Các nghề nghiệp phổ biến trong ngành Tài Chính

Thách thức và Cơ hội của nghề Broker

Tiếp nối chuỗi series về định hướng nghề nghiệp, trong bài viết dưới đây, hãy cùng SAPP khám phá những thách thức cụ thể mà các Broker trẻ gặp phải.

Ở bài viết trước, chúng ta đã cùng khám phá về những công việc, cơ hội và khung năng lực của nghề Broker - Chuyên viên tư vấn đầu tư. Tiếp nối chuỗi series về định hướng nghề nghiệp, trong bài viết dưới đây, hãy cùng SAPP khám phá những thách thức cụ thể mà các Broker trẻ gặp phải. Từ đó vạch ra những chiến lược "vượt chướng ngại vật" để thành công trong lĩnh vực đầy tiềm năng này nhé!

1. Lợi thế khi trở thành một Broker


  • Nguồn thu nhập không giới hạn

Thu nhập của một Broker không bị giới hạn, bởi ngoài mức lương cơ bản, phần lớn thu nhập đến từ hoa hồng của các giao dịch thành công. Đặc biệt, trong các giao dịch có giá trị cao, hoa hồng thường được tính theo phần trăm của giá trị tài sản. Điều này mang lại mức thu nhập hấp dẫn cho các Broker, và với những người xuất sắc trong việc bán hàng, thu nhập của họ không bị giới hạn bởi bất kỳ con số cụ thể nào. 

  • Mạng lưới mối quan hệ rộng lớn

Brokers thường xuyên tiếp xúc với nhiều hồ sơ khách hàng từ các lĩnh vực khác nhau, điều này giúp họ xây dựng một mạng lưới mối quan hệ chất lượng. Việc xây dựng và duy trì tốt các mối quan hệ này không chỉ mang lại nguồn khách hàng tiềm năng mà còn giúp họ trau dồi và nâng cao kỹ năng nghiệp vụ. 

Ngoài ra, sử dụng mạng lưới mối quan hệ một cách thông minh còn giúp họ tiết kiệm thời gian, dễ dàng tiếp cận tới những cơ hội đầu tư tiềm năng một cách nhanh chóng. Đồng thời là nền tảng thúc đẩy những thương vụ đầu tư diễn ra thành công và suôn sẻ. 

  • Thời gian làm việc linh hoạt

Một Broker không nhất thiết phải tuân thủ giờ làm việc cố định tám tiếng mỗi ngày tại văn phòng. Do tính chất công việc, họ thường xuyên phải ra ngoài gặp gỡ với khách hàng của mình. Ngoài ra, với những giao dịch quốc tế, các chuyên viên môi giới còn phải sắp xếp thời gian để linh hoạt khi làm việc với các khách hàng nước ngoài. Chỉ cần đảm bảo được hiệu quả công việc và mức độ thành công của giao dịch.

  • Nâng cao và hoàn thiện các kỹ năng mềm

Công việc của Broker yêu cầu tương tác trực tiếp với con người, do đó kỹ năng mềm là yếu tố quan trọng nhằm bổ trợ cho nhân sự trong quá trình tư vấn. Để thực hiện thành công một thương vụ hay một giao dịch, đòi hỏi Broker phải tự tin, có khả năng thuyết trình và thuyết phục khách hàng. Khả năng ứng biến và linh hoạt xử lý các vấn đề phát sinh cũng là kỹ năng mà một chuyên viên tư vấn đầu tư cần liên tục hoàn thiện. Đây là chìa khóa giúp bạn trở nên uy tín trong mắt khách hàng. Ngoài ra, để thành công trong lĩnh vực Tài chính Đầu tư, nhân sự Broker cũng cần tuân thủ 03 nguyên tắc để sớm đạt được những thành tựu nhất định. 

Theo dõi bài viết về nguyên tắc làm nghề giúp bạn trau dồi và hoàn thiện bản thân tại đây: https://bom.so/sTuhge 

>> Xem thêm: Những điều bạn cần biết về vị trí Brocker

2. Những thách thức mà các Broker trẻ hay gặp phải


Broker là vị trí nghề nghiệp tiềm năng với những ai theo đuổi lĩnh vực Tài chính - Đầu tư. Tuy nhiên, bên cạnh đó, nhân sự theo đuổi ngành nghề này cũng phải đối diện với nhiều thách thức, đặc biệt là với nhân sự trẻ. 

