Big 4 - Kinh nghiệm cho vòng test năng lực phần kiến thức chuyