Tổng hợp các quy định và hướng dẫn nguyên tắc, phương pháp kế toán TSCĐVH. Hai chuẩn mực này có nhiều điểm cơ bản giống nhau, nhưng vẫn có những khác biệt cần lưu ý để áp dụng trong trường hợp nhất định. Cùng SAPP khám phá nhé!
1. Điều kiện ghi nhận tài sản cố định vô hình
Giống nhau
- Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai do tài sản đó mang lại;
- Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy.
Khác nhau
Ngoài 2 điều kiện kể trên, VAS 04 còn có thêm 2 điều kiện:
- Thời gian sử dụng ước tính trên 1 năm;
- Có đủ tiêu chuẩn giá trị theo quy định hiện hành là từ 30 triệu đồng trở lên.
2. Xác định giá trị ban đầu
Giống nhau
- Cả IAS 38 và VAS 04 đều xác định giá trị ban đầu của tài sản trên nguyên tắc giá gốc
Khác nhau
Khác biệt giữa IAS 38 và VAS 04 về tài sản cố định vô hình được đánh giá trong từng trường hợp cụ thể như sau:
Trường hợp 1: Mua tài sản cố định vô hình riêng biệt
- IAS 38: Nguyên giá của một tài sản được mua một cách riêng biệt như sau: Giá mua bao gồm thuế nhập khẩu và các khoản thuế không được hoàn lại trừ các khoản được chiết khấu thương mại hoặc giảm giá; Chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào sử dụng theo dự tính
- VAS 04: Nguyên giá tài sản cố định riêng biệt như sau: Giá mua (trừ các khoản được chiết khấu thương mại hoặc giảm giá), các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại) và các chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào sử dụng theo dự tính
Trường hợp 2: Mua tài sản cố định vô hình từ việc sáp nhập doanh nghiệp
- IAS 38: Tham chiếu giá trên thị trường: Giá trị thị trường thích hợp thường là giá mua tại thời điểm hiện tại. Nếu không có giá mua, tham chiếu giá theo giao dịch tương tự gần nhất, miễn là không có một sự thay đổi trọng yếu trong bản chất kinh tế trong khoảng thời gian giữa ngày giao dịch và ngày mà tài sản được ước tính giá trị hợp lý; Nếu không có thị trường đối với TSCĐVH đó, căn cứ vào kỹ thuật ước tính giá trị hợp lí của tài sản
- VAS 04: Giá trị hợp lý có thể là: Giá niêm yết tại thị trường hoạt động; Giá của nghiệp vụ mua bán TSCĐVH tương tự
Trường hợp 3: TSCĐ vô hình được tạo ra từ nội bộ doanh nghiệp
VAS 04 chi tiết hơn IAS 38 với 3 điều kiện nữa để trở thành TSCĐVH, quy định rõ ràng hơn về khả năng đáp ứng tiêu chuẩn trở thành TSCĐVH sau khi hoàn thành, về các tiềm lực cần thiết một cách toàn diện để hoàn thành sản phẩm.
Trong giai đoạn triển khai, điều kiện trở thành tài sản cố định vô hình:
- IAS 38: Tính khả thi về mặt kỹ thuật đảm bảo cho việc hoàn thành và đưa tài sản vô hình vào sử dụng theo dự tính hoặc để bán; Doanh nghiệp dự định hoàn thành tài sản vô hình để sử dụng hoặc để bán; Doanh nghiệp có khả năng sử dụng hoặc bán tài sản vô hình đó; Tài sản vô hình đó phải tạo ra được lợi ích kinh tế trong tương lai.
- VAS 04: Tính khả thi về mặt kỹ thuật đảm bảo cho việc hoàn thành và đưa tài sản vô hình vào sử dụng theo dự tính hoặc để bán; Doanh nghiệp dự định hoàn thành tài sản vô hình để sử dụng hoặc để bán; Doanh nghiệp có khả năng sử dụng hoặc bán tài sản vô hình đó; Tài sản vô hình đó phải tạo ra được lợi ích kinh tế trong tương lai; Có đầy đủ các nguồn lực về kỹ thuật, tài chính và các nguồn lực khác để hoàn tất các giai đoạn triển khai, bán hoặc sử dụng tài sản vô hình đó; Có khả năng xác định một cách chắc chắn toàn bộ chi phí trong giai đoạn triển khai để tạo ra tài sản vô hình đó; Ước tính có đủ tiêu chuẩn về thời gian sử dụng và giá trị theo quy định cho TSCĐ vô hình.
3. Xác định nguyên giá TSCĐ vô hình
IAS 38 và VAS 04 giống nhau trong khoản mục này.
4. Đánh giá lại giá trị sau khi ghi nhận chi phí ban đầu
Giống nhau:
Sau khi ghi nhận ban đầu, trong quá trình sử dụng, tài sản cố định vô hình được xác định theo nguyên giá, khấu hao luỹ kế và giá trị còn lại.
Khác nhau
IAS 38 cho phép thêm 1 phương pháp xác định đó là: Phương pháp thay thế hay đánh giá lại. Theo phương pháp này tài sản cố định vô hình được theo dõi theo giá trị đánh giá lại bằng giá trị thị trường trừ khấu hao lũy kế và giá trị tổn thất lũy kế.
5. Giá trị còn lại có thể thu hồi
Khác nhau:
Theo IAS 38, Doanh nghiệp nên ước tính giá trị thu hồi của những tài sản cố định vô hình ít nhất vào cuối mỗi năm tài chính, ngay cả khi tài sản không có biểu hiện giảm giá trị:
- Tài sản cố định vô hình không trong trạng thái sẵn sàng đưa vào sử dụng
- Tài sản cố định vô hình đã khấu hao quá 20 năm tính từ ngày sẵn sàng đưa vào sử dụng
Có thể thấy về mặt cơ bản IAS 38 và VAS 04 là giống nhau. Tuy nhiên, cần nắm rõ những điểm khác nhau đã được nêu ở trên để thuận lợi áp dụng cho từng trường hợp cụ thể.
Nếu bạn cần hỗ trợ thêm về quá trình học nền tảng hoặc bất kỳ vấn đề gì về dịch vụ và trải nghiệm tại SAPP, vui lòng liên hệ qua các kênh sau:
- Fanpage: SAPP - Customer Support
- Gửi phiếu yêu cầu hỗ trợ: tại đây
- Hotline: 19002225 (Phân nhánh 2)
- Email: support@sapp.edu.vn
- Group cộng đồng học viên: https://www.facebook.com/groups/everydaywithsapp
- Chương trình Tái đăng ký khóa học: https://sapp.edu.vn/chuong-trinh-tai-dang-ky-khoa-hoc/