Những thách thức ấy có thể kể đến như:

  • Tìm kiếm khách hàng tiềm năng

Đây có lẽ là thách thức lớn nhất đối với các Broker mới bước chân vào nghề. Quá trình tìm kiếm khách hàng tiềm năng cho các sản phẩm hay thương vụ luôn khó khăn, đặc biệt là đối với những thương vụ có giá trị cao. Việc xác định và tiếp cận khách hàng tiềm năng trong một đám đông đòi hỏi sự nỗ lực và kiên trì rất lớn.

Tại Việt Nam, các giao dịch giá trị cao thường dựa vào những mối quan hệ tin cậy. Đối với những người trẻ mới ra trường, việc xây dựng một mạng lưới quan hệ rộng rãi là một thử thách không nhỏ, đòi hỏi cả một quá trình dài và nỗ lực không ngừng. Vì thế, hãy liên tục trau dồi kỹ năng chuyên môn, đem lại giá trị cho khách hàng từ những giao dịch nhỏ từ đó tăng độ uy tín và tin cậy trong tương lai.

  • Biến động thị trường

Thị trường tài chính luôn biến động và chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như điều kiện kinh tế, diễn biến địa chính trị; tiến bộ công nghệ... Các Broker phải thích ứng với những thay đổi này từ đó phát triển các chiến lược giúp khách hàng quản lý rủi ro đồng thời tận dụng cơ hội trong môi trường đầy biến động. Điều này không chỉ giúp nhân sự chứng minh giá trị của bản thân mà còn nắm bắt cơ hội dẫn đầu cuộc đua thông qua việc cung cấp các dịch vụ sáng tạo và dự đoán nhu cầu khách hàng. Từ đó vạch ra những chiến lược đầu tư thông minh và hiệu quả.

  • Thay đổi trong quy định pháp lý

Ngành môi giới đặc biệt là những chuyên viên tư vấn đầu tư phải tuân thủ các quy định cũng như nắm bắt các thay đổi về yêu cầu, thủ tục pháp lý. Điều này giúp các Broker bảo đảm tối đa quyền lợi của khách hàng đồng thời đưa ra những giải pháp phù hợp khi xảy ra những khủng hoảng phát sinh. Chính vì thế, liên tục cập nhật để thích ứng những với những quy định mới là điều các Broker cần chú trọng. 

  • Áp lực công việc và doanh số

Làm nghề Broker không chỉ đòi hỏi kiến thức chuyên môn mà còn yêu cầu bạn phải làm quen với áp lực công việc cao và mục tiêu doanh số lớn. Làm việc ngoài giờ hành chính hay cả vào ngày nghỉ là điều khó tránh khỏi, bởi đó là thời điểm khách hàng có thể gặp gỡ và thảo luận. Áp lực từ doanh số càng làm tăng thêm khối lượng công việc, đòi hỏi Broker phải chủ động tiếp cận khách hàng thay vì chờ đợi họ đến.

Những cuộc gặp gỡ và trao đổi này không chỉ dừng lại ở việc tư vấn mà còn phải thuyết phục khách hàng chốt giao dịch. Chính vì vậy, trau dồi kỹ năng thuyết trình, tổng hợp thông tin nhằm đưa ra những luận điểm cốt lõi chính là cách Brocker có được những thương vụ thành công. Thay vì để khách hàng đọc và xem một loạt báo cáo phân tích dài dòng. Ngoài ra, sự chủ động và kiên trì trong công việc cũng giúp Broker đạt được mục tiêu doanh số đồng thời xây dựng mối quan hệ bền vững với khách hàng.

  • Đối mặt với tình huống bất ngờ

Các Broker cần chuẩn bị tinh thần vững vàng để đối mặt với các tình huống bất ngờ, chẳng hạn như giao dịch bị hủy vào phút chót hoặc những vấn đề tác động khác liên quan như pháp lý, biến động thị trường,... Những tình huống này đòi hỏi các Broker phải có kỹ năng dự phòng rủi ro và khả năng ứng biến linh hoạt. Việc này giúp họ đưa ra các giải pháp kịp thời và hiệu quả, từ đó duy trì mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng và đảm bảo các giao dịch được thực hiện suôn sẻ.

