Bài viết này nằm trong series về Audit technique được SAPP thực hiện, sẽ giúp trang bị cho các bạn các kiến thức cần thiết đối với kiểm toán khoản mục vay và nợ.
I.Giới thiệu về khoản mục Vay trên báo cáo tài chính
Để có thể mở rộng kinh doanh, duy trì hoạt động của doanh nghiệp ngoài nguồn tài chính từ nguồn vốn của công ty thì doanh nghiệp còn cần thêm những khoản vay, tận dụng đòn bẩy tài chính. Việc phản ánh, ghi chép, quản lý và sử dụng hiệu quả các khoản vay có ảnh hưởng trọng yếu tới việc đưa ra ý kiến của kiểm toán viên trong việc đưa ra ý kiến trên ý kiến kiểm toán Báo cáo tài chính.
Những thông tin cơ bản về khoản vay mà kiểm toán viên cần biết:
II.Mục tiêu kiểm toán
Mục tiêu kiểm toán khoản mục vay và nợ này là đảm bảo các khoản vay và nợ ngắn hạn và dài hạn (bao gồm cả tiền lãi phải trả) là hiện hữu ( E ), thuộc nghĩa vụ thanh toán (R&O) của Doanh nghiệp; đã được ghi nhận chính xác (V), đầy đủ ( C ); được đánh giá và trình bày phù hợp (P&D) với khuôn khổ về lập và trình bày Báo cáo tài chính được áp dụng.
III.Tài liệu cần thu thập dành cho kiểm toán khoản Vay
- Bảng cân đối phát sinh và nhật ký chung ( Tài liệu mà khoản mục nào cũng cần có)
- Hợp đồng vay của doanh nghiệp, Khế ước nhận nợ, Gia hạn hợp đồng vay, Tờ khai tài sản đảm bảo,…(Nên là bản cứng, có dấu và các bạn nên scan lại để tiện theo dõi và các năm sau có thể đọc được)
- Bảng chi tiết khoản vay (Listing 341)
- Bảng tính lãi vay
- Bảng chi tiết khoản lãi vay phải trả (Trích trước_Thường sẽ có ở TK 335)
IV.Các thủ tục chung đối với kiểm toán khoản mục Vay
1.Thủ tục chung
Cơ sở dẫn liệu |
Thủ tục |
P&D |
Kiểm tra chính sách kế toán áp dụng nhất quán với năm trước và phù hợp với khuôn khổ về lập và trình bày BCTC được áp dụng. |
C, E, V, P&D, R&O |
Lập bảng số liệu tổng hợp có so sánh với số dư cuối năm trước. Đối chiếu các số dư trên BCĐSPS với Nhật ký chung và với sổ chi tiết TK 341… và giấy tờ làm việc của kiểm toán năm trước (nếu có). |
2.Thủ tục phân tích
Cơ sở dẫn liệu |
Thủ tục |
C, P&D, R&O |
So sánh số dư vay và nợ năm nay với năm trước, phân tích tỷ trọng số dư của các khoản vay và nợ so với tổng nợ phải trả và so sánh với năm trước, đánh giá tính hợp lý của các biến động xem khoản vay tăng hay giảm như vậy có phù hợp với hoạt động kinh doanh trong năm đó của doanh nghiệp không, xem tỷ lệ vay có vượt mức ảnh hưởng tới khả năng hoạt động liên tục của doanh nghiệp không. |
C, E, V, P&D, R&O |
So sánh chi phí lãi vay kỳ này với kỳ trước, giữa các tháng trong kỳ. Tìm hiểu và giải thích các biến động bất thường. |
C, E, P&D, R&O |
Đánh giá khả năng thanh toán của DN đối với các khoản vay/nợ đến hạn hoặc kế hoạch tái cơ cấu vay/nợ (nếu có). Kiểm toán có thể thu thập thêm dự kiến dòng tiền của doanh nghiệp trong tương lai để đánh giá. |
