Các nghề nghiệp phổ biến trong ngành Tài Chính

Mối tương quan giữa Investment Banking và Private Equity

Investment Banking (IB) và Private Equity (PE) có nhiều điểm tương đồng và hỗ trợ lẫn nhau, mở ra những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn.

Trong bức tranh đa dạng của ngành tài chính, Investment Banking (IB) và Private Equity (PE) nổi bật như hai ngành có nhiều điểm tương đồng và khả năng hỗ trợ lẫn nhau trong nhiều hoạt động. Hiểu được sự giao thoa này không chỉ mở ra cánh cửa các cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn mà còn giúp những nhân sự theo đuổi lĩnh vực Tài chính Đầu tư nắm bắt được cách thức cộng tác và tối ưu hóa khả năng của mỗi ngành.

Vậy một nhân sự theo đuổi ngành IB có thể rẽ hướng sang PE hoặc ngược lại? Cùng SAPP bóc tách những điểm tương đồng để từ đó có thêm những định hướng cho lộ trình nghề nghiệp tương lai của bạn qua bài viết dưới đây nhé!

1️. Điểm chung trong nghiệp vụ

Investment Banking (IB) và Private Equity (PE) là hai lĩnh vực nghề nghiệp tài chính quan trọng và có liên quan mật thiết với nhau dù hoạt động theo những cách thức khác biệt. Điểm chung cơ bản nhất giữa hai ngành này là vai trò của họ trong mỗi thương vụ. Họ được ví như những "deal-makers" trong thị trường vốn, đóng vai trò trọng yếu trong việc tìm kiếm và phát triển các cơ hội đầu tư tiềm năng.


Đối với Investment Banking (IB), các hoạt động chính của ngành nghề này bao gồm phát hành cổ phiếu và trái phiếu, cung cấp tư vấn mua bán và sáp nhập doanh nghiệp (M&A) cũng như tư vấn tài chính cho các công ty và chính phủ. Mục tiêu chính của IB là hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc huy động vốn, giúp họ tăng trưởng vốn và mở rộng hoạt động kinh doanh. Trong quá trình này, IB đóng vai trò như nhà môi giới hoặc cố vấn, tạo điều kiện cho các công ty tiếp cận với nguồn vốn từ thị trường.

Ngược lại, Private Equity (PE) đầu tư vào các công ty không niêm yết trên thị trường chứng khoán. Họ tập trung vào việc tìm kiếm các doanh nghiệp ở giai đoạn tăng trưởng và thường đầu tư với mục đích cải thiện và tăng giá trị của chúng trước khi tiến hành thoái vốn, thường thông qua việc chào bán cổ phần lần đầu (IPO) và niêm yết công ty. Trong mối quan hệ này, PE đóng vai trò như một nhà đầu tư trực tiếp vào doanh nghiệp mà họ chọn.

Dù có vai trò và mục tiêu khác nhau, cả Investment Banker và Private Equity đều phải tiến hành các bước chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi thực hiện bất kỳ thương vụ đầu tư nào. Điều này bao gồm nghiệp vụ như: phân tích thị trường, lập mô hình tài chính định giá, và thường xuyên gặp gỡ với các đối tác tiềm năng để khai thác cơ hội đầu tư. Cả hai đều hướng tới mục tiêu cuối cùng là tối đa hóa lợi nhuận từ những thương vụ đầu tư của mình, đóng góp vào sự phát triển của thị trường vốn và nền kinh tế nói chung.

>> Bỏ túi ngay: Chọn Nghề Stockbroker (Nhà Môi giới Chứng khoán), Tại Sao Không?

2️. Sự hỗ trợ qua lại giữa Investment Banking và Private Equity 

Mối liên kết giữa IB và PE chủ yếu thể hiện ở khía cạnh mua bán và sáp nhập doanh nghiệp. Các ngân hàng đầu tư thường là cầu nối giữa các công ty PE và các mục tiêu đầu tư tiềm năng. Khi một công ty PE muốn mua một công ty khác, họ thường tìm đến các ngân hàng đầu tư (Investment Banking) để nhận tư vấn và hỗ trợ trong quá trình đàm phán và tài trợ.

Tưởng tượng ra một thương vụ mua bán công ty trong đó Private Equity đóng vai trò là người mua. Tại đây, Investment Banking vào cuộc như một cố vấn đắc lực, giúp PE đánh giá giá trị của công ty mục tiêu cũng như tư vấn chiến lược để thương vụ diễn ra suôn sẻ.


Ngược lại, khi PE sẵn sàng bán một trong những công ty thuộc danh mục đầu tư của mình, họ thường quay lại với các ngân hàng đầu tư để tìm kiếm người mua tiềm năng và thực hiện giao dịch một cách hiệu quả. Các ngân hàng đầu tư với mạng lưới rộng lớn và hiểu biết sâu sắc về thị trường, sẽ giúp PE tối đa hóa lợi nhuận từ các thương vụ này.

3️. Cơ hội chuyển đổi giữa hai ngành

Do có nhiều điểm tương đồng trong kiến thức và kỹ năng nghiệp vụ, không ít chuyên gia trong ngành Investment Banking chọn chuyển sang Private Equity và ngược lại. Các kỹ năng như phân tích tài chính, định giá doanh nghiệp, hiểu biết về cấu trúc vốn hay kỹ năng đàm phán đều vô cùng cần thiết cho nhân sự nếu muốn theo đuổi cả hai ngành nghề trên. Sự hiểu biết về thị trường và kinh nghiệm quản lý các thương vụ lớn cũng giúp những người làm việc trong IB có thể dễ dàng chuyển sang PE, nơi họ có thể áp dụng những kỹ năng này vào việc quản lý và cải tiến các công ty đầu tư.

Đối với những ai đang làm việc trong PE, việc chuyển sang IB cũng khá thuận lợi do đã quen thuộc với môi trường đầu tư và có kinh nghiệm trực tiếp trong việc đánh giá và tối ưu hóa giá trị doanh nghiệp. Sự am hiểu sâu sắc về quá trình tái cấu trúc và tăng trưởng doanh nghiệp có thể giúp họ thành công trong việc tư vấn cho các thương vụ lớn.

>> Xem thêm: Cơ Hội Nào Cho Sinh Viên Tài Chính Tại BIG4 Ở Vị Trí Advisory?

KẾT LUẬN

Mối quan hệ giữa Investment Banking và Private Equity là một ví dụ điển hình về sự hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau trong ngành tài chính. Với những điểm tương đồng trong kỹ năng và nghiệp vụ, các chuyên gia tài chính có thể linh hoạt chuyển đổi giữa hai lĩnh vực, khai thác tối đa kiến thức và kỹ năng của mình để thích nghi và thành công trong một thị trường đầy thử thách và cơ hội.

Hy vọng bài viết trên sẽ giúp Học viên tại SAPP hiểu được thêm phần nào về những công việc trong lĩnh vực tài chính đầu tư. Nếu thấy hữu ích, hãy tương tác với SAPP để chúng mình có thêm động lực đem tới nhiều nội dung bổ ích nhé!

SAPP, vui lòng liên hệ qua các kênh sau:

  • Hotline: 19002225 (nhánh 2)
Chương trình Tái đăng ký khóa học: https://sapp.edu.vn/chuong-trinh-tai-dang-ky-khoa-hoc/