Trong bài viết trước, SAPP đã cùng bạn khám phá 05 điểm khác biệt về mục đích, chức năng, nhiệm vụ. Làm nghề Kiểm toán nội bộ và Kiểm toán độc lập cần năng lực gì? Liệu có sự khác biệt gì về các kỹ năng hay không? Cùng SAPP khám phá nhé!
Mục lục
1. Tầm quan trọng của nắm được điểm khác biệt về kỹ năng giữa Kiểm toán nội bộ và kiểm toán độc lập
2. Chuyên viên Kiểm toán nội bộ và Kiểm toán độc lập có sự khác biệt gì về khung năng lực?
2.1 Nhóm năng lực về sự am hiểu về ngành, doanh nghiệp
2.2 Nhóm các năng lực chuyên môn
2.3 Nhóm năng lực bổ trợ
2.4 Nhóm năng lực quản lý
Lời kết
1. Tầm quan trọng của nắm được điểm khác biệt về kỹ năng giữa Kiểm toán nội bộ và kiểm toán độc lập
- Giúp bạn chọn đúng nghề nghiệp: Hiểu biết về các kỹ năng cần thiết cho cả kiểm toán nội bộ và kiểm toán độc lập giúp bạn xác định được lĩnh vực nghề nghiệp phù hợp nhất với mục tiêu và khả năng của mình.
Ví dụ: Khi đam mê và mong muốn có thể tối ưu hóa hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, bạn có thể cân nhắc đến vị trí Kiểm toán nội bộ (Internal Audit). Ngược lại, nếu muốn trải nghiệm nhiều loại hình doanh nghiệp khác nhau và yêu thích việc tra xét các thông tin tài chính, hãy tham khảo nghề Kiểm toán độc lập (External Audit).
- Là tiền đề để bạn phát triển sự nghiệp: Hiểu rõ sự khác biệt về kỹ năng giữa hai loại kiểm toán này giúp bạn định hình được cách bồi đắp, phát triển năng lực chuyên môn, định hướng sự nghiệp trong tương lai.
- Giúp bạn có thể phối hợp hiệu quả hơn trong quá trình làm việc: Đây là hai vị trí đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý rủi ro tài chính, hoạt động của tổ chức. Nhận định được điểm khác biệt về kỹ năng của mỗi vị trí là tiền đề giúp chuyên viên Kiểm toán nội bộ và độc lập có thể phối hợp hiệu quả hơn. Từ đó tăng cường tính minh bạch và đáng tin cậy của thông tin tài chính.
2. Chuyên viên Kiểm toán nội bộ và Kiểm toán độc lập có sự khác biệt gì về khung năng lực?
2.1 Nhóm năng lực về sự am hiểu về ngành, doanh nghiệp
Đây là năng lực thể hiện sự hiểu biết về đặc thù, các rủi ro và môi trường kinh doanh của từng lĩnh vực mà công ty/tổ chức đang hoạt động.
Nhóm năng lực |
Chuyên viên Kiểm toán độc lập |
Chuyên viên Kiểm toán nội bộ |
Kiến thức về ngành và môi trường kinh doanh |
- Hiểu biết về đặc thù của ngành, môi trường kinh doanh với lĩnh vực mà công ty khách hàng đang hoạt động. |
- Có thể bắt kịp với xu hướng mới trong kinh doanh và những thay đổi trong ngành; - Luôn cân nhắc đến các cơ hội khi ngành/lĩnh vực thay đổi có khả năng tạo ra giá trị thặng dư; |
Kiến thức về công ty |
- Có khả năng hình dung được bức tranh tổng quan của doanh nghiệp khách hàng và đưa ra những đánh giá phù hợp nhất. |
- Hiểu được các quy trình, hoạt động cụ thể trong doanh nghiệp và nắm được mô hình kinh doanh của công ty. - Có thể ước tính được cơ cấu của tổ chức và nhận định tác động của các yếu tố này đến chiến lược kiểm soát và quản lý rủi ro của tổ chức. |
Hiểu về các chính sách, luật pháp hiện hành |
- Chuyên viên Kiểm toán Độc lập cần có sự hiểu biết nhất định về chính sách và luật pháp hiện hành để từ đó đưa ra các lời khuyến về tính minh bạch, phù hợp của Báo cáo Tài chính cho công ty khách hàng. |
- Năm được kiến thức về quy định thuế, tài chính, quyền riêng tư - bảo vệ dữ liệu, về an toàn và sức khỏe lao động hoặc một số quy định liên quan khác. |
2.2 Nhóm các năng lực chuyên môn
Kiến thức chuyên môn là yếu tổ đảm bảo chuyên viên Kiểm toán nội bộ và Kiểm toán độc lập có thể thực hiện các nhiệm vụ sao cho hiệu quả nhất. Từ đó, các thông tin tài chính được đảm bảo về tính chính xác, tin cậy và là cơ sở để đưa ra tư vấn các quyết định kinh doanh.
