Big 4 - Kinh nghiệm cho vòng phỏng vấn cá nhân

[Interview - Final - Tips] - 10 câu hỏi thường gặp vòng phỏng vấn cá nhân của BIG4 - NÊN và KHÔNG NÊN

10 câu hỏi thường gặp trong vòng phỏng vấn được tổng hợp lại bằng kinh nghiệm của các anh chị thành viên Big4 sẽ cung cấp cho bạn một cách nhanh chóng và dễ dàng để bắt đầu một cuộc phỏng vấn thuận lợi.

1. Tell Me About Yourself

Đây được xem như một câu hỏi mở đầu phổ biến nhất dành cho các ứng viên. Dân gian ta có câu: "Đầu xuôi đuôi lọt", vì vậy việc chuẩn bị câu trả lời một cách lưu loát, rõ ràng với câu hỏi này là vô cùng quan trọng. Thêm vào đó, những thông tin bạn đưa ra có thể sẽ là chủ đề cho những câu hỏi tiếp theo của nhà tuyển dụng.

Nên:

  • Trả lời ngắn gọn, súc tích với những từ khóa để ghi điểm
  • Nói về kinh nghiệm làm việc và những bài học đã học được từ những công việc trong quá khứ một cách cụ thể và có dẫn chứng thuyết phục
  • Hãy nghiên cứu công ty  và tìm hiểu chính xác những điểm mạnh mà công ty này đang tìm kiếm. Từ đó, trong câu trả lời của bạn hãy cho nhà tuyển dụng thấy bạn sở hữu những điểm mạnh ấy (Bạn có thể khám phá những điểm mạnh hoặc phẩm chất này trong mô tả công việc hoặc trên trang web của họ.)

Không nên:

  • Không nên nói quá sâu về những câu chuyện trong cuộc sống của bạn mà không liên quan
  • Nhà tuyển dụng cũng không muốn phí thời gian để nghe bạn nói quá nhiều về bản thân bạn đâu
  • Không nên nhắc tới những kinh nghiệm mà không liên quan đến công việc bạn muốn ứng tuyển

2. Why Should We Hire You?

Đây là một câu hỏi cực kỳ phổ biến khác và nó mang đến cho bạn một cơ hội tuyệt vời để nổi bật giữa đám đông và thực sự cho nhà tuyển dụng biết bạn có thể giúp công ty như thế nào.

Điều quan trọng cần nhớ ở đây là: hãy cụ thể.
Nghiên cứu công ty của bạn và mô tả công việc để tìm ra chính xác lý do tại sao công ty đang thuê ai đó cho vị trí này. Vấn đề  nào mà người mới phải giải quyết? Bạn cần chứng minh rằng bạn là ứng cử viên hoàn hảo có thể giải quyết những vấn đề đó.

Nên:

  • Cho nhà tuyển dụng biết rằng bạn phù hợp với vị trí này. Hãy là ứng cử viên giải quyết vấn đề của họ.

  • Cho nhà tuyển dụng thấy sự chuẩn bị kỹ lưỡng của bạn về việc  nghiên cứu văn hóa của công ty và những yêu cầu cho vị trí bạn đang ứng tuyển.
  • Khi nếu ra những kỹ năng cần minh chứng bằng những câu chuyện cụ thể.

Không nên:

  • Đừng quá khiêm tốn, đây là cơ hội để bạn tỏa sáng.
  • Nhưng đừng quá kiêu ngạo, nói những lời sáo rỗng.
  • Đừng trả lời quá chung chung, mọi câu trả lời cần mạch lạc, rõ ràng.
  • Đừng trả lời câu hỏi "Tại sao bạn muốn làm việc?" mà hãy hướng câu trả lời của mình để trả lời câu hỏi: "Tại sao bạn lại phù hợp với công việc?"

3. What Is Your Greatest Strength?

Đây là câu hỏi mà hầu như các nhà tuyển dụng sẽ hỏi trong cuộc phỏng vấn. Khi bạn được hỏi về điểm mạnh lớn nhất của mình, điều quan trọng là hãy làm nổi bật về điểm mạnh trong công việc giúp bạn đặc biệt hơn so với những ứng viên khác.

Nên:

  • Nắm bắt cơ hội câu hỏi này hỗ trợ cho bạn. Câu hỏi này thực sự cho phép bạn hướng dẫn cuộc phỏng vấn đến nơi bạn muốn nó đến. Đây là cơ hội của bạn để kể câu chuyện thành công ấn tượng nhất của bạn, vì vậy hãy tận dụng!
  • Làm nổi bật một điểm mạnh quan trọng đối với vị trí.

Không nên:

  • Đừng quá khiêm tốn nhưng cũng không nên tự nhận mình là người quá siêu sao.

  • Đừng đặt tên cho một thế mạnh không liên quan đến công việc ứng tuyển.

