Big 4 - Các tiêu chí tuyển dụng

[Tips] - Chia sẻ quá trình ứng tuyển vào KPMG kỳ Internship 2023

Là sinh viên trái ngành, Như Ngọc - học viên xuất sắc tại SAPP đã làm như thế nào để nhận được offer xịn từ KPMG Việt Nam? Hãy cùng SAPP khám phá quá trình ứng tuyển kỳ Internship 2022 của cô bạn này nhé!

review đề thi kỳ Internship KPMG

Chào mọi người, mình là Như Ngọc và mình vừa trải qua kỳ internship đáng nhớ với line Financial Services tại KPMG. Gần đầy mình nhận được rất nhiều câu hỏi của các bạn hỏi về KPMG nói riêng và Big4 nói chung, đặc biệt là những câu hỏi về môi trường làm việc tại KPMG như thế nào, quy trình tuyển dụng ra sao, những khó khăn mình phải vượt qua trong quá trình vừa học vừa làm, cách để gây ấn tượng với các Manager và Partner khi phỏng vấn,... 

Bài viết hôm nay sẽ tập trung chia sẻ về các vòng tuyển dụng và quá trình mình chuẩn bị cho kỳ Internship tại KPMG. Hy vọng sẽ có thể giúp các bạn xây dựng chiến lược và có một quá trình ôn thi Big4 thật hiệu quả. Nói qua một chút về kỳ intern, mình ứng tuyển kỳ intern tháng 8/2022 và hồi đó mình chỉ dám can đảm nộp đơn 2 Big là KPMG và PwC. Sau đó phải nói khi mình nhận được Thank you letter từ PwC mình đã nghĩ là mình chắc suất tạch Big rồi cho đến khi mình nhận được offer từ KPMG. Qua các vòng thi đáng nhớ này mình hy vọng có thể chia sẻ đến các bạn một vài tips nho nhỏ và những lưu ý giúp các bạn tự tin hơn khi thi Big.

#1: VÒNG CV - APPLICATION FORM

Đối với vòng này, mình nghĩ chúng ta sẽ có xu hướng liệt kê càng nhiều càng tốt về kinh nghiệm và kết quả học tập đúng. Tuy nhiên mình đã được các anh chị tại SAPP chia sẻ rằng CV chỉ nên trình bày trong một mặt và viết ngắn gọn súc tích nhất có thể Ngoài ra, việc liệt kê ra các thành tích cũng những kinh nghiệm là hợp lý khi các điều ấy liên quan trực tiếp đến vị trí các bạn đang ứng tuyển. 

Và các bạn đừng quên một chi tiết làm CV trở nên đắt giá hơn nữa đó là thể hiện bản thân đã từng học ACCA. Hãy liệt kê từng môn đã thi và số điểm tương ứng, tuy nhiên nếu điểm không quá cao thì cũng không cần thiết nêu điểm, mình liệt kê tên môn học là được rồi. Thêm một lưu ý nữa là vòng CV không phải để đó đâu, những gì các bạn ghi trong CV cũng sẽ trở thành câu hỏi trong vòng cuối (Final Interview), nên đưa thông tin gì vào CV chúng mình cũng cần kỹ lưỡng và cẩn trọng. Trong quá trình cân nhắc viết CV thì chúng mình có thể chuẩn bị sẵn một số câu hỏi liên quan đến phần đó nhằm có những chuẩn bị tốt nhất cho vòng cuối (Final Interview).

#2: VÒNG 2 - TEST NĂNG LỰC

Cá nhân mình là một người học Tài chính, nên thời đại học mình không được học quá chi tiết liên quan đến kiến thức về Kế - Kiểm. Chính vì nhận thức được điều này nên tại thời điểm có dự định thi Big4, mình nhớ là khoảng 1 năm trước đó, mình đã tham khảo qua một số kinh nghiệm thi thông qua các bài blog và mình đã phải liên kế hoạch chi tiết về những môn học ACCA mình phải học qua để kịp cho kỳ Intern này. Vậy nên với các bạn có mong muốn thi Big4 mà có nền tảng chưa được vững chắc như mình thì chúng mình cũng cần xây dựng kế hoạch học tập hợp lý để có sự chuẩn bị tốt nhất. 

