Các nghề nghiệp phổ biến trong ngành Tài Chính

[Series CAREER COMPASS] Cơ hội và Thách thức của Nhân sự Private Equity

Trong chặng đua tài chính ngày càng phát triển, Private Equity không chỉ là một ngành nghề mà còn là một cuộc đua với những thách thức và cơ hội đầy hứa hẹn.

Đóng vai trò quan trọng trong việc đầu tư và quản lý vốn của các doanh nghiệp, Private Equity đang là một lựa chọn lý tưởng cho những ai có khát vọng khám phá và thử thách bản thân trong lĩnh vực Tài chính.

Hãy cùng SAPP Academy khám phá ngay về Private Equity, từ những lợi thế hấp dẫn cho nhân sự trẻ đến những thách thức thực tế mà họ phải đối mặt, từ đó tìm ra những bí quyết để thành công trong sự nghiệp Private Equity!

>> Đọc ngay: Private Equity: Cánh cửa Nghề nghiệp đầy Tiềm năng

1. Lợi thế khi trở thành một nhân sự Private Equity


  • Công việc hướng đến tương lai

Làm việc trong lĩnh vực Private Equity (PE) mở ra nhiều cơ hội quý giá và thú vị. Trước hết, bản chất của một PE chính là đưa ra những dự báo trong tương lai. Được ví như một người làm thương vụ, các Deal-makers - Private Equity không chỉ dựa vào dữ liệu quá khứ mà còn cần sở hữu khả năng nhìn xa, nhìn rộng, và phân tích đa chiều để tạo ra những dự báo khả thi. Từ đó thực hiện hoặc tư vấn các quyết định đầu tư hiệu quả. Tuy là thách thức nhưng đây lại chính là cơ hội để nhận sự chứng minh khả năng tiên đoán và sự sáng tạo của bản thân mỗi khi đưa ra dự báo.

  • Hiểu biết đa dạng về nhiều ngành nhiều nghề 

Trước khi thực hiện mỗi thương vụ, Deal-maker cần tiếp xúc với nhiều công ty, lĩnh vực khác nhau từ sản xuất đồ gỗ, bao bì giấy, bao bì màng nhựa, khách sạn, casino, bán lẻ, may mặc, thép, chế biến thủy sản, năng lượng tái tạo đến y tế. Điều này đem lại cho bạn cơ hội hiểu biết sâu rộng qua nhiều lĩnh vực. Khả năng học hỏi, mở rộng kiến thức sẽ không ngừng được trau dồi, đó là lý do khiến cá PE luôn là những người có nền tảng chuyên môn đa dạng và phong phú.

  • Khả năng sáng tạo trong công việc 

Đa phần mọi người vẫn cho rằng các công việc liên quan tới những con số thường khô khan. Tuy nhiên, công việc của một PE cũng đòi hỏi sự sáng tạo như một người làm trong lĩnh vực nghệ thuật. Do mỗi thương vụ đều có những đặc thù riêng, vì vậy những Deal-maker buộc phải tìm ra các cấu trúc giao dịch, công cụ và điều khoản đầu tư khác nhau nhằm hướng tới việc "đóng Deal" thành công. Sự đa dạng về đối tác trong mỗi thương vụ cũng yêu cầu Deal-maker phải có cách tiếp cận vấn đề mới mẻ và linh hoạt. “Nghệ thuật” giao tiếp cũng chính là yếu tố kết hợp, đóng vai trò quan trọng trong quá trình thuyết phục đối tác đưa ra quyết định đầu tư. 

  • Cơ hội xê dịch và không ngừng trải nghiệm

Ngoài những yếu tố trên, công việc của một PE còn mang lại cơ hội thăm thú nhiều nơi, di chuyển qua lại giữa các tỉnh thành từ trong nước đến các quốc gia khác nhau trên thế giới. Điều này giúp Deal-maker trải nghiệm nhiều nền văn hóa, tham gia các sự kiện lớn của giới đầu tư và mở rộng mạng lưới quan hệ quốc tế của mình. Những trải nghiệm này vô giá này sẽ mang lại cái nhìn toàn diện về thị trường toàn cầu. Từ đó giúp một PE trau dồi khả năng nhạy bén cũng như ứng biến linh hoạt trước những cơ hội đầu tư khôn ngoan. 

  •  Gặp gỡ và học hỏi với những con người “thú vị”

Vì đi nhiều nơi nên PE là vị trí công việc cho phép bạn gặp gỡ và học hỏi từ nhiều người thú vị, từ các chủ doanh nghiệp, giám đốc công ty đến các nhân sự cấp cao. Mỗi người đều có hành trình và câu chuyện thành công đáng nể, mang lại nhiều bài học quý báu cùng kinh nghiệm làm nghề mà bạn không thể tìm thấy trong sách vở hay trường lớp.

