Các loại hình doanh nghiệp trong nền kinh tế

Ưu và nhược điểm khi làm việc tại các Quy mô doanh nghiệp khác nhau

Chúng ta đã cùng tìm hiểu về 5 loại hình doanh nghiệp theo quy mô tại bài viết trước. Mỗi Quy mô doanh nghiệp sẽ có ưu nhược điểm riêng khi làm việc tại đó. Hôm nay, cùng SAPP phân tích và lựa chọn ra quy mô doanh nghiệp phù hợp cá nhân bạn nhé!

Ưu nhược điểm của các loại hình doanh nghiệp theo quy mô-02

>>Xem thêm: Các loại hình doanh nghiệp theo quy mô

1. Quy mô của doanh nghiệp ảnh hưởng thế nào đến cách quản lý và vận hành của doanh nghiệp? 

Ưu nhược điểm của các loại hình doanh nghiệp theo quy mô-04

Sự khác biệt trong quy mô sẽ tạo ra sự khác biệt trong cách thức tổ chức, phân chia công việc và quyền quyết định. Trong doanh nghiệp nhỏ, tính cá nhân của chủ sở hữu thường thể hiện rất rõ trong việc quản lý và ra quyết định. Chủ sở hữu thường có khả năng kiểm soát toàn bộ hoạt động và dễ dàng thay đổi hướng đi khi cần thiết.

Tuy nhiên, khi doanh nghiệp đã phát triển và trở nên lớn hơn, sự phức tạp và quy mô của hoạt động đòi hỏi sự hợp tác và phân chia trách nhiệm. Điều này thường dẫn đến sự ra đời của các bộ phận chuyên môn và các cấp quản lý khác nhau để đảm bảo rằng mọi phần của doanh nghiệp đều hoạt động một cách hiệu quả và hướng đến mục tiêu chung.

Mặc dù có những khác biệt về quy mô, mục tiêu cuối cùng của mọi doanh nghiệp là đạt được sự thành công và bền vững trên thị trường. Tùy thuộc vào quy mô, cách thức quản lý và điều hành sẽ thay đổi để phản ánh sự phức tạp và đa dạng của mô hình kinh doanh.

2. Điểm khác biệt giữa các loại hình doanh nghiệp

Ưu nhược điểm của các loại hình doanh nghiệp theo quy mô-06

2.1. Quy trình làm việc

- Doanh nghiệp siêu nhỏ: Quy trình làm việc của doanh nghiệp nhỏ thường đơn giản và có ít yêu cầu về tiêu chuẩn cũng như đánh giá. Chủ doanh nghiệp thường là người sẽ đảm nhiệm khâu quản lý và đánh giá trực tiếp. 

- Doanh nghiệp nhỏ: Vì số lượng nhân sự của DN nhỏ đã có sự phát triển hơn so với SN siêu nhỏ. Các mối quan hệ trong quản lý nhân sự và việc hoạt động liên phòng ban cũng bắt đầu phức tạp hơn. Nên doanh nghiệp nhỏ bắt đầu hình thành quy trình làm việc cơ bản, có quy định cơ chế và chính sách làm việc liên phòng ban. Có sự giám sát chéo và có các vị trí quản lý tầm trung, san sẻ gánh nặng với quản lý cấp cao. Tuy nhiên, để đảm bảo tính linh hoạt, các quy trình doanh nghiệp nhỏ vẫn dừng mở mức cơ bản và khá dễ dàng thay đổi nếu chưa hợp lý với thực tế công việc.

- Doanh nghiệp vừa: Các quy trình làm việc, chính sách văn bản đã có sự chi tiết và hoàn chỉnh hơn, được hệ thống hóa đầy đủ. Công ty có ý thức về việc đào tạo hướng dẫn nhân sự các phòng ban hiểu và tuân thủ các quy trình làm việc. Ở quy mô này, DN sẽ vận hành và tuân thủ theo quy trình để đảm bảo tính công bằng mạch lạc trong vận hành. Và là tiền đề để nâng cao năng suất làm việc của nhân sự. Tuy nhiên, doanh nghiệp vừa dư địa phát triển còn rất nhiều, đòi hỏi người lao động cần có tính thích nghi tốt, liên tục đổi mới sáng tạo trong vận hành.

- Doanh nghiệp lớn: Quy trình làm việc của doanh nghiệp lớn thường khá phức tạp và qua nhiều lớp quản lý khác nhau. Các bước và hoạt động trong quy trình thường được chi tiết hóa một cách rõ ràng để đảm bảo hiệu quả và sự phối hợp. Điều này dẫn đến sự ra đời của các bộ phận chuyên môn và cấp quản lý khác nhau để quản lý và điều hành các khía cạnh khác nhau của hoạt động kinh doanh. Quản lý tập trung vào việc phân chia trách nhiệm, theo dõi tiến độ và đảm bảo sự tuân thủ tiêu chuẩn và quy trình đã đề ra.