Thời điểm 3 tháng trước khi mình tiến đến vòng đầu tiên thì mình cũng chỉ mới học qua F1, F3 và F7 nhưng với nội dung đề thi thì mình thấy cũng khá gần với nội dung học các môn này. Ngoài ra trước khi chính thức thi mình cũng đã tham gia vào khóa học PFE Chuẩn bị tuyển dụng vào Big4 từ SAPP. Khóa học này đã giúp mình tổng hợp lại các kiến thức F3, F7 cũng như mô tả tổng quan về kiến thức của kiểm toán và thuế thông qua F8 và F6. Ngoài ra thời gian đó tổng ôn môn F8 cũng khá gấp nên mình vẫn cần thêm sự trợ giúp từ trang Knowledge Base của SAPP. Các bạn ơi website này đỉnh lắm, hồi đó mình sợ F8 nhất vì kiến thức khá là trừu tượng cho đến khi mình được tiếp cận các kiến thức trên trang tự học Knowledge Base. Link phần tự học môn ACCA tại đây: https://bom.so/P7H0Nq 

Các kiến thức này được dịch hoàn toàn sang tiếng Việt với cách diễn đạt dễ hiểu và đi kèm với những dạng bài điển hình khiến mình ôn luyện dễ dàng hơn rất nhiều. Trong cả trường hợp các bạn đang cần ôn thi gấp rút thì theo mình Knowledge Base cũng là một tài liệu xứng đáng các bạn ạ. Nhìn chung thì tất cả những tài liệu anh chị tại SAPP có đề xuất mình đều sử dụng hết và mình thấy thật sự hữu dụng. Các dạng bài tập xuất hiện trong đề thi cũng khá giống với những gì mình học trước đó, và điều này đã giúp mình không quá bỡ ngỡ khi gặp các câu hỏi.

Vòng test của KPMG sẽ thi rộng cho 2 phần kiến thức: Kiến thức chuyên môn và hiểu biết chung. Trong đó, kiến thức chuyên môn sẽ thi gộp cả hai bài thi line Audit và line Tax. Bạn có nguyện vọng vào line nào thì mình cố gắng thể hiện tốt nhất ở line đó, tuy nhiên không có nghĩa là để trống line còn lại, chúng mình cố gắng hoàn thành cả bài thi còn lại nữa vì trong trường hợp kết quả line mà bạn aim không tốt bằng line còn lại thì mình vẫn còn cơ hội nè. Ngoài ra firm cũng sẽ đánh giá toàn diện các phần nên bỏ trống bài thi là không tốt nha. 

Nhìn chung thì đối với KPMG các câu hỏi không quá khó, dừng lại ở câu hỏi về khái niệm và tính toán đơn giản trong các môn ACCA như F2, F3, F6, F8 ACCA. Đối với kiến thức hiểu biết chung sẽ có hai phần: test đọc hiểu tiếng Anh (Hình thức giống với IELTS Reading) và bài test về kiến thức xã hội. Về dạng bài test đọc hiểu thì chúng mình có thể dễ dàng tìm thấy các bộ đề luyện IELTS Reading. Còn với dạng bài kiến thức xã hội, mình nghĩ sẽ tập trung nhiều vào mảng Kinh tế Tài chính nên chúng mình cố gắng đọc báo và nghe tin tức thường xuyên. Thời điểm mình thi thì bài test về kiến thức xã hội sẽ hỏi về GDP của Việt Nam trong năm 2022.

#3: VÒNG 3 - GROUP INTERVIEW (PHỎNG VẤN NHÓM)

Mình nhận được thông báo của vòng phỏng vấn nhóm sau khoảng hơn một tuần diễn ra vòng test. Nhận xong mình cũng vừa mừng vừa lo, mừng vì mình đã có thể tiếp tục thể hiện năng lực của mình nhưng cũng vừa lo vì mình cũng không biết một vòng Phỏng vấn nhóm sẽ diễn ra như thế nào.