Mặc dù kiểm toán nội bộ tập trung vào các quy trình và kiểm soát nội bộ trong tổ chức, nhưng hiểu biết về kiểm toán là quan trọng để đảm bảo rằng công việc của họ được thực hiện một cách chính xác và tuân thủ.
Nhóm năng lực |
Chuyên viên Kiểm toán độc lập |
Chuyên viên Kiểm toán nội bộ |
Kiến thức về Kế toán, Kiểm toán và Tài chính |
- Kiến thức sâu về các chuẩn mực kế/kiểm toán quốc tế như: Chuẩn mực báo cáo Tài chính quốc tế (IFRS); chuẩn mực Kế toán Việt Nam (VAS), các Nguyên tắc Kế toán được chấp nhận chung (GAAP) và các quy định pháp lý liên quan đến kiểm toán. - Hiểu, nắm bắt rõ ràng về quy trình kiểm toán, quy trình làm việc và các công cụ hỗ trợ. - Chỉ dừng lại ở việc thảo luận về những thiếu sót trong kiểm soát nội bộ của công ty và cũng có thể cung cấp cho ban quản lý những đề xuất để cải thiện hoạt động kinh doanh còn không có trách nghiệm thực hiện những thay đổi để cải thiện những yếu điểm ấy. - Mainpoint: cung cấp sự đảm bảo cho các nhà đầu tư, người cho vay và các bên liên quan khác, điều này được gọi là trình bày “quan điểm trung thực và hợp lý”. |
- Với vai trò là chuyên viên Kiểm toán nội bộ, tuy không yêu cầu quá nặng về năng lực chuyên môn về Kế toán, Tài chính. Tuy nhiên, bạn cũng cần có hiểu hiểu biết cơ bản và nắm được tiêu chuẩn Kế toán quốc tế IFRS… - Có trách nhiệm xác định rủi ro và điểm yếu trong quy trình và hệ thống của công ty, đồng thời tìm ra lỗi trước khi chúng có thể gây ra thiệt hại quá lớn. Từ đó, đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc và xây dựng hệ thống đánh giá hiệu quả của quy trình nội bộ, quy trình quản lý rủi ro kiểm soát và quả trị (Mainpoint: xác định bất kỳ điểm yếu nào trong kiểm soát nội bộ có thể làm tăng rủi ro cho công ty) - Còn Kiểm toán nội bộ thường không đưa ra ý kiến như kiểm toán độc lập, nhưng thường kết luận những gì họ tìm thấy và cải thiện trong quá trình kiểm toán nội bộ xuyên suốt 1 kỳ |
Có khả năng lập kế hoạch Kiểm toán |
- Có thể lập kế hoạch kiểm toán gồm: nội dung, thời gian và phạm vi của các thủ tục kiểm toán sao cho thu thập đầy đủ và phù hợp các bằng chứng nhằm giảm thiểu rủi ro kiểm toán tới mức thấp có thể chấp nhận được. |
- Có thể khái quát các mục đích sơ bộ của khảo sát về thực địa Kiểm toán, checklist. - Sở hữu khả năng xây dựng chiến lược kiểm toán nội bộ sao cho phù hợp với công ty. |
Kỹ năng phân tích và đánh giá |
- Khả năng phân tích tài chính, xem xét dữ liệu - chứng từ… - Từ đó, có thể nhìn nhận và đánh giá các rủi ro liên quan đến tài chính, hoạt động kinh doanh của công ty khách hàng. |
- Hiểu biết và có khả năng vận dụng phân tích dữ liệu vào quá trình Kiểm toán nội bộ. - Có năng lực xác định và đánh giá các rủi ro. |
Khả năng thu thập bằng chứng Kiểm toán |
- Có thể thu thập được các giấy tờ liên quan đến cuộc kiểm toán. - Dựa trên các tài liệu, thông tin này, kiểm toán viên sẽ có thể kết luận và hình thành ý kiến kiểm toán. |
- Có thể nhận biết được các chứng từ, bằng chứng kiểm toán tiềm năng. - Đánh giá mức độ phù hợp của các bằng chứng kiểm toán tiềm năng. |
Kỹ năng kiểm soát nội bộ |
- Năng lực này không phải là yếu tố trọng yếu để chuyên viên Kiểm toán độc lập thực hiện các nhiệm vụ. |
- Xác định và có khả năng đánh giá năng lực kiểm soát nội bộ của tổ chức. |
2.3 Nhóm năng lực bổ trợ
Đây là những năng lực đóng vai trò bổ trợ cho quá trình Chuyên viên Kiểm toán độc lập và nội bộ thực hiện tốt hơn nhiệm vụ của mình.