- Doanh nghiệp siêu lớn: Doanh nghiệp siêu lớn có thể kinh doanh đa ngành nghề nên yêu cầu quản lý không chỉ cần đảm bảo hiệu suất và đồng nhất mà cần phải tuân thủ các tiêu chuẩn đồng nhất với mục tiêu chung của tập đoàn. Mỗi cá nhân được yêu cầu cao trong việc tuân thủ các cơ chế chính sách đã đề ra. Khác với doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp lớn không chỉ có bộ phận chuyên môn quản lý thậm chí có cả bộ phận giám sát chuyên tráhc đảm bảo tính tuân thủ trong tổ chức. Cơ chế chính sách doanh nghiệp lớn và siêu lớn thường khó thay đổi và nếu thay đổi cần nhiều thời gian để tạo ra hiệu quả. 

2.2. Đặc điểm tuyển dụng

Quy mô doanh nghiệp

Số lượng nhân viên tuyển dụng

Yêu cầu tuyển dụng

Đặc thù tuyển dụng

Doanh nghiệp siêu nhỏ

< 10 người

Yêu cầu tuyển dụng cho doanh nghiệp siêu nhỏ tập trung vào sự đoàn kết và đồng thuận trong môi trường làm việc nhỏ. Với số lượng nhân viên ít, độ quen biết thường cao, các ứng viên cần mang theo sự thích ứng và chia sẻ giá trị chung trong công việc.

Đối tượng mà doanh nghiệp siêu nhỏ tuyển dụng thường là những người có quen biết trong phạm vi nhất định nên yêu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp này sẽ chú trọng vào tinh thần hợp tác cũng như trách nhiệm của các cá nhân.

Doanh nghiệp nhỏ

< 100 người

Doanh nghiệp nhỏ gặp bài toán về tối ưu hóa chi phí. Họ lựa chọn nhân sự chất lượng từ nhiều nguồn khác nhau và dựa vào hiệu suất năng lực làm việc của cá nhân đó. Nhân sự tại các doanh nghiệp này có xu hường kiêm nhiệm nhiều việc.

Doanh nghiệp nhỏ lựa chọn nhân lực dựa trên nhiều kênh khác nhau, tạo ra nhiều cơ hội cho ứng viên. Nhân sự ứng tuyển tại các doanh nghiệp này cần có sự linh hoạt và nhanh nhạy để có thể hoàn thành tốt công việc. 

Doanh nghiệp vừa

< 200 người

Tuyển dụng cho các doanh nghiệp vừa đòi hỏi sự nhạy bén và hiểu biết sâu sắc về tính chất của tổ chức. Yêu cầu về học vấn thường không chỉ giới hạn ở bằng cấp, mà còn liên quan đến khả năng học hỏi và áp dụng kiến thức trong thực tế. Kinh nghiệm trước đây có thể là nguồn thông tin quý báu, giúp ứng viên nắm vững bức tranh tổng thể và đưa ra quyết định đúng đắn.

Đặc thù tuyển dụng tại các doanh nghiệp vừa thường phản ánh kết hợp giữa quy mô trung bình và khả năng linh hoạt của doanh nghiệp. 

Doanh nghiệp lớn

< 1000 người

Tại các doanh nghiệp lớn, yêu cầu tuyển dụng có sự khác biệt tương đối lớn tại các phòng ban và tùy vị trí mà doanh nghiệp tuyển dụng. Với các vị trí cấp cao, yêu cầu về kinh nghiệm và bằng cấp tương đối cao và sẽ thường đòi hỏi một loạt kỹ năng lãnh đạo và quản lý. Trong khi đó, với các vị trí cơ bản, yêu cầu về trình độ học vấn và kinh nghiệm có thể linh hoạt hơn.

Đặc thù tuyển dụng tại các doanh nghiệp lớn thường phản ánh quy mô lớn và sự phức tạp của tổ chức.

Doanh nghiệp siêu lớn

> 1000 người

Các doanh nghiệp lớn thường sở hữu một lượng lớn nhân viên. Vì vậy, quá trình tuyển dụng cần được thực hiện một cách tối ưu. Để có thể  làm việc hiệu quả trong môi trường với quy mô phòng ban đa dạng, ứng viên cần phải có sự am hiểu về văn hóa tổ chức và kiến thức về từng phòng ban mà họ đang ứng tuyển.

Tuyển dụng tại các doanh nghiệp siêu lớn thường có các đặc điểm riêng do quy mô lớn và phức tạp của doanh nghiệp.

 

3. Q&A

Ưu nhược điểm của các loại hình doanh nghiệp theo quy mô-07

Q: Cơ chế phúc lợi chung của các loại hình doanh nghiệp trên là gì?

A: Cơ chế phúc lợi của một doanh nghiệp được hiểu bao gồm: lương, thưởng (thưởng lương tháng 13, 14..., nghĩa vụ với nhà nước như bảo hiểm, ngoài ra có các chế độ như du lịch, khám sức khỏe,.... Thường các DN lớn trở lên sẽ có quỹ lương thưởng phúc lợi lớn hơn doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ. Ví dụ như ngoài lương thưởng hàng năm thì nhân viên được du lịch nghỉ dưỡng, tổ chức các buổi sinh hoạt team building, các chế độ trong ngày lễ đặc biệt trong năm... Tuy nhiên doanh nghiệp nhỏ với chủ doanh nghiệp có quan tâm đời sống của nhân sự, thì các hoạt động này vẫn được triển khai. Vì vậy, khi các bạn đi ứng tuyển có thể trao đổi kĩ về các phần này với bộ phận tuyển dụng để hiểu hơn về doanh nghiệp.

