Tóm tắt về toàn bộ các tiêu chí tuyển dụng của Big4 hiện nay
Mục lục:
2. Kỹ năng giao tiếp ứng xử (interpersonal skills), khả năng teamwork
3. Tư duy logic và khả năng giải quyết vấn đề
4. Khả năng chịu áp lực, kĩ năng quản lý công việc
5. Tinh thần ham học hỏi và khả năng tự học
Xuyên suốt các vòng tuyển dụng, HR thường sẽ dựa vào những tiêu chí sau để đánh giá năng lực của ứng viên. Đối với mỗi firm thì tiêu chí có thể khác nhau, nhưng theo anh thì đây là những tiêu chí quan trọng nhất.
1. Tiếng Anh
Đối với các BIG thì sử dụng được Tiếng Anh là một yêu cầu gần như bắt buộc. Cả 4 vòng từ CV, test, phỏng vấn group và phỏng vấn cá nhân của các BIG đều sử dụng tiếng Anh. Cá biệt có Deloitte thì anh nghe nói là phỏng vấn bằng Tiếng Việt, nhưng với điều kiện technique của các em phải rất ổn rồi, còn 3 BIG kia sẽ không “nhân nhượng” với các em như thế. Đến khi đi làm rồi, Tiếng Anh không tốt cũng sẽ gây cho các em rất nhiều bất lợi, chẳng hạn như khi viết mail, khi làm việc với các sếp nước ngoài, khi làm việc với khách hàng ngoại.
Tuy nhiên cũng không cần quá lo lắng, làm ngành này thì chủ yếu nhất vẫn là technique, còn Tiếng Anh chỉ là công cụ, các bạn yếu tiếng Anh thì nên trau dồi để đủ dùng là được.
2. Kỹ năng giao tiếp ứng xử (interpersonal skills), khả năng teamwork
Khi làm kiểm toán hay tư vấn, ở công ty em phải giao tiếp, làm việc với các sếp, với đồng nghiệp, khi đi job các em phải làm việc với khách hàng. Nói chung làm nghề này các em sẽ phải giao tiếp rất nhiều. Khi gặp kế toán trưởng khó tính các em phải xử lí thế nào để lấy được đủ tài liệu, chứng từ kế toán, hợp đồng, … Khi gặp sếp khó tính thì em phải làm thế nào để sếp không phật ý. Khi gặp đồng đội khó ở thì em phải nói chuyện như nào để tránh xích mích, để cả team yên ấm làm việc tiếp. Nói chung là rất rất nhiều trường hợp đòi hỏi đến khả năng giao tiếp của em.
Ngoài ra, kiểm toán không phải là công việc mà một người có thể ôm hết được. Để hoàn thành một job các em phải phân chia công việc, phải phối hợp với nhau để cover được tối đa rủi ro trong quá trình kiểm toán.
Cả 2 kĩ năng này HR sẽ được quan sát rất rõ trong vòng phỏng vấn nhóm Group interview, cách em làm việc với team, cách trình bày vấn đề, cách giao tiếp với nhóm để đưa ra giải pháp tối ưu trong thời gian có hạn.
3. Tư duy logic và khả năng giải quyết vấn đề
Tư duy logic và khả năng giải quyết vấn đề sẽ giúp kiểm toán viên sắp xếp được các công việc cần thực hiện, qua đó tìm ra các giải pháp đúng đắn và kịp thời khi có vấn đề gì đó xảy ra. Khi làm kiểm toán các em sẽ gặp khá nhiều những vấn đề phát sinh và những lúc như vậy chỉ có khả năng xoay sở và tư duy logic mới có thể cứu được các em.
Phần này thì CV sẽ không thể hiện rõ, mà chỉ bắt đầu từ phần test. Chẳng hạn phần test sẽ có khá nhiều câu hỏi và phần essay sẽ yêu cầu viết rất dài nhưng thời gian cho lại cực ngắn, ngắn hơn IELTS task 2, gần như các em chỉ kịp brainstorm ý và lao vào viết ngay mới kịp giờ. Đến phần phỏng vấn nhóm hay phỏng vấn cá nhân họ có thể cho vài câu technique cực khó để thử tư duy, khả năng xoay xở của em đến đâu. Cái họ kỳ vọng không phải là các em cho họ một câu trả lời điểm 10, mà là họ muốn quan sát cách các em xử lí vấn đề, cách xoay xở khi gặp khó.
4. Khả năng chịu áp lực, kĩ năng quản lý công việc
Mọi người cứ bảo làm kiếm toán sẽ vất vả lắm. Anh làm thử và thấy đúng là vất vả thật, nhất là vào mùa bận thì đúng là bận sấp mặt luôn. Các em sẽ phải chịu áp lực từ rất nhiều phía, từ sếp, từ khách hàng, thậm chí là từ cả đồng nghiệp khi ai cũng đều bận như vậy.