>> Xem thêm: Mối tương quan giữa Investment Banking và Private Equity

3. “Chiến lược” vượt qua rào cản cho Broker trẻ


  • Giai đoạn mới ra trường: Xây dựng nền tảng vững chắc

Đối với các Broker trẻ mới ra trường, việc tập trung trau dồi kỹ năng chuyên môn và nghiệp vụ là yếu tố then chốt. Bằng cách tham gia các khóa đào tạo, hội thảo chuyên ngành và học hỏi từ những người có kinh nghiệm, bạn sẽ xây dựng được nền tảng vững chắc để phát triển trong nghề. Đây là giai đoạn cần đầu tư vào việc hiểu biết sâu về thị trường, các sản phẩm tài chính và các quy trình giao dịch. Vì thế, đừng nóng vội mà hãy dần dần phát triển từ đó có những bước tiến xa hơn trong tương lai.

  • Giai đoạn tích lũy kinh nghiệm: Mở rộng mạng lưới quan hệ

Khi đã có một số kinh nghiệm nhất định, các Broker nên bắt đầu tập trung vào việc xây dựng và mở rộng mạng lưới quan hệ. Tham gia vào các sự kiện ngành, hội thảo và các hoạt động cộng đồng là cách hiệu quả để gặp gỡ các khách hàng tiềm năng cũng như mở rộng mạng lưới với các đồng nghiệp trong ngành. Việc tận dụng các mối quan hệ cá nhân cũng rất quan trọng để tạo ra nguồn khách hàng ban đầu để từ đó phát triển tệp khách hàng của mình.

  • Chiến lược dài hạn: Tận dụng sức mạnh công nghệ và mạng xã hội

Trong thời đại số hóa, thế hệ Broker trẻ có lợi thế lớn về khả năng nắm bắt và sử dụng các công cụ truyền thông hiện đại, đây chính là chìa khóa giúp vượt qua các thách thức trong nghề và đạt được thành công. Việc xây dựng thương hiệu cá nhân thông qua các kênh như TikTok, Facebook, hoặc Zalo với nội dung chất lượng và cập nhật thường xuyên sẽ giúp bạn thu hút sự chú ý từ khách hàng tiềm năng. Bằng cách duy trì nội dung phong phú, thể hiện quan điểm rõ ràng về xu hướng đầu tư và sự tận tâm trong công việc, bạn sẽ xây dựng được uy tín và mở rộng mạng lưới khách hàng một cách hiệu quả.

Bằng cách tận dụng công nghệ và mạng xã hội, bạn có thể tiếp cận khách hàng ở mọi nơi và tạo ra một hình ảnh chuyên nghiệp, đáng tin cậy. 

>> Xem thêm: Private Equity: Cánh cửa Nghề nghiệp đầy Tiềm năng

Kết luận

Nghề Broker không chỉ mở ra cơ hội thu nhập không giới hạn và môi trường làm việc linh hoạt, mà còn đặt ra nhiều thách thức đòi hỏi sự nỗ lực không ngừng. Từ việc tìm kiếm khách hàng, xây dựng mối quan hệ, đối phó với áp lực doanh số, đến khả năng thích ứng với công nghệ và mạng xã hội – tất cả đều cần bạn chuẩn bị kỹ lưỡng và kiên trì.

Kết hợp những chiến lược này với sự kiên định và tâm huyết, các Broker trẻ sẽ có cơ hội phát triển mạnh mẽ trong lĩnh vực tư vấn đầu tư. 

Hãy tiếp tục theo dõi SAPP Academy để nhận thêm nhiều thông tin hữu ích và những lời khuyên quý báu trong hành trình trở thành một Broker thành công. Nếu bạn đang gặp khó khăn về việc định hướng hay có bất kỳ ý kiến muốn chia sẻ, hãy để lại bình luận bên dưới hoặc liên hệ với SAPP Academy để được hỗ trợ.

Đừng quên thường xuyên theo dõi chúng mình để không bỏ lỡ những bài viết xoay quanh việc định hướng nghề nghiệp nha!

Nếu bạn cần hỗ trợ thêm về quá trình học nền tảng hoặc bất kỳ vấn đề gì về dịch vụ và trải nghiệm tại SAPP, vui lòng liên hệ qua các kênh sau:

  • Hotline: 19002225 (nhánh 2)