Q: Môi trường làm việc tại các doanh nghiệp khác nhau như thế nào?

A: Môi trường làm việc tại các doanh nghiệp khác nhau có thể khác nhau đáng kể dựa trên nhiều yếu tố, bao gồm loại hình kinh doanh, vị trí địa lý, quy mô, văn hóa tổ chức, và nhiều yếu tố khác. Các doanh nghiệp lớn thường có cơ hội thăng tiến lớn và cung cấp nhiều lợi ích như lương cao, chế độ phúc lợi tốt, cũng như cơ hội đào tạo và phát triển.

Doanh nghiệp nhỏ và vừa thường có môi trường làm việc gần gũi hơn, mức độ linh hoạt cao hơn, nhưng lương và chế độ phúc lợi có thể kém hấp dẫn hơn so với doanh nghiệp lớn.

Q: Cơ hội phát triển và rèn luyện kỹ năng ở các doanh nghiệp này có điểm gì khác nhau?

A: 

Doanh nghiệp lớn:

- Cơ hội thăng tiến rộng lớn: Các công ty lớn thường có nhiều vị trí công việc và phòng ban khác nhau, tạo ra cơ hội thăng tiến cho nhân viên.

- Chế độ phúc lợi tốt: Các doanh nghiệp lớn thường có các chế độ phúc lợi tốt như bảo hiểm y tế, nghỉ phép dài hạn, và chương trình đào tạo nâng cao.

- Cơ hội đào tạo và phát triển: Các công ty lớn thường đầu tư vào đào tạo và phát triển nhân viên để giúp họ phát triển kỹ năng và tiến xa trong sự nghiệp.

Doanh nghiệp nhỏ và vừa:

- Môi trường làm việc gần gũi: Doanh nghiệp nhỏ thường có môi trường làm việc gần gũi hơn, giúp nhân viên làm việc chặt chẽ với nhau và với quản lý.

- Linh hoạt: Nhân viên trong các doanh nghiệp nhỏ thường có cơ hội làm việc trên nhiều khía cạnh của doanh nghiệp, từ quản lý đến sản xuất.

Tóm lại, doanh nghiệp lớn thường cung cấp cơ hội thăng tiến và chế độ phúc lợi tốt hơn, trong khi doanh nghiệp nhỏ và vừa thường tạo ra môi trường làm việc gần gũi và linh hoạt hơn. Sự lựa chọn phù hợp phụ thuộc vào mục tiêu và giá trị cá nhân của bạn, cũng như sự phát triển nghề nghiệp mà bạn đang tìm kiếm.

Q: Cơ hội tuyển dụng và yêu cầu tuyển dụng ở các doanh nghiệp này khác nhau thế nào?

A: Doanh nghiệp lớn có nhiều vị trí tuyển dụng khác nhau ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Do quy mô lớn và tính chuyên nghiệp, các doanh nghiệp lớn thường đặt ra yêu cầu cao về học vấn và kinh nghiệm. Các công ty lớn thường có quy trình tuyển dụng nghiêm ngặt và kéo dài, bao gồm nhiều vòng phỏng vấn và kiểm tra. Doanh nghiệp nhỏ và vừa do quy mô nhỏ hơn, các doanh nghiệp nhỏ và vừa thường có ít vị trí tuyển dụng hơn. Các doanh nghiệp nhỏ thường linh hoạt hơn trong việc xem xét ứng viên có sự phù hợp với môi trường làm việc của họ hơn là chỉ dựa vào học vấn. Vì thế, quy trình tuyển dụng ở các doanh nghiệp nhỏ cũng thường đơn giản hơn và nhanh chóng hơn.

Lời kết

Qua bài viết này, SAPP mong rằng bạn đã nắm được những đặc điểm riêng của từng loại doanh nghiệp để có thể lựa chọn môi trường làm việc phù hợp với bản thân. Hy vọng rằng những kiến thức này sẽ hữu ích cho bạn trong quá trình ứng tuyển tại các vị trí trong những doanh nghiệp này. Đừng bỏ lỡ các bài viết tiếp theo của SAPP nhé!

Nếu bạn cần hỗ trợ thêm về quá trình học nền tảng hoặc bất kỳ vấn đề gì về dịch vụ và trải nghiệm tại SAPP, vui lòng liên hệ qua các kênh sau:

  • Hotline: 19002225 (nhánh 2)
  • Email: support@sapp.edu.vn

Mọi yêu cầu về dịch vụ sẽ được phản hồi trong 04 giờ làm việc (Thời gian làm việc từ 10h00 đến 18h00 từ thứ 2 đến thứ 6). Chúng tôi luôn cố gắng phản hồi nhanh nhất ngay khi nhận được yêu cầu.