Bộ phận dịch vụ hải quan (Customs) - một phòng ban có thể nói là mới nhất tại các công ty kiểm toán có gì đặc biệt? Cần lưu ý thủ tục gì khi tư vấn thuế Hải quan? Cùng theo dõi và lý giải những thắc mắc này trong bài viết dưới đây!
I. Giới thiệu dịch vụ hải quan
Phòng hải quan có thể hỗ trợ khách hàng như thế nào?
- Đánh giá tính khả thi việc áp dụng các hiệp định thương mại tự do nhằm tiết giảm chi phí thuế xuất nhập khẩu
- Hỗ trợ lập chính sách xác định trị giá hải quan hiệu quả về thuế xuất nhập khẩu và phù hợp với pháp luật hải quan (Customs valuation)
- Hỗ trợ phân loại hàng hóa hiệu quả về thuế xuất nhập khẩu và phù hợp với pháp luật hải quan
- Hỗ trợ tư vấn quản lý chuỗi giá trị
- Hỗ trợ rà soát và chuẩn bị báo cáo quyết toán
- Hỗ trợ đàm phán và giải quyết các vướng mắc về chính sách hải quan với cơ quan có thẩm quyền
- Tư vấn và cập nhật thông tin về hải quan hàng tháng (Customs Retainer Service)
II. Quy trình, thủ tục hải quan
Phòng Customs tư vấn và hỗ trợ công ty khách hàng trong suốt quá trình làm thủ tục hải quan. Do vậy, để tìm hiểu giai đoạn chính của cuộc tư vấn thuế hải quan, chúng ta sẽ đi lần lượt theo các bước trong quy trình hải quan.
2.1. Khai hải quan
Ở bước này, nhóm tư vấn sẽ hỗ trợ khách hàng chuẩn bị đầy đủ tờ khai, hóa đơn theo quy định của pháp luật.
Theo Điều 16 Thông tư 38/2015/TT-BTC, hồ sơ cần chuẩn bị đối với hàng xuất nhập khẩu (“XNK”) bao gồm:
Sau khi khách hàng hoàn tất các hồ sơ, chứng từ trên, nhóm tư vấn cần làm hai việc:
Kiểm tra có nợ thuế khôngCông việc cần làm trong bước này:
- Tra cứu trên website của Tổng cục Hải quan (https://www.customs.gov.vn/)
- Số tiền thuế nợ;
- Thuộc tờ khai nào;
- Thuộc sắc thuế nào.
- Đối chiếu từng chứng từ kế toán tại doanh nghiệp để xác định chính xác số tiền thuế nợ.
Sau khi khách hàng kê khai, nhóm tư vấn kiểm tra tính thống nhất thông tin giữa các chứng từ, hợp đồng và Hồ sơ khai HQ và sửa chữa những sai sót.
2.2. Nộp thuế
2.2.1. Căn cứ tính thuế
Theo Điều 5, Luật Thuế xuất nhập khẩu số 107:
2.2.2. Xác định mã HS
Mỗi mặt hàng đều có mã HS. Nhóm tư vấn sẽ hỗ trợ khách hàng xác định đúng mã này. Đây là phần rất quan trọng, bạn đọc có thể tham khảo 6 quy tắc phân loại HS code tại Phụ lục II, Thông tư 103/2015/TT-BTC.
2.2.3. Xác định trị giá HQ
Trị giá tính thuế hàng NK là Giá thực tế phải trả đến cửa khẩu nhập đầu tiên; được xác định lần lượt bằng 06 phương pháp. Phương pháp trị giá giao dịch là phổ biến nhất.
2.2.4. Xác định xuất xứ
Tại bước này, nhóm tư vấn thuế có thể hỗ trợ khách hàng hoàn thiện Chứng nhận xuất xứ (Certificate of Origin – C/O) trong các trường hợp phải nộp.
2.2.5. Ấn định thuế
Đây là bước mà Cơ quan hải quan (“CQHQ”) thực hiện khi phát hiện việc khai báo trị giá không đúng với trị giá giao dịch thực tế. Lúc này người nộp thuế có trách nhiệm nộp đủ số tiền thuế thiếu, số tiền thuế trốn, số tiền thuế gian lận do CQHQ ấn định.
2.3. Thông quan
Các vấn đề khách hàng có thể gặp phải trong quá trình thông quan, giải phóng hàng, đưa hàng về bảo quản:
- Với hàng phải có giấy kiểm dịch, giấy kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm: không có thì phải đưa hàng về kho bảo quản, chưa được thông quan;
- Có bảo lãnh của ngân hàng nhưng ngân hàng hủy bảo lãnh;
- Không lấy được giấy kiểm tra của cơ quan kiểm tra chuyên ngành;
- Được CQHQ cho nợ chứng từ nhưng không nộp được.
2.4. Miễn/ hoàn thuế
Trong bước này, nhóm tư vấn sẽ hỗ trợ các khách hàng thuộc đối tượng miễn thuế, hoàn thuế hoặc XNK hàng hóa thuộc diện ưu đãi đầu tư làm hồ sơ, thủ tục đăng ký Danh mục miễn thuế.
Đối tượng miễn thuế được quy định tại Điều 16, Luật Thuế XNK 107/2016/QH13.
Đối tượng hoàn thuế được quy định tại Điều 19, Luật thuế XNK số 107/2016/QH13.
Chi tiết ngành nghề và địa bàn ưu đãi đầu tư bạn đọc tham khảo Điều 15, Luật Đầu tư 67/2014/QH13.
2.5. Kiểm tra sau thông quan
Cơ quan Hải quan tiến hành kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật HQ và quy định khác của pháp luật liên quan đến quản lý XNK. Ở bước này, khách hàng có thể thuê dịch vụ Ruling – Hỗ trợ thanh tra sau thông quan được cung cấp bởi hầu hết phòng thuế Customs.
Các vấn đề thường kiểm tra sau thông quan (“KTSTQ”):
Lời kết
Trên đây SAPP đã giới thiệu tới bạn đọc các giai đoạn của một cuộc tư vấn thuế Hải quan. Đây là một dịch vụ tư vấn thuế mới và đang rất phát triển trong bối cảnh các tranh chấp về kiểm tra hải quan đang ngày càng trở nên gay gắt. Làm việc tại phòng Hải quan, tư vấn viên cũng sẽ tích lũy cho mình một lượng kiến thức chuyên sâu và chắc chắn về xuất nhập khẩu, là bước đệm vững chắc cho lộ trình sự nghiệp.
>> Xem thêm: [Tax consulting insight] Các giai đoạn của một cuộc tư vấn thuế (Phần 1)
Nếu bạn cần hỗ trợ thêm về quá trình học nền tảng hoặc bất kỳ vấn đề gì về dịch vụ và trải nghiệm tại SAPP, vui lòng liên hệ qua các kênh sau:
- Fanpage: SAPP - Customer Support
- Gửi phiếu yêu cầu hỗ trợ: tại đây
- Hotline: (+84) 971 354 969
- Email: support@sapp.edu.vn
- Group cộng đồng học viên: https://www.facebook.com/groups/everydaywithsapp
- Chương trình giới thiệu học viên mới: https://sapp.edu.vn/chuong-trinh-gioi-thieu-hoc-vien-referral-program/