Nhóm năng lực |
Chuyên viên Kiểm toán độc lập |
Chuyên viên Kiểm toán nội bộ |
Kỹ năng giao tiếp |
- Sở hữu kỹ năng giao tiếp tốt với bộ phận kế toán từ đó thu thập được chứng từ, những dữ liệu quan trọng từ bộ phận công ty khách hàng; - Có thể vận dụng linh hoạt phương thức truyền đạt, chú trọng vào việc giải thích, mô tả rõ và giải quyết những nghi ngại của khách hàng. - Tôn trọng ý kiến của người khác. - Chủ động đưa ra thông tin một cách rõ ràng, trung thực và đầy đủ để đảm bảo mọi người trong nhóm hiểu rõ và đồng ý với những quyết định được đưa ra. - Có kiến thức nhận biết và xử lý các tình huống phát sinh ngoài kế hoạch khi thực hiện giao tiếp thông thường. - Khả năng làm việc trong môi trường khác biệt: Kiểm toán viên độc lập thường phải làm việc với nhiều khách hàng khác nhau và phải thích nghi với các môi trường làm việc khác nhau. |
- Có khả năng chuẩn bị phương thức giao tiếp phù hợp cùng với các bên liên quan, bao gồm các báo cáo với quản lý cấp cao và hội đồng quản trị. |
Kỹ năng làm việc nhóm |
- Có khả năng phối hợp, tương tác tích cực với các thành viên trong nhóm/dự án kiểm toán để hướng đến mục tiêu chung hoặc đưa ra các đề xuất mới. - Hiểu và có khả năng lắng nghe những góp ý, tư vấn từ đồng nghiệp. - Luôn giữ sự tập trung trong các cuộc họp nhóm. |
- Có khả năng lắng nghe tích cực những góp ý từ thành viên khác thuộc bộ phận Kiểm toán nội bộ. |
Khả năng thuyết phục |
- Có khả năng giải quyết các nghi ngại, câu hỏi của khách hàng một cách xác đáng. |
- Có thể đưa ra các lý lẽ và bằng chứng thuyết phục nhằm giúp nhà quản lý cấp cao tin tưởng vào kết quả kiểm toán, khuyến nghị mà chuyên viên Kiểm toán nội bộ đưa ra. |
2.4 Nhóm năng lực quản lý
Nhóm năng lực quản lý bao gồm nhiều khía cạnh khác nhau, là yếu tố quan trọng nhằm đảm bảo hiệu suất và chất lượng trong quá trình thực hiện công việc kiểm toán.
Nhóm năng lực |
Chuyên viên Kiểm toán độc lập |
Chuyên viên Kiểm toán nội bộ |
Kỹ năng quản lý thời gian, dự án |
- Khả năng sắp xếp các đầu mục công việc thuộc dự án theo thứ tự ưu tiên. - Khả năng lên kế hoạch, tổ chức, và điều phối công việc kiểm toán. |
- Có khả năng quản lý về thời gian, nguồn lực và các yếu tố thuộc dự án khác. |
Khả năng lãnh đạo |
- Có tinh thần trách nhiệm, bao quát, sự trung thực, đam mê là những yếu tố cơ bản để cấu thành kỹ năng lãnh đạo. - Có thể hướng dẫn đồng nghiệp, nhân viên mới thuộc nhóm Kiểm toán làm quen với công việc được giao. - Có khả năng tạo ra một nhóm kiểm toán đoàn kết, hiệu quả để hướng đến mục tiêu chung. |
- Có thể hướng dẫn nhân viên mới làm quen với công việc của bộ phận Kiểm toán nội bộ. - Có khả năng dẫn dắt nhóm Kiểm toán nội bộ hướng đến mục tiêu chung của dự án/cuộc kiểm toán. |
Lời kết
Có thể thấy rằng, dù cùng thuộc lĩnh vực Kiểm toán và dịch vụ Đảm bảo nhưng Chuyên viên Kiểm toán nội bộ và chuyên viên Kiểm toán độc lập sẽ có sự khác biệt về các kỹ năng. SAPP hi vọng rằng bài viết này có thể giúp các bạn định hướng rõ ràng về những năng lực cần đảm bảo ở mỗi vị trí. Từ đó xây dựng được kế hoạch bổ sung kiến thức sao cho phù hợp. Đừng quên đón chờ chủ đề tiếp theo nhé!
>> Xem thêm:
- 5 điểm khác biệt của Kiểm toán nội bộ và Kiểm toán Độc lập (Internal Audit and External Audit)
- Giải mã khung năng lực của nghề Kiểm toán Độc lập;
- Khám phá khung năng lực của nghề Kiểm toán nội bộ;
Nếu bạn cần hỗ trợ thêm về quá trình học nền tảng hoặc bất kỳ vấn đề gì về dịch vụ và trải nghiệm tại SAPP, vui lòng liên hệ qua các kênh sau:
- Fanpage: SAPP - Customer Support
- Gửi phiếu yêu cầu hỗ trợ: tại đây
- Hotline: (+84) 971 354 969
- Email: support@sapp.edu.vn
- Group cộng đồng học viên: https://www.facebook.com/groups/everydaywithsapp
- Chương trình giới thiệu học viên mới: https://sapp.edu.vn/chuong-trinh-gioi-thieu-hoc-vien-referral-program/
- Chương trình Tái đăng ký khóa học: https://sapp.edu.vn/chuong-trinh-tai-dang-ky-khoa-hoc/