4. What Is Your Greatest Weakness?

Một câu hỏi quen thuộc nữa mà nhà tuyển dụng sẽ không thể bỏ qua đó chính là hỏi về điểm yếu của bạn. Hãy đưa ra điểm yếu một cách trung thực kèm với sự khắc phục nó, để chứng tỏ với nhà tuyển dụng rằng bạn là người cầu tiến.

Nên:

  • Cho thấy rằng bạn nhận thức được điểm yếu của mình và những gì bạn đã làm để khắc phục nó.

  • Hãy thể hiện rằng bạn là người "self-aware” và bạn có khả năng thực hiện các bước để cải thiện bản thân.

Không nên:

  • Đừng trả lời sáo rỗng như “I’m a perfectionist”. 
  • Không làm nổi bật một điểm yếu mà điểm yếu đó là yếu tố cốt lõi của công việc.

  • Đừng né tránh câu hỏi này

5. Why Do You Want To Work For Us?

Nhà tuyển dụng đang cố gắng để hiểu được động lực cơ bản của bạn khi ứng tuyển vào công việc này. Bạn ở đây chỉ vì một mức lương hay bạn có thấy mình trở thành một phần không thể thiếu của công ty và phát triển cùng với nó không? Bạn cần cho họ thấy rằng bạn muốn trở thành một phần của công ty.

Nên:

  • Nói về những điều cụ thể bạn thích về công ty. Tìm hiểu nhu cầu của công ty và nói về cách bạn đam mê về việc đáp ứng những nhu cầu đó.

  • Cho nhà tuyển dụng thấy rằng bạn cảm thấy  những thành tựu mà công ty đạt được là rất đáng tự hào và bạn muốn đóng góp, làm giàu có thêm những thành tựu ấy.
  • Cho thấy điểm mạnh của bạn hoàn toàn phù hợp với vị trí công việc và văn hóa công ty.

Không nên:

  • Đừng nói rằng “because I need money”.

6. Why Did You Leave Your Last Job?

Câu hỏi này thực sự có thể khiến rất nhiều người tìm việc lo lắng. Nếu bạn thực sự bị sa thải khỏi công việc cuối cùng của mình, bạn sẽ phải cho thấy những gì bạn học được từ kinh nghiệm và những giải pháp bạn đã thực hiện để giải quyết những lý do bạn đã từ bỏ.

Nếu bạn tự xin nghỉ việc hãy chắc chắn để giải thích tại sao. Ví dụ: Bạn muốn một thử thách khác. 

Nên:

  • Hãy thành thật đối với câu hỏi này. Bạn nên đưa ra câu trả lời khôn ngoan những kỳ vọng về một công việc tốt trong tương lai.
  • Nếu sự nghỉ việc là do bạn rời đi một cách tự nguyện thì hãy tham khảo một đặc điểm cụ thể mà công ty bạn đang phỏng vấn cho rằng bạn bị thu hút.
  • Các từ như  “downsizing” and “budget cuts” and “bad economy” có thể là một lý do chính đáng để giải thích cho việc bạn tự nguyện nghỉ việc.

Không nên:

  • Tuyệt đối không được nói xấu về công ty cũ, về lãnh đạo nơi bạn đã làm việc.
  • Đừng nói rằng, đã đến lúc chuyển đổi nghề nghiệp và tôi muốn thử sức mình với công việc mà bạn đang cung cấp, hoặc tôi cảm thấy mệt mỏi khi làm công việc cũ, muốn đi theo một hướng mới.
  • Đừng nói dối nếu bạn thực sự bị sa thải.

7. What Is Your Greatest Accomplishment?

Câu hỏi này có phần giống với câu hỏi "What Is Your Greatest Strength?". Bởi thế nó có thể xử lý theo cùng một cách. Bạn nên chọn một thành tích cho thấy bạn có những phẩm chất mà công ty kỳ vọng và đó là mong muốn cho vị trí mà bạn đang phỏng vấn.

Thực tế là bạn có thể có nhiều thành tự nổi bật, bạn nên chọn một trong đó sẽ có tác động nhiều nhất.

Nên:

  • Nói về một thành tựu thể hiện bạn sẽ là người phù hợp hoàn hảo cho công ty và cho vị trí mà bạn đang phỏng vấn.
  • Hãy thử và thể hiện một số niềm đam mê thực sự khi bạn nói về thành tích của bạn.

Không nên:

  • Đừng rơi vào cái bẫy cho rằng thành quả của bạn là quá nhỏ. Thực tế là, một thành tựu nhỏ phù hợp với những gì mà công ty đánh giá cao có thể mạnh hơn một thành tựu không liên quan.