  • Phát triển toàn diện kỹ năng và phẩm chất

Đồng thời, công việc này cũng giúp hoàn thiện bản thân qua việc phát triển các kỹ năng nghiệp vụ, kỹ năng mềm và phẩm chất đạo đức, từ đó xây dựng lòng tin, khả năng thấu hiểu khách hàng và xây dựng mối quan hệ hợp tác, làm ăn tốt đẹp.

  •  Thu nhập và đãi ngộ hấp dẫn

Thu nhập và đãi ngộ trong lĩnh vực PE cũng rất hấp dẫn, thuộc TOP đầu trong ngành tài chính. Bởi thu nhập chính của họ phụ thuộc chủ yếu vào hoa hồng sau mỗi thương vụ thành công. Nhân sự làm PE ở vị trí cấp trung có thể nhận mức lương lên tới 9 con số, và các vị trí cấp cao còn có mức thu nhập lớn hơn nhiều, kèm theo các khoản thưởng và lợi nhuận khác từ hiệu quả của quỹ. Công việc PE không chỉ mang lại sự phát triển toàn diện về kiến thức và kỹ năng mà còn là một sự nghiệp đầy tiềm năng cùng thu nhập vô cùng tốt.

2. Những thách thức mà các nhân sự Private Equity trẻ hay gặp phải


Bên cạnh những cơ hội tiềm năng, bất kể ngành nghề nào không riêng Private Equity cũng phải đối diện với những thách thức trong quá trình làm việc.

  • Công việc áp lực cao

Dù có nhiều điểm thú vị, công việc của một PE cũng mang đến nhiều áp lực, nhất là trong giai đoạn đóng Deal. Nhân sự thường phải làm việc ngoài giờ rất nhiều trong giai đoạn cuối của thương vụ là điều khó tránh khỏi. Đôi khi, một công ty trong danh mục đầu tư gặp khủng hoảng cũng gây áp lực rất lớn cho những người làm deal. Thậm chí, Deal-makers có thể được cắt cử tạm thời sang vị trí điều hành công ty mà quỹ đã đầu tư để không ảnh hưởng đến thương vụ. Vì lẽ đó, có thể thấy công việc này đòi hỏi nhân sự phải sức chịu đựng cao cùng khả năng quản lý áp lực tốt.

  • Tâm trạng bị phụ thuộc 

Việc triển khai và đóng Deal không bao giờ là dễ dàng. Với tỷ lệ thành công trong luôn thấp hơn 10%, thậm chí có những thương vụ bị đổ bể ngay phút chót khiến người làm deal không tránh khỏi sự thất vọng và chán nản. Ngược lại, khi đóng Deal thành công, niềm vui và hạnh phúc là phần thưởng vô giá. Điều này khiến tâm trạng của Deal-maker rất dễ lên xuống thất thường. Cảm xúc là điều khó tránh khỏi nhưng bạn cần sốc lại tinh thần để luôn giữ tỉnh táo trước những bước đi của mình.

  • Áp lực phải phát triển bản thân nhanh nhất có thể

Công việc PE đòi hỏi Deal-maker phải liên tục hoàn thiện bản thân để nâng cao năng lực. Những ai không bồi dưỡng kỹ năng có thể bị đào thải nhanh chóng do không thể đóng Deal hoặc hỗ trợ đóng Deal. Chưa kể làm việc trong môi trường có nhiều người giỏi, áp lực từ chính bản thân và đồng nghiệp khi thấy họ thành công cũng là một thách thức lớn.

  • Xê dịch quá nhiều cũng là một trở ngại

Như đã nói ở trên, công việc PE đem lại cơ hội được đi công tác nhiều, tuy nhiên đây cũng là một thách thức, gây khó khăn trong việc chu toàn bổn phận gia đình, hoặc làm gián đoạn việc học và theo đuổi sở thích cá nhân. Tuy nhiên, việc quá trình đi công tác chỉ mang tính nhất thời và có thể thu xếp được nên bạn đừng quá lo lắng. 

>> Xem thêm: Sinh viên nên bắt đầu thế nào để trở thành Treasury?

3. Các Yếu Tố Giúp Nhân Sự Thành Công Trong Lĩnh Vực Private Equity


  • Quản lý thời gian và công việc hiệu quả

Việc quản lý thời gian và công việc hiệu quả là yếu tố then chốt giúp nhân sự trẻ trong lĩnh vực Private Equity duy trì được năng suất cao và đạt được các mục tiêu đề ra. Để quản lý thời gian hiệu quả, nhân sự cần biết phân biệt giữa các nhiệm vụ quan trọng và khẩn cấp, từ đó sắp xếp công việc một cách hợp lý. Sử dụng các công cụ quản lý thời gian như Trello, Asana hay Microsoft Planner giúp tổ chức công việc một cách hệ thống và theo dõi tiến độ một cách hiệu quả. Lập kế hoạch hàng ngày và theo dõi tiến độ sẽ giúp đạt hiệu quả cao hơn, giảm bớt căng thẳng trong công việc và duy trì sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống cá nhân.

