Trên đường đua kinh doanh ngày nay, Treasury đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc quản lý tài chính và rủi ro cho các tổ chức.
Với những yêu cầu ngày càng cao về sự chuyên nghiệp và sự linh hoạt trong điều hành tài chính, các chuyên gia Treasury không chỉ là những nhà quản lý vốn mà còn là những người đóng góp quan trọng vào chiến lược phát triển bền vững của doanh nghiệp, đặc biệt là trong hai loại hình tổ chức chính: Finance Institute và Non Finance Institute (hay còn gọi là corporate).
Ở Finance Institute, như các ngân hàng và các tổ chức tài chính, bộ phận Treasury thường đóng vai trò quyết định trong việc duy trì sự ổn định và phát triển của tổ chức. Thông thường, bộ phận này nằm trong chức năng quản lý tài sản và nợ (Asset and Liability Management - ALM) và báo cáo trực tiếp cho Giám đốc Tài chính (CFO) hoặc một giám đốc cấp cao khác, tùy thuộc vào cơ cấu tổ chức của từng ngân hàng. Treasury thực hiện nhiều nhiệm vụ cốt lõi, bao gồm quản lý tài chính để đảm bảo ngân hàng hoạt động hiệu quả và có khả năng đáp ứng các nghĩa vụ tài chính; quản lý rủi ro nhằm duy trì sự ổn định và an toàn; quản lý các khoản đầu tư để tối ưu hóa lợi nhuận; và đảm bảo thanh khoản đủ để đáp ứng các nhu cầu của khách hàng và các hoạt động hàng ngày. Bộ phận này không chỉ đảm bảo hiệu quả tài chính mà còn hỗ trợ chiến lược phát triển toàn diện của ngân hàng.
Trong các tổ chức phi tài chính như công ty sản xuất, thương mại, dịch vụ, giáo dục, y tế và các tổ chức phi lợi nhuận, bộ phận Treasury thường thuộc bộ phận Tài chính và đóng vai trò quan trọng trong quản lý tài chính. Treasury không chỉ quản lý tiền mặt và tài trợ mà còn phát triển các chiến lược tài chính hỗ trợ mục tiêu phát triển của tổ chức. Chức năng của Treasury bao gồm quản lý dòng tiền, đầu tư, thanh khoản, rủi ro tài chính, và hỗ trợ ban lãnh đạo trong việc ra quyết định chiến lược và tối ưu hóa chi phí vốn. Treasury thường báo cáo trực tiếp cho CFO hoặc phó CFO và phối hợp chặt chẽ với các bộ phận khác như kế toán, kế hoạch và phân tích tài chính, và các đơn vị kinh doanh.
Vị trí Treasury trong Non Finance Institute không chỉ đóng vai trò quản lý tài chính mà còn là trụ cột quan trọng hỗ trợ cho quản lý tổng thể của tổ chức. Trong phạm vi bài viết này, hãy cùng SAPP Academy tìm hiểu rõ hơn về các vai trò và trách nhiệm của một chuyên gia Treasury khi làm việc ở Non Finance Institute nhé.
Khái niệm về nghề Treasury
Treasury là một lĩnh vực quan trọng trong quản lý tài chính của doanh nghiệp, đảm nhiệm nhiều vai trò từ quản lý dòng tiền, quản lý rủi ro, huy động vốn cho đến tối ưu hóa cấu trúc tài chính. Các chuyên gia treasury không chỉ đảm bảo thanh khoản và an toàn tài chính cho công ty mà còn đưa ra các quyết định chiến lược giúp tối ưu hóa lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro.
Với sự phát triển nhanh chóng của thị trường tài chính, nhu cầu tuyển dụng trong lĩnh vực Treasury ngày càng tăng, mang lại nhiều cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn. Ở Việt Nam, thị trường tuyển dụng cho ngành này cũng đang mở rộng, tạo điều kiện thuận lợi cho các tài năng trẻ phát triển và khẳng định bản thân trong lĩnh vực tài chính. Từ vị trí entry-level như chuyên viên phân tích treasury đến các vai trò lãnh đạo như giám đốc tài chính (CFO) hay giám đốc điều hành (CEO), nghề treasury mở ra lộ trình thăng tiến rõ ràng và đa dạng. Đặc biệt, việc có các chứng chỉ chuyên môn như ACCA, CMA, CFA hay ACT sẽ là lợi thế lớn, nâng cao khả năng cạnh tranh và cơ hội phát triển trong sự nghiệp.
Vai trò và trách nhiệm của một Treasury
Trong mô hình tổ chức của một doanh nghiệp, bộ phận Treasury thường nằm trong bộ phận Tài chính (Finance Department) và báo cáo trực tiếp cho Giám đốc Tài chính (CFO). Tuy nhiên, trong các tổ chức lớn hơn hoặc có cấu trúc phức tạp hơn, bộ phận Treasury có thể hoạt động như một đơn vị độc lập với một Trưởng bộ phận Treasury (Treasury Manager) báo cáo trực tiếp cho Giám đốc Điều hành (CEO) hoặc Hội đồng Quản trị (Board of Directors). Từ đó, bộ phận Treasury chịu trách nhiệm quản lý tiền mặt, tài trợ, đầu tư, và quản lý rủi ro tài chính của doanh nghiệp và có một số trách nhiệm nhất định sau đây:
- Xây dựng và triển khai các chiến lược về tài chính (Developing and implementing financial strategies);
- Huy động các nguồn vốn phục vụ hoạt động của Công ty (Mobilizing capital sources for the Company‘s operations);
- Xây dựng các phương án tài chính nhằm tối ưu hóa cấu trúc vốn, chi phí vốn (Develop financial plans to optimize capital structure and cost of capital);
- Quản trị dòng tiền (Cash flow management);
- Phân tích và quản lý tài chính (Financial analysis and management);
- Xây dựng, giám sát, thực hiện ngân sách (Developing, monitoring and implementing budgets).
>> Xem thêm: Investment Banking: Xu Hướng Nghề Nghiệp Mới Cho Nhân Sự Trong Ngành Tài Chính
Phạm vi, tính chất công việc của một Treasury
- Quản lý tiền và thanh khoản
Bộ phận Treasury đảm bảo rằng các dòng tiền chủ yếu được giữ lại để sử dụng cho các hoạt động kinh doanh chính, hỗ trợ mục tiêu tăng trưởng bằng cách quản lý hiệu quả lượng tiền mặt và thanh khoản của công ty. Điều này bao gồm việc làm việc với các ngân hàng để nhận diện khả năng hiển thị tiền mặt (cash visibility), giúp doanh nghiệp biết được lượng tiền mặt thực có trên quy mô toàn hệ thống.
- Chính sách quản trị rủi ro
Treasury phát triển chiến lược quản lý rủi ro linh hoạt, đưa ra các quyết định chiến lược để giảm thiểu rủi ro tài chính trong môi trường kinh doanh biến động. Điều này có thể bao gồm việc cân nhắc các phương án trả chậm để hỗ trợ đối tác mà vẫn hạn chế rủi ro cho doanh nghiệp.
- Huy động nguồn vốn
Bộ phận Treasury tổ chức huy động nguồn vốn ngắn hạn, trung và dài hạn từ nhiều nguồn tài chính khác nhau, bao gồm cả trong và ngoài nước. Xây dựng mối quan hệ với các tổ chức tài chính và đa dạng hóa các kênh cung cấp vốn để đảm bảo sự linh hoạt và đủ nguồn lực tài chính cho công ty.
- Theo dõi và quản lý các khoản nợ
Theo dõi và quản lý các chỉ số nợ và chỉ số vốn lưu động, đảm bảo các khoản nợ với ngân hàng và các đối tác khác được thanh toán đúng hạn. Điều này bảo vệ và duy trì nguồn vốn quan trọng cho hoạt động kinh doanh của công ty.
- Đánh giá và quản lý xếp hạng tín nhiệm
Theo dõi và đánh giá các xếp hạng tín nhiệm của công ty để đảm bảo khả năng vay vốn với điều kiện thuận lợi và không bị giảm xếp hạng. Làm việc với các tổ chức đánh giá tín nhiệm để nâng cao khả năng vay vốn và giảm thiểu rủi ro tín dụng.
>> Xem thêm: Mối tương quan giữa Investment Banking và Private Equity
Khung năng lực cần có của một Treasury
Để trở thành một chuyên gia Treasury giỏi, cần có sự kết hợp hài hòa giữa kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm. Trước hết, việc tốt nghiệp đại học với các chuyên ngành Tài chính, Kế toán, Ngân hàng hoặc Quản trị kinh doanh là nền tảng quan trọng. Những kiến thức cơ bản này giúp bạn hiểu rõ về cấu trúc tài chính của doanh nghiệp và các quy trình quản lý tài chính căn bản.
Kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, kế toán ngân hàng hoặc kiểm toán là một điểm cộng lớn. Kinh nghiệm này không chỉ mang lại sự hiểu biết thực tế về các hoạt động tài chính hàng ngày, mà còn giúp bạn phát triển khả năng xử lý dữ liệu và phân tích tài chính chuyên sâu. Chính những trải nghiệm thực tế này giúp bạn đánh giá và quản lý rủi ro tài chính hiệu quả hơn.
Một yếu tố không thể thiếu là khả năng làm việc độc lập với khối lượng dữ liệu lớn. Trong công việc hàng ngày, chuyên gia Treasury phải xử lý, phân tích và đưa ra quyết định dựa trên nhiều thông tin tài chính phức tạp. Do đó, việc có khả năng làm việc với dữ liệu phức tạp và đưa ra những phân tích chính xác, kịp thời là rất quan trọng để đảm bảo hiệu quả công việc.
Kỹ năng giao tiếp tiếng Anh tốt cũng là yêu cầu cần thiết, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Khả năng này giúp bạn làm việc hiệu quả với các đối tác, khách hàng và tổ chức tài chính nước ngoài. Thêm vào đó, nếu bạn có các chứng chỉ chuyên môn như ACCA, CMA, CFA, điều này sẽ là một lợi thế lớn. Những chứng chỉ này không chỉ chứng minh năng lực và kiến thức chuyên môn của bạn, mà còn thể hiện cam kết của bạn đối với việc duy trì và nâng cao các tiêu chuẩn nghề nghiệp cao nhất.
Cuối cùng, thành thạo các công cụ văn phòng, đặc biệt là Microsoft Excel, là kỹ năng kỹ thuật không thể thiếu. Excel không chỉ là công cụ để quản lý và phân tích dữ liệu tài chính, mà còn là phương tiện để xây dựng các mô hình tài chính, lập kế hoạch và theo dõi các chỉ số tài chính quan trọng.
Cơ hội nghề nghiệp cho một Treasury
Thị trường tuyển dụng trong lĩnh vực Treasury hiện đang khá sôi động và tích cực. Trong những năm gần đây, nhu cầu tuyển dụng ở mọi cấp bậc Treasury đã tăng đáng kể, đặc biệt là cơ hội cho các sinh viên mới tốt nghiệp. Nhiều tổ chức đã và đang tìm kiếm những tài năng trẻ từ các trường đại học để đào tạo và phát triển từ cấp độ đầu vào.
Tại Việt Nam, cơ hội nghề nghiệp trong lĩnh vực Treasury cũng đang mở rộng, với nhu cầu ngày càng tăng từ các doanh nghiệp trong nước và quốc tế. Đây là thời điểm lý tưởng để bắt đầu hoặc nâng cao sự nghiệp trong lĩnh vực này, với tiềm năng phát triển và thăng tiến rõ ràng. Các bạn có thể tham khảo thêm Job Description sau đây của vị trí Treasury tại Non Finance Institute.
Làm việc trong lĩnh vực Treasury, bạn có thể mong đợi được hưởng mức lương hấp dẫn và sự đánh giá cao cho chuyên môn của mình. Bạn sẽ cảm thấy hài lòng và tự hào khi biết rằng công việc của mình có thể tạo ra sự khác biệt đáng kể đối với sự thành công của bất kỳ doanh nghiệp nào. Dù bạn làm việc cho một tập đoàn đa quốc gia, một tổ chức từ thiện, cơ quan chính phủ hay một công ty khởi nghiệp, Treasury luôn mang lại một sự nghiệp đa dạng và sinh lợi, mở ra con đường dẫn đến các vị trí cao cấp nhất trong kinh doanh và tài chính, cũng như cơ hội quốc tế.