8. Describe A Difficult Work Situation And What You Did To Overcome It...

Đây là một trong những câu hỏi phỏng vấn hành vi phiền phức và là một trong những câu hỏi phổ biến nhất. Bạn cần phải có một câu chuyện thành công, và sẵn sàng cho việc mô tả lại nó cùng cách giải quyết. Chìa khóa ở đây là chọn một câu chuyện thành công cho thấy bạn thể hiện những phẩm chất / kỹ năng cần có trong công việc và công ty bạn đang phỏng vấn.

Nên:

  • Chọn một ví dụ cho thấy bạn đang giải quyết một vấn đề có thể phát sinh tại công ty mới mà bạn đang phỏng vấn. Điều này cho thấy giá trị của bạn.
  • Hãy cụ thể và khá súc tích.
  • Sử dụng phương pháp S.T.A.R. (Situation, Task, Action, Result)

Không nên:

  • Đừng nên thể hiện là ghét bất cứ ai trong câu chuyện thành công của bạn. (Đồng nghiệp, sếp hoặc khách hàng!)
  • Đừng lan man.

9. Where Do You See Yourself In 5 Years?

Câu hỏi này khiến nhiều người tìm việc mất cảnh giác vì nhìn bề ngoài có vẻ đơn giản nhưng khi bạn đào sâu hơn một chút, bạn sẽ thấy rằng có một vài cái bẫy bạn có thể rơi vào.
Bạn muốn chứng tỏ rằng bạn là một người đầy tham vọng NHƯNG bạn cần chứng minh rằng bạn không phải là người quá viển vông và đang tập trung vào công việc.

Nên:

  • Chứng minh khi bạn trả lời câu hỏi về mức độ cam kết của bạn đối với vị trí họ đang phỏng vấn bạn.
  • Sau khi bạn đã thể hiện cam kết của mình với vai trò mà bạn đang phỏng vấn, hãy phác thảo một chiến lược tăng trưởng thực tế gắn liền với vai trò mà bạn làm và các nhu cầu cũng như giá trị của công ty.
  • Nhấn mạnh sự quan tâm của bạn trong sự nghiệp lâu dài tại công ty

Không nên:

  • Đừng thể hiện tham vọng đến mức có vẻ như công việc đặc biệt này chỉ là một bước đi ngắn ngủi của bạn. Bạn cần thể hiện cam kết.
  • Đừng nói rằng bạn muốn trở thành CEO của công ty trong 5 năm.
  • Đừng nói với nhà tuyển dụng là: "tôi muốn ngồi vào vị trí của bạn trong vòng 5 năm tới".

10. Do You Have Any Questions For Me?

Khoảng 75% những ứng viên sẽ nói rằng "Không" với câu hỏi này, họ nghĩ rằng đã biết tất cả mọi thứ về vấn đề này.

Thực tế là:

Câu hỏi này cung cấp cho bạn một cơ hội tuyệt vời để nổi bật giữa đám đông và thể hiện kiến thức và niềm đam mê của bạn đối với công ty hoặc tổ chức mà bạn đang phỏng vấn. Luôn có một vài câu hỏi được chuẩn bị và có một câu hỏi dựa trên những điều bạn tìm thấy trong khi bạn nghiên cứu công ty. Các bạn nên tham khảo: 14 câu hỏi hàng đầu để hỏi trong một cuộc phỏng vấn.

Nên:

  • Tập trung câu hỏi của bạn vào công ty và những gì bạn có thể làm cho họ.
  • Hỏi về một điều gì đó bạn đã phát hiện ra trong khi nghiên cứu công ty. Điều này sẽ thể hiện niềm đam mê và kiến thức của bạn về công ty.

Không nên:

  • Đừng bao giờ nói là "Không". Luôn luôn có sẵn câu hỏi!
  • Đừng tập trung câu hỏi của bạn vào bản thân và những gì bạn có thể nhận được từ họ.
  • Đừng đặt câu hỏi mà bạn có thể dễ dàng tìm thấy câu trả lời.
  • Đừng hỏi về thời gian nghỉ và lợi ích quá sớm trong quá trình.
  • Đừng hỏi bao lâu bạn có thể bắt đầu ứng tuyển vào các vị trí khác trong công ty.

Kết luận:

Điều quan trọng là tập trung vào nhu cầu của công ty thay vì của chính bạn khi trả lời bất kỳ câu hỏi phỏng vấn xin việc nào. Hãy nhớ rằng mỗi cuộc phỏng vấn và mỗi câu trả lời của bạn cho bất kỳ câu hỏi phỏng vấn nào đều phải được điều chỉnh phù hợp với công ty mà bạn phỏng vấn. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho bạn để chinh phục bất cứ cuộc phỏng vấn nào!

Nếu bạn cần hỗ trợ thêm về quá trình học nền tảng hoặc bất kỳ vấn đề gì về dịch vụ và trải nghiệm tại SAPP, vui lòng liên hệ qua các kênh sau:

  • Hotline: 19002225 (Phân nhánh 2)