  • Nâng cao kiến thức và kỹ năng

Nâng cao kiến thức và kỹ năng là một trong những yếu tố quan trọng giúp nhân sự trẻ trong lĩnh vực Private Equity phát triển sự nghiệp. Đầu tư thời gian và nỗ lực để học hỏi từ các khóa đào tạo chuyên sâu về Private Equity, tham gia các hội thảo ngành PE, đọc sách và nghiên cứu các case study về những thương vụ thành công và thất bại sẽ giúp nhân sự phát triển khả năng phân tích và đánh giá rủi ro. Đặc biệt, đạt được các chứng chỉ uy tín như CFA (Chartered Financial Analyst) hay CAIA (Chartered Alternative Investment Analyst) không chỉ chứng minh năng lực mà còn là bước đi quan trọng trong việc xây dựng sự nghiệp và tăng cường uy tín cá nhân trong ngành.

>>> Tìm hiểu ngay: https://hubs.ly/Q02GwZkH0

  • Xây dựng mạng lưới quan hệ

Xây dựng mạng lưới quan hệ mạnh mẽ là một yếu tố quyết định đến thành công trong sự nghiệp Private Equity. Nhân sự trẻ cần tích cực tham gia các sự kiện và hội nghị để mở rộng mạng lưới quan hệ với đồng nghiệp, chuyên gia và những người có cùng sở thích. Việc kết nối và giao tiếp thông qua các nền tảng mạng xã hội chuyên nghiệp như LinkedIn giúp họ tiếp cận được với những cơ hội học hỏi và hợp tác mới. Mạng lưới quan hệ không chỉ giúp mở rộng cơ hội nghề nghiệp mà còn cung cấp những nguồn thông tin quý giá, hỗ trợ trong quá trình ra quyết định và giải quyết các vấn đề phát sinh.

  • Duy trì sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống

Duy trì sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống là yếu tố quan trọng giúp nhân sự trẻ trong lĩnh vực Private Equity duy trì được năng suất và sức khỏe tinh thần. Áp dụng các kỹ thuật thư giãn như yoga, thiền, hoặc thể dục đều đặn giúp giảm bớt căng thẳng và duy trì sức khỏe tinh thần. Quản lý căng thẳng và duy trì sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống cá nhân giúp nhân sự trẻ có thể làm việc hiệu quả hơn, tránh bị kiệt sức và luôn giữ được tinh thần tốt để đối mặt với các thử thách trong công việc.

  • Duy trì động lực và tinh thần tích cực

Duy trì động lực và tinh thần tích cực là yếu tố quan trọng giúp nhân sự trẻ vượt qua mọi thử thách và đạt được thành công lâu dài trong lĩnh vực Private Equity. Bằng cách nhìn xa hơn và duy trì sự tập trung vào mục tiêu dài hạn, nhân sự trẻ có thể vượt qua những khó khăn nhất thời và đạt được những thành công nhỏ trên đường đi. Chấp nhận và học hỏi từ thất bại là một phần của quá trình học hỏi và phát triển. Hiểu rằng thất bại là cơ hội để trưởng thành, nhân sự trẻ sẽ sẵn sàng đối mặt với các trở ngại và tiếp tục tiến xa hơn trong sự nghiệp.

Kết luận

Trên con đường sự nghiệp trong lĩnh vực Private Equity, các bạn trẻ không chỉ đối diện với những cơ hội phát triển tiềm năng mà còn phải đương đầu với những thách thức vô cùng lớn. Việc tận dụng các công cụ quản lý thời gian, xây dựng nền tảng kiến thức sâu rộng cùng mạng lưới quan hệ mạnh mẽ là những yếu tố then chốt để thành công. Chúng ta không chỉ học hỏi từ những thành công mà còn từ những thất bại, từ đó rèn luyện và phát triển bản thân một cách bền vững.


Cùng với sự đồng hành từ SAPP Academy, bạn sẽ có cơ hội tiếp cận với các khoá học, các sự kiện đào tạo và các cơ hội thực tập giúp bạn chuẩn bị tốt nhất cho sự nghiệp trong ngành Private Equity. Hãy luôn nâng cao năng lực bản thân và không ngừng học hỏi, với niềm đam mê và sự quyết tâm, bạn sẽ vượt qua mọi thử thách và thành công trong sự nghiệp của mình.


Nếu bạn cần hỗ trợ thêm về quá trình học nền tảng hoặc bất kỳ vấn đề gì về dịch vụ và trải nghiệm tại SAPP, vui lòng liên hệ qua các kênh sau:

  • Hotline: 19002225 (nhánh 2)
  • Email: support@sapp.edu.vn
Chương trình Tái đăng ký khóa học: https://sapp.edu.vn/chuong-trinh-tai-dang-ky-khoa-hoc/