3.Kiểm tra chi tiết
Cơ sở dẫn liệu |
Thủ tục |
C, E, V, P&D, R&O |
Thu thập bảng tổng hợp tình hình tăng, giảm các khoản vay/nợ trong năm. Đối chiếu số liệu với các tài liệu liên quan (sổ cái, sổ chi tiết từng khoản vay/nợ, BCĐSPS, BCTC). |
C, E, V, P&D, R&O |
Đọc lướt sổ cái để xác định các nghiệp vụ bất thường (về nội dung, giá trị, TK đối ứng…). Tìm hiểu nguyên nhân và thực hiện thủ tục kiểm tra tương ứng (nếu cần). |
C, E, V, P&D, R&O |
Thủ tục kiểm toán số dư đầu kỳ (1):
|
C, P&D, R&O |
|
P&D, R&O |
Kiểm tra việc tuân thủ các điều khoản hợp đồng vay/nợ và xác định ảnh hưởng của việc không tuân thủ (nếu có). |
C, V, P&D |
Kiểm tra tính hợp lý của chi phí lãi vay trong kỳ, phải trả cuối kỳ (dựa trên số gốc vay, kế hoạch trả nợ, ước tính độc lập chi phí lãi vay,…) (tham chiếu đến phần chi phí tài chính, chi phí phải trả). Thủ tục này mình sẽ tính lại việc tính lãi vay của doanh nghiệp, trích trước xem đã đúng với việc ghi nhận chưa. |
V, P&D |
Kiểm tra mục đích của các khoản vay, tính toán lại phần chi phí lãi vay cần được vốn hóa trong kỳ và đối chiếu với phần lãi vay đã ghi nhận trong nguyên giá TSCĐ ở phần hành TSCĐ. |
C, E |
Lập và gửi TXN về các khoản vay đến các bên cho vay/nợ. Tổng hợp kết quả nhận được, đối chiếu với các số dư trên sổ chi tiết. Giải thích các khoản chênh lệch (nếu có). (*) |
P&D |
Kiểm tra việc phân loại và trình bày các khoản vay trên BCTC, kiểm tra việc phân loại vay dài hạn đến hạn trả. |
(*) Riêng về thủ tục gửi Thư xác nhận, có những trường hợp như:
- Trường hợp TXN không có hồi âm (1): Gửi TXN lần 2 (nếu cần).
Thực hiện thủ tục thay thế: Kiểm tra hợp đồng vay, phiếu nhận tiền vay hoặc chứng từ chi trả vay/nợ gốc và lãi sau ngày kết thúc kỳ kế toán.
- Trường hợp đơn vị không cho phép KTV gửi TXN (1): Thu thập giải trình bằng văn bản của BGĐ/BQT về nguyên nhân không cho phép và thực hiện các thủ tục thay thế khác.
Lời kết:
Việc kiểm toán phần hành Vay tùy vào từng loại hình doanh nghiệp mà mức độ phức tạp là khác nhau và có nhiều thủ tục cần được thực hiện, thông qua bài viết này, SAPP Academy mong rằng đã hỗ trợ được bạn nắm rõ hơn về chi tiết việc thực hiện các thủ tục kiểm tra chi tiết để có thể hoàn thành tốt công việc được giao.
Nếu bạn cần hỗ trợ thêm về quá trình học nền tảng hoặc bất kỳ vấn đề gì về dịch vụ và trải nghiệm tại SAPP, vui lòng liên hệ qua các kênh sau:
- Fanpage: SAPP - Customer Support
- Gửi phiếu yêu cầu hỗ trợ: tại đây
- Hotline: 19002225 (Phân nhánh 2)
- Email: support@sapp.edu.vn
- Group cộng đồng học viên: https://www.facebook.com/groups/everydaywithsapp
- Chương trình Tái đăng ký khóa học: https://sapp.edu.vn/chuong-trinh-tai-dang-ky-khoa-hoc/