Từ cấp độ đầu vào đến cấp độ lãnh đạo, có rất nhiều vai trò và chức danh công việc liên quan đến Treasury. Một số vị trí tiêu biểu bao gồm:
- Chuyên viên phân tích Treasury
- Giao dịch viên Treasury
- Quản lý rủi ro
- Quản lý dòng tiền
- Chuyên viên phân tích rủi ro tín dụng và tài chính
- Quản lý Treasury của tập đoàn
- Trưởng bộ phận hoạt động Treasury
- Giám đốc thuế
- Giám đốc tài chính
- Giám đốc tài chính (CFO)
- Giám đốc điều hành (CEO)
>> Xem thêm: Thách thức và Cơ hội của nghề Broker
Lộ trình thăng tiến
Lộ trình thăng tiến trong nghề Treasury cũng có những bước điển hình tương tự như nghề Broker, nhưng phụ thuộc vào nhiều yếu tố chuyên môn, kỹ năng lãnh đạo và cơ hội tại công ty. Dưới đây là một tổng quan về lộ trình phát triển của một chuyên gia Treasury:
- Nhân viên tài chính (Financial Analyst): Đây là bước đầu tiên cho những người mới bắt đầu trong lĩnh vực Treasury. Ở vị trí này, bạn sẽ học hỏi cách phân tích tài chính, quản lý dòng tiền và thực hiện các nhiệm vụ hỗ trợ cho bộ phận Treasury. Kiến thức cơ bản về các công cụ tài chính và kỹ năng xử lý dữ liệu phức tạp là rất quan trọng.
- Chuyên viên Treasury (Treasury Specialist): Sau khi tích lũy kinh nghiệm, bạn có thể thăng tiến lên vị trí Chuyên viên Treasury. Tại đây, bạn sẽ phụ trách các nhiệm vụ như quản lý thanh khoản, đánh giá rủi ro tài chính và huy động vốn. Đây là giai đoạn yêu cầu nâng cao khả năng phân tích sâu và đưa ra các quyết định chiến lược tài chính hiệu quả.
- Quản lý Treasury (Treasury Manager): Với kinh nghiệm và năng lực quản lý đã được chứng minh, bạn có thể trở thành Quản lý Treasury. Ở vị trí này, bạn sẽ đảm nhận trách nhiệm lãnh đạo bộ phận Treasury, điều hành các hoạt động tài chính của công ty, đồng thời phát triển chiến lược tài chính phù hợp với mục tiêu doanh nghiệp.
- Giám đốc Tài chính (Chief Financial Officer - CFO): Đây là vị trí cao nhất trong lĩnh vực Treasury. Những người đạt được vị trí này thường có tầm nhìn chiến lược rộng, khả năng lãnh đạo xuất sắc và kinh nghiệm dày dặn trong các lĩnh vực tài chính và quản lý rủi ro. CFO chịu trách nhiệm đối với toàn bộ chiến lược tài chính của công ty và có vai trò quan trọng trong quyết định chiến lược toàn cầu.
Lộ trình thăng tiến trong nghề Treasury không chỉ phụ thuộc vào kỹ năng chuyên môn mà còn yêu cầu sự cập nhật với thị trường và khả năng thích nghi với môi trường kinh doanh biến động. Việc tích lũy kinh nghiệm và nâng cao trình độ chuyên môn sẽ giúp bạn đạt được những bước thăng tiến nhanh chóng trong sự nghiệp Treasury.
KẾT LUẬN
Như vậy, lộ trình thăng tiến trong lĩnh vực Treasury không chỉ đòi hỏi sự nỗ lực và kiên trì mà còn phụ thuộc vào năng lực chuyên môn, khả năng lãnh đạo và kỹ năng quản lý. Từ vị trí mới ra trường cho đến các vai trò quản lý cấp cao, các chuyên gia Treasury luôn có cơ hội phát triển nghề nghiệp một cách bền vững và có thể đóng góp tích cực vào sự thành công của tổ chức. Với sự thấu hiểu sâu sắc về tài chính và rủi ro, cùng sự sáng tạo trong quản lý, họ sẽ tiếp tục là những nhân tài quan trọng, đóng vai trò then chốt trong môi trường kinh doanh ngày càng phức tạp và đòi hỏi sự chuyên nghiệp cao.
Nếu bạn cần hỗ trợ thêm về quá trình học nền tảng hoặc bất kỳ vấn đề gì về dịch vụ và trải nghiệm tại SAPP, vui lòng liên hệ qua các kênh sau:
- Fanpage: SAPP - Customer Support
- Gửi phiếu yêu cầu hỗ trợ: tại đây
- Hotline: 19002225 (nhánh 2)
- Email: support@sapp.edu.vn
- Group cộng đồng học viên: https://www.facebook.com/groups/everydaywithsapp
- Chương trình giới thiệu học viên mới: https://sapp.edu.vn/chuong-trinh-gioi-thieu-hoc-vien-referral-program/
- Chương trình Tái đăng ký khóa học: https://sapp.edu.vn/chuong-trinh-tai-dang-ky-khoa-hoc/