Để vượt khó thì kĩ năng cần thiết mà các em phải có đó là kĩ năng sắp xếp, quản lý công việc để công việc diễn ra trôi chảy nhất, tránh tình trạng công việc chồng chất và không xử lí kịp tiến độ yêu cầu. Không phải chỉ mỗi quản lý công việc công ty, mà việc cá nhân các em cũng phải cân bằng tốt, nếu không work-life balance được thì khả năng khá cao là các em sẽ tự nản mà leave, và không công ty nào muốn thế cả.
Khi phỏng vấn, HR sẽ đặt rất nhiều câu hỏi trong thời gian rất ngắn để dồn các em vào thế khó, nhằm test xem khả năng chịu áp lực của các em đến đâu. Ngoài ra họ cũng có thể sẽ nhìn vào thành tích hoạt động ngoại khóa. Những bạn chịu khó tham gia CLB, tổ chức hay đi làm thêm sẽ được đánh giá cao hơn một chút. (tuy nhiên các hoạt động ngoại khóa không phải tất cả)
5. Tinh thần ham học hỏi và khả năng tự học
Mặc dù khi vào công ty các em sẽ được đào tạo, training một thời gian. Nhưng cũng đừng chủ quan vì khi đi job các em sẽ gặp rất nhiều thứ phát sinh mà không hỏi được ai, buộc lòng các em phải tự học. Đến sau này khi muốn được thăng tiến lên các vị trí cao hơn như Manager, các em phải có ACCA/CPA VN, mà việc bận như thế thì lấy đâu ra thời gian đến lớp học? Câu trả lời vẫn là phải tự học.
HR sẽ nhìn vào một số tiêu chí để đánh giá khả năng tự học của các em như thành tích học tập ở trường, các khóa học ngoại khóa mà các em tham gia, các chương trình theo học bên ngoài như ngoại ngữ, chuyên ngành.
6. Sự cam kết gắn bó với công ty
Hiếm có turnover rate ở ngành nào cao như ngành kiểm toán, do vậy các BIG luôn muốn tìm kiếm ứng viên có thể gắn bó lâu dài với công ty để trở thành nhân sự nòng cốt cho họ. Đối với một ứng viên tốt, nhưng khi cảm giác ứng viên đó có khả năng “nhảy việc” cao, họ sẽ cân nhắc xem liệu có nên tuyển không.
Tính cam kết của các em thể hiện qua chuyên ngành các em học, qua thời gian mà em gắn bó với các tổ chức trước đó mà các em ghi trong CV, các chứng chỉ mà các em đang theo đuổi. Các bạn học trái ngành sẽ thiệt thòi hơn một tí, vì HR hoàn toàn có thể question khả năng mà em bỏ việc để quay lại ngành em học. Để tăng tính cam kết đối với nghề kiểm toán, các em có thể tham gia một số khóa học các chứng chỉ như ACCA, ICAEW, … để khẳng định lại với nhà tuyển dụng rằng đây chính là con đường em nghiêm túc theo đuổi.
7. 12 tiêu chí tuyển dụng cứng của khối Big4
- Tiếng Anh
- Trí tuệ cảm xúc (hiểu mình, hiểu người => có phương án phù hợp)
- Suy nghĩ logic
- Tự tin
- Có tổ chức
- Lãnh đạo
- Làm việc dưới áp lực
- Sẵn sàng học hỏi
- Đa nhiệm
- Cam kết làm việc lâu dài
- Giải quyết vấn đề
- Làm việc nhóm
Lời kết
Hy vọng bài viết vừa rồi đã mang đến cho bạn những thông tin tổng quan nhất về tiêu chí tuyển dụng của BIG4 là gì? Bạn hãy đón chờ những bài viết tiếp theo của SAPP để không bỏ lỡ các mẹo, kinh nghiệm thi tuyển vào các "ông lớn" này nhé!
Nếu bạn cần hỗ trợ thêm về quá trình học nền tảng hoặc bất kỳ vấn đề gì về dịch vụ và trải nghiệm tại SAPP, vui lòng liên hệ qua các kênh sau:
- Fanpage: SAPP - Customer Support
- Gửi phiếu yêu cầu hỗ trợ: tại đây
- Hotline: 19002225 (nhánh 2)
- Email: support@sapp.edu.vn
- Group cộng đồng học viên: https://www.facebook.com/groups/everydaywithsapp
- Chương trình giới thiệu học viên mới: https://sapp.edu.vn/chuong-trinh-gioi-thieu-hoc-vien-referral-program/