Làm gì để phát triển kĩ năng và chuyên môn trong ngành Tài Chính
  1. SAPP Knowledge Base
  2. Nghề nghiệp và kinh nghiệm thi tuyển trong lĩnh vực Tài Chính
  3. Làm gì để phát triển kĩ năng và chuyên môn trong ngành Tài Chính

[Tips] - Chiến Thuật Tìm Việc Chủ Động Trong Ngành Tài Chính Đầu Tư (P1: Tổng Quan)

Trong bối cảnh suy thoái kinh tế hiện nay, tìm kiếm việc làm chủ động là kỹ năng then chốt, giúp ứng viên ngành Tài chính trở nên nổi bật giữa hàng ngàn hồ sơ. Cùng SAPP khám phá tất-tần-tật về khái niệm tìm việc chủ động qua chuỗi series này nhé!

Cách tìm việc chủ động cho ngành tài chính-1

 

1. Bản chất của tìm kiếm việc làm chủ động

1.1 Tìm kiếm việc làm chủ động là gì?

Tìm kiếm việc làm chủ động là quá trình người tìm việc chủ động tạo ra những cơ hội nghề nghiệp qua chuỗi hành động giới thiệu về bản thân một cách có chủ đích. Quá trình này đòi hỏi sự tích cực, năng động và có kế hoạch rõ ràng của cá nhân.

Ví dụ: 

Quốc An - sinh viên năm 04 chuyên ngành Tài chính tại trường đại học Kinh tế Quốc dân, học viên của SAPP Academy hiện đang tìm kiếm cơ hội thực tập cho kỳ học tới. Cậu bạn chủ động đăng ký tham gia các hội thảo nghề nghiệp do trường và SAPP tổ chức. Mong muốn của Quốc An là ứng tuyển vào vị trí Risk Analyst kỳ Internship hoặc Fresh Graduate của ngân hàng MB Bank, vì vậy, ngay từ thời điểm cuối năm 3, bạn đã tìm hiểu kỹ về công ty mục tiêu: loại hình kinh doanh, tệp khách hàng, …

Sau đó, cô bạn quyết tâm theo đuổi CFA và chuẩn bị các thành tích, kinh nghiệm liên quan như: tham gia 02 cuộc thi học thuật về chuyên ngành bao gồm Go Finance, I-Invest. Vào thời điểm mở đơn đăng ký cho kỳ tuyển dụng, cô bạn cũng viết một bản hồ sơ ấn tượng tương ứng với vị trí ứng tuyển Junior Risk Analyst. Quốc An cũng thường xuyên dành thời gian luyện tập nói và tự phỏng vấn mỗi ngày.

=> Chuỗi hành động kể trên của cậu bạn Quốc An được đánh giá là chủ động tìm kiếm cơ hội việc làm.

Cách tìm việc chủ động cho ngành tài chính-2

Ứng viên có thể chủ động tạo ra cơ hội việc làm tiềm năng cho chính mình với 5 bước sau:

  • Bước 1: Tự đánh giá năng lực bản thân và định hướng nghề nghiệp; 
  • Bước 2: Tìm kiếm cơ hội việc làm; 
  • Bước 3: Chuẩn bị hồ sơ tìm việc; 
  • Bước 4: Chuẩn bị cho quá trình phỏng vấn và thương lượng các chế độ đãi ngộ;
  • Bước 5: Chuẩn bị cho sự hòa nhập và phát triển trong môi trường nghề nghiệp mới.

Trong phạm vi bài viết này, SAPP sẽ đi sâu vào hướng dẫn các bạn thực hiện tự đánh giá năng lực bản thân và tìm kiếm cơ hội việc làm - hai bước quan trọng nhất trong quá trình tìm kiếm việc làm. 

1.2 Có gì khác biệt giữa tìm kiếm việc làm chủ động và tìm kiếm việc làm bị động?

 

Tìm kiếm việc làm chủ động

Tìm kiếm việc làm bị động

Về định nghĩa

Đây là quá trình người tìm việc tích cực thực hiện các bước để tìm kiếm và chủ động tạo ra cơ hội việc làm cho chính mình. 

Tìm kiếm việc làm chủ động bao gồm việc xác định mục tiêu nghề nghiệp, xây dựng mạng lưới quan hệ, tìm hiểu về các công ty và vị trí tuyển dụng, chuẩn bị kỹ lưỡng cho phỏng vấn và thương lượng, cũng như chuẩn bị cho sự hòa nhập vào môi trường làm việc mới.

Tìm kiếm việc làm bị động là quá trình mà người tìm việc chờ đợi các cơ hội việc làm đến với mình mà không tích cực tìm kiếm hay tạo ra cơ hội. 

Điều này thường bao gồm việc ứng viên phụ thuộc vào một phương thức tìm việc duy nhất: đăng tải hồ sơ trên các trang web tuyển dụng và chờ đợi nhà tuyển dụng liên hệ với mình, không có hoạt động tiếp cận nhà tuyển dụng chủ động.

Về tính chất

Ứng viên chủ động tương tác với nhà tuyển dụng, có sự chuẩn bị kỹ càng

Ứng viên thiếu tương tác, chuẩn bị sơ sài hoặc không chuẩn bị

Về mức độ chủ động của người ứng tuyển

Cao

Thấp

Về kết quả

Tỷ lệ trúng tuyển cao hơn

Tỷ lệ trúng tuyển thường thấp hoặc không tìm được vị trí công việc mong muốn.