Ngay lúc đó mình phải tức tốc đi đọc thêm các kinh nghiệm của các anh chị về vòng Phỏng vấn nhóm. Với trải nghiệm của mình tại vòng này thì mình sẽ không biết ai sẽ cùng nhóm với mình cho đến tận khi được gọi vào phòng thi, nên mình khuyên các bạn đã tham gia sẵn trong các nhóm luyện thi Big4 có thể tìm gọi đồng đội. Tuy nhiên ngoài cách đó mình có thể tự tạo nhóm để tập luyện với nhau. Đợt đó khi mình tham gia khóa học PFE thì mình cũng được chia nhóm và thực hành y hệt như đi thi thật và có giảng viên là người hướng dẫn và nhận xét luôn nên mình có thể rút ra được ưu nhược điểm để cải thiện. 

Với vòng tuyển dụng này, hội đồng phỏng vấn bao gồm: 01 chị HR và 01 chị Manager. Hai chị sẽ phổ biến về quy trình, thời gian và phát câu hỏi cho tụi mình. Với mình thì lý tưởng nhất thì sẽ cần 3 bạn với 3 chức năng là trưởng nhóm, thư ký và người quản lý thời gian. Điều này là không bắt buộc vì buổi thi của mình có chị HR là người quản lý thời gian rồi. Tụi mình sẽ cần phải trả lời một case study trong vòng 20 phút và 5 - 10 phút trả lời các câu hỏi được hội đồng phỏng vấn đặt ra. Về việc phân chia thời gian thì team mình đã dành ra 5 phút đầu tiên đọc đề, các bạn gạch chân qua từ khóa và planning một vài ý có thể triển khai. Sau đó 10 phút sau là thảo luận, bạn trưởng nhóm là người tóm gọn các ý kiến và bạn thư ký là người ghi chép lại các ý kiến đó. 

Vòng thi này sẽ cần chú ý đến 2 điểm như sau:

  • Thứ nhất, là cần nêu lên ý kiến của bản thân. Bởi nếu các bạn không nói gì thì sẽ không cơ sở để giám khảo nhận xét về bạn.
  • Và thứ hai, bạn cần hạn cướp lời và gạt bỏ ý kiến của các bạn khác. Mục tiêu của vòng này là việc chúng mình thể hiện tinh thần làm việc nhóm, lắng nghe, bổ sung và cùng nhau đi đến mục tiêu cuối cùng là trả lời câu hỏi của đề bài. 5 phút cuối là thời gian mình sẽ thuyết trình, thì mình cũng cần cân đối thời gian để trình bày vừa đủ ý chính và có luận điểm chứng minh. Khi trình bày cả nhóm nên nêu thành 3 phần: mở bài, thân bài và kết bài. Việc này thể hiện sự trình bày logic và cách diễn đạt hợp lý. Cuối cùng, 5 - 10 phút cuối là tương tác giữa giám khảo và các bạn, vòng này không chỉ tương tác một chiều và chúng mình cũng được trao đổi thêm về các vướng mắc của các bạn. Nhìn chung thì vòng này chúng mình thể hiện sự tự tin và cách phối hợp giữa các thành viên trong nhóm là có thể vuworj qua được rồi. Đặc biệt với các bạn hướng nội thì mình cố gắng luyện tập thường xuyên nha ^^

#4: VÒNG 4 - FINAL INTERVIEW (PHỎNG VẤN CÁ NHÂN)

Mình có nghe nói là đi đến vòng này là phần lớn đã quyết định xem có đỗ hay không rồi. Tuy nhiên điều này không thực sự chính xác, mình cũng đã tin như vậy cho đến khi mình quá chủ quan và nhận được Thank You letter từ PwC, các bạn đừng như mình nhé! 

