sự bền vững tài chính.
  • Khả năng Quản lý rủi ro và Ra quyết định: Bản chất của khả năng này là quá trình nhận diện, phân tích các rủi ro tài chính mà doanh nghiệp có thể gặp phải và đưa ra các phương án hành động tốt nhất. Kỹ năng này giúp doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro, bảo vệ tài sản và duy trì hoạt động ổn định trong môi trường kinh doanh biến động.
  • Khả năng Phân tích và Dự đoán xu hướng của thị trường: Bao gồm việc thu thập và phân tích dữ liệu thị trường để nhận diện các xu hướng kinh tế, ngành nghề và đối thủ cạnh tranh. Từ đó giúp doanh nghiệp chủ động trong việc lập kế hoạch dài hạn, tối ưu hóa các chiến lược kinh doanh và giữ vững vị thế cạnh tranh trên thị trường. 
  • Khả năng Lập kế hoạch và Dự báo: Một chuyên viên FP&A cần nắm vững và vận dụng thành thạo các công cụ lập kế hoạch, giúp doanh nghiệp có tầm nhìn chiến lược rõ ràng, đồng thời chuẩn bị sẵn sàng cho các cơ hội và rủi ro trong tương lai.
  • Khả năng Phân tích và Đánh giá hiệu quả hoạt động: Đây là quá trình đo lường và đánh giá hiệu quả tài chính của các hoạt động kinh doanh, từ đó đưa ra các giải pháp cải thiện, giúp tối ưu hóa hiệu suất, giảm thiểu lãng phí và gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Ngoài ra, để tối đa hóa hiệu suất công việc, chuyên viên FP&A cần thành thạo các công cụ và phần mềm hỗ trợ như Excel, SAP và các hệ thống quản trị tài chính khác. Những công cụ này không chỉ giúp xử lý dữ liệu nhanh chóng mà còn tạo điều kiện cho việc ra quyết định chính xác và kịp thời.

>> Nhận Tư Vấn Về Tái Đăng Ký Các Môn Học ACCA Và “Thăng Hoa” Trong Lĩnh Vực FP&A tại đây

5. Ứng dụng của kiến thức ACCA trong nghề FP&A

Học ACCA có làm FP&A được không-1

Chương trình học ACCA được thiết kế dựa trên các chuẩn mực Kế toán quốc tế, nhằm trang bị cho người học kiến thức chuyên sâu trong các lĩnh vực như báo cáo tài chính, quản trị hiệu suất, quản trị chiến lược và luật kinh doanh. Đây không chỉ là kiến thức nền tảng mà còn có sự tương quan mật thiết với các nhiệm vụ mà một chuyên viên FP&A phải đảm nhận hàng ngày.

Kiến thức từ chương trình ACCA sẽ hỗ trợ bạn trong quá trình làm việc tại các vị trí FP&A thông qua ba nhóm môn học chính:

5.1. Nhóm Kế toán và Quản trị Tài chính:

  • MA/F2 (Kế toán Quản trị): 

Đây là nền tảng quan trọng giúp chuyên viên FP&A nắm vững cách lập ngân sách, phân tích chi phí và quản lý hiệu suất. Thành thạo kỹ thuật phân tích chi phí và có khả năng đánh giá hiệu quả hoạt động của các bộ phận trong doanh nghiệp giúp bạn có thể đưa ra các  quyết định tài chính chiến lược một cách có căn cứ.

  • FA/F3 (Kế toán Tài chính): 

FA/F3 ACCA trang bị cho chuyên viên FP&A các nguyên lý cơ bản về kế toán, cách hạch toán các giao dịch và đọc hiểu báo cáo tài chính như bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh và báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Kiến thức này là cơ sở để nhân sự thuộc bộ phận chuyên môn FP&A có thể phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp và hỗ trợ quá trình ra quyết định chiến lược. 

  • FM/F9 (Quản trị Tài chính): 

Kiến thức về quản lý nguồn vốn, dòng tiền, ra quyết định đầu tư và quản lý rủi ro tài chính được trang bị qua quá trình học tập môn FM/F9 ACCA giúp người làm FP&A có thể đảm nhận tốt các nhiệm vụ như lập kế hoạch tài chính, dự báo dòng tiền và đảm bảo doanh nghiệp có đủ nguồn lực để phát triển bền vững.

5.2. Nhóm Quản trị Hiệu suất và Chiến lược:

  • PM/F5 (Quản trị Hiệu suất): 

PM/F5 trong chương tình đào tạo chứng chỉ Kế toán ACCA giúp người học có cơ hội rèn luyện khả năng phân tích chi phí và lợi ích, tính toán hiệu quả hoạt động. Từ đó tối ưu hóa hiệu suất và đưa ra đề xuất các cải tiến quy trình, giúp doanh nghiệp vận hành hiệu quả đồng thời đạt được mục tiêu chiến lược đã được đề ra trước đó.

  • APM/P5 (Quản trị Chiến lược và Hiệu suất): 

Với những công cụ và kỹ thuật quản lý hiệu quả tài chính và phi tài chính, môn học APM/P5 ACCA cung cấp cho người học khả năng đánh giá hiệu suất tổng thể của doanh nghiệp. Kiến thức này rất quan trọng để đưa ra các quyết định chiến lược dựa trên dữ liệu, hỗ trợ doanh nghiệp tối ưu hóa hiệu quả hoạt động và đạt được các mục tiêu dài hạn.

5.3. Nhóm Báo cáo Tài chính Chiến lược:

  • FR/F7 (Báo cáo Tài chính): 

Tiếp xúc với môn học FR/F7 ACCA giúp người học nắm được cách chuẩn bị và phân tích báo cáo tài chính theo khung pháp lý và các chuẩn mực kế toán quốc tế. Khả năng phân tích số liệu trên báo cáo tài chính là kim chỉ nam quan trọng để nhân sự đang làm việc trong lĩnh vực FP&A có thể đưa ra các dự đoán tài chính chính xác và đóng góp vào việc lập kế hoạch tài chính của doanh nghiệp.

  • SBR/P2 (Báo cáo Tài chính Chiến lược): 

Chương trình đào tạo của học phần SBR/P2 ACCA đào sâu vào các kiến thức về báo cáo tài chính ở cấp độ chiến lược, giúp ứng viên có thể hiểu rõ hơn về tác động của các quyết định tài chính đối với hoạt động của doanh nghiệp. Kỹ năng này là yếu tố then chốt giúp bạn đưa ra các dự đoán tài chính chính xác, hỗ trợ quá trình ra quyết định chiến lược của doanh nghiệp.

Việc hoàn thành các môn học và sở hữu chứng chỉ ACCA không chỉ giúp bạn khẳng định năng lực chuyên môn toàn diện trong lĩnh vực FP&A, mà còn tạo ra lợi thế cạnh tranh vượt trội trên con đường thăng tiến sự nghiệp trong ngành Tài chính - Kế toán. Đặc biệt, đây cũng là “tấm vé vàng” giúp ứng viên có cơ hội thăng tiến và đảm nhận nhận những vị trí cao cấp hơn.

>> Nhận Tư Vấn Về Tái Đăng Ký Các Môn Học ACCA Và “Thăng Hoa” Trong Lĩnh Vực FP&A tại đây

Lời kết

Hy vọng rằng với bài viết này, bạn đã có cái nhìn rõ nét hơn về vai trò quan trọng của vị trí FP&A trong việc hỗ trợ doanh nghiệp đạt được các mục tiêu tài chính và chiến lược dài hạn. Với sự phát triển không ngừng của môi trường kinh doanh, nhu cầu đưa ra quyết định chiến lược dựa trên phân tích tài chính kỹ thuật đang mở ra nhiều cơ hội hấp dẫn cho nghề FP&A. Tuy nhiên, điều này cũng đồng nghĩa với sẽ luôn xuất hiện những thách thức, yêu cầu mới với những ai theo đuổi lĩnh vực này phải liên tục cập nhật và nâng cao kỹ năng, kiến thức chuyên môn. Đừng quên theo dõi các bài viết tiếp theo của SAPP để cập nhật những thông tin nghề nghiệp hữu ích khác nhé!

>> Xem thêm:

Nếu bạn cần hỗ trợ thêm về quá trình học nền tảng hoặc bất kỳ vấn đề gì về dịch vụ và trải nghiệm tại SAPP, vui lòng liên hệ qua các kênh sau:

  • Hotline: 19002225 (Phân nhánh 2)