 

2. Tầm quan trọng của tìm kiếm việc làm chủ động

Cách tìm việc chủ động cho ngành tài chính-3

 

2.1 Tìm kiếm việc làm chủ động giúp gia tăng cơ hội ứng tuyển

Chủ động tìm kiếm giúp ứng viên nâng cao về số lượng và chất lượng của các tin tuyển dụng. Khi tích cực tìm kiếm các cơ hội việc làm tiềm năng, bạn sẽ không bị giới hạn trong những thông báo tuyển dụng được công khai mà còn có thể tiếp cận với các cơ hội tiềm ẩn thông qua mạng lưới quan hệ cá nhân. Thậm chí, ứng viên có thể có thể chủ động  gửi CV đến các công ty mà mình quan tâm, ngay cả khi các tin tuyển dụng không được công khai.

Đồng thời, việc tự giác tìm, nghiên cứu chuyên sâu về các công ty và vị trí tuyển dụng cũng giúp ứng viên có thể xác định những công việc phù hợp nhất với kỹ năng, mục tiêu của mình, từ đó nâng cao chất lượng của các cơ hội nghề nghiệp mà mình đang tiếp cận. Điều này không chỉ tăng khả năng tìm được công việc mong muốn mà còn giúp bạn chọn lựa được những vị trí phù hợp và có triển vọng phát triển tốt hơn.

 

2.2. Kỹ năng tìm kiếm việc làm chủ động giúp “ghi điểm” trong mắt nhà tuyển dụng

Khi chủ động tìm hiểu về công ty và vị trí tuyển dụng, ứng viên có thế tùy chỉnh CV sao cho phù hợp với yêu cầu cụ thể của công việc và công ty, từ đó tạo nên ấn tượng tích cực hơn trong mắt nhà tuyển dụng. 

Quá trình tìm việc còn cho thấy bạn không chỉ có năng lực mà còn có sự linh hoạt, tinh thần cầu tiến và mong muốn cống hiến cho công ty.  Ngoài ra, chủ động tìm hiểu trang bị cho ứng viên có những hình dung sơ bộ về văn hóa và môi trường làm việc của doanh nghiệp. Đây đều là những điểm cộng lớn trong mắt nhà tuyển dụng.

 

2.3. Tìm kiếm việc làm chủ động làm tăng lượng kiến thức tích lũy được và mở rộng các mối quan hệ

Trong quá trình tìm việc, bên cạnh tin tuyển dụng, ứng viên sẽ có cơ hội tiếp xúc thêm với nhiều loại tài liệu khác nhau như các thông tin liên quan về doanh nghiệp, ngành nghề và xu hướng trên thị trường của ngành đó. Việc này giúp bạn nắm bắt được những thông tin cập nhật nhất về lĩnh vực mình quan tâm, từ đó mở rộng kiến thức chuyên môn và hiểu biết chung.

Bên cạnh đó, việc chủ động đăng ký tham gia các sự kiện nghề nghiệp, hội thảo và kết nối trên mạng xã hội chuyên nghiệp như LinkedIn mang lại cơ hội mở rộng và phát triển mạng lưới quan hệ của bản thân ứng viên trong ngành. Mạng lưới này không chỉ giúp ứng viên gia tăng cơ hội việc làm mà còn hỗ trợ quá trình định hướng, phát triển sự nghiệp sau này.

>> Xem thêm: Networking - Xây dựng mạng lưới mối quan hệ

 

3. Bí Quyết Tìm Kiếm Việc Làm Chủ Động Thành Công (P1) - Tự đánh giá và định hướng nghề nghiệp

Trước khi chủ động tìm kiếm việc làm, bạn cần hiểu rõ về bản thân mình. Tự đánh giá và định hướng nghề nghiệp giúp bạn hoạch định các mục tiêu nghề nghiệp một cách rõ ràng, hạn chế những sai lầm có thể phát sinh khi chọn lựa công việc không phù hợp. Quá trình này phải được thực hiện một cách toàn diện trên các khía cạnh khác nhau như: kỹ năng, sở thích, giá trị cá nhân và mục tiêu nghề nghiệp. Từ đó, bạn sẽ có cơ hội để nhận định điểm mạnh để phát huy và cải thiện các khuyết điểm của mình. 

Cách tìm việc chủ động cho ngành tài chính-4

Mô hình Big Five, MBTI (Myers-Briggs Type Indicator), DISC (Dominance – Influence – Steadiness – Compliance) là những công cụ đắc lực giúp bạn hiểu rõ về đặc điểm tính cách, từ đó xác định được những lĩnh vực nghề nghiệp phù hợp với bản thân mình. Sau bước tìm hiểu về tính cách của bản thân, hãy dành thời gian để tự suy ngẫm, hoặc trò chuyện với những người đã có kinh nghiệm, chuyên gia trong ngành để hiểu hơn về lộ trình sự nghiệp dài hạn và cần làm gì để đạt được những mục tiêu nghề nghiệp đó. Điều này sẽ là tiền đề để ứng viên xây dựng kế hoạch tìm kiếm việc làm sao cho chủ động và hiệu quả.

Lời kết

Hi vọng với phần 1 của chùm bài viết này, bạn đã có thể nắm bắt được tất-tần-tật các thông tin tổng quan về quá trình tìm việc làm chủ động. Vậy có thể tìm việc qua các kênh việc làm nào? Cùng SAPP khám phá ngay trong phần 2 của series này nhé!

>> Xem thêm:

Nếu bạn cần hỗ trợ thêm về quá trình học nền tảng hoặc bất kỳ vấn đề gì về dịch vụ và trải nghiệm tại SAPP, vui lòng liên hệ qua các kênh sau:

  • Hotline: 19002225 (Phân nhánh 2)
  • Email: support@sapp.edu.vn