Trước hết là về ngoại hình, ấn tượng ban đầu cũng khá là quan trọng các bạn. Chúng mình cố gắng mặc sơ mi trắng kết hợp với quần hoặc váy tối màu. Bởi đây cũng là quy định sau này khi vào firm rồi mình cũng cần thực hiện. Về phần câu hỏi giới thiệu về bản thân trong phần mở đầu, các bạn hãy cố gắng lên sẵn dàn ý cho phần này sao cho gây được ấn tượng với hội đồng phỏng vấn nhé. Điều quan trọng mình nên làm nổi bật đó là giá trị mình mang lại có phù hợp với giá trị của công ty hay không (cái này các bạn có thể tham khảo các giá trị của công ty và lồng ghép vào câu trả lời nhé).

Tiếp theo là về kiến thức, ngoài việc chuẩn bị kiến thức chuyên ngành giống như vòng test kiến thức, các bạn cũng cần chuẩn bị các câu hỏi về công ty. Một vài thông tin chúng ta có thể tìm hiểu là: Môi trường công ty như thế nào? Các loại khách hàng của công ty là ai? (lúc đi thi thực sự mình đã nhận được câu hỏi này đó)... Như mình có đề cập trước đó, vòng này sử dụng chính những gì mình đã viết trong CV nên chúng mình hoàn toàn có thể dự đoán trước câu hỏi và dự trù trước một vài ý triển khai cho câu trả lời. 

Ở phần phỏng vấn này, theo mình nhận thấy thì KPMG không hỏi về chuyên môn quá nhiều, đối với mình câu hỏi khá đơn giản từ việc bán hàng thì ghi nhận những khoản mục gì, có những ý kiến kiểm toán nào và mô tả cách phân biệt các ý kiến đó, đến cả case study từ việc các doanh nghiệp xây dựng thì ghi nhận doanh thu theo hướng nào… Đối với những câu hỏi không biết trả lời như thế nào, các bạn đừng im lặng nhé, chúng mình cứ cố gắng nói ra mình nghĩ như thế nào hoặc có hướng giải quyết hay không. Vòng này chủ yếu sẽ đánh giá cách mình phản ứng với câu hỏi cho dù đúng hay sai cũng phải trả lời nhé, im lặng khả năng cao sẽ bị đánh trượt. 

Cuối cùng mình sẽ được đặt câu hỏi cho chính người phỏng vấn nên đây cũng là cơ hội tháo gỡ các vướng mắc của bạn về công ty cũng như thể hiện sự tương tác hai chiều. Mình nhớ mình hỏi khoảng 3 câu:

  • Thứ nhất là các buổi training được xây dựng theo hướng nào?
  • Thứ hai là các benefits mình được nhận nếu vượt qua vòng phỏng vấn
  • Cuối cùng là KPMG có các chương trình khuyến khích nhân viên học thêm các chứng chỉ hay không.

Nhìn chung quá trình mình chuẩn bị cho kỳ intern cũng mất khá nhiều thời gian, nên mình hy vọng các bạn có thể chuẩn bị trước một kế hoạch dài hạn để đảm bảo một kết quả tốt nhất nhé.

Lời kết

Hi vọng rằng với những chia sẻ vừa rồi của Như Ngọc, các bạn đã có thể hình dung sơ lược về các vòng tuyển dụng kỳ Internship tại KPMG Việt Nam và "bỏ túi" được những mẹo hay trong quá trình tham gia ứng tuyển. SAPP Academy chúc các bạn sẽ có sự chuẩn bị tốt nhất trong vòng này và từ đó chinh phục được "miền đất hứa" BIG4! 

Đừng quên theo dõi các chủ đề tiếp theo của chúng mình để có thêm những kinh nghiệm thi tuyển BIG4 khác nhé!

>> Xem thêm: [Tips] - Cùng học viên SAPP khám phá bí kíp nhận được offer xịn từ KPMG

>> Xem thêm: [Tips] - Review các vòng tuyển dụng tại PwC Internship 2023

Nếu bạn cần hỗ trợ thêm về quá trình học nền tảng hoặc bất kỳ vấn đề gì về dịch vụ và trải nghiệm tại SAPP, vui lòng liên hệ qua các kênh sau:

  • Hotline: 19002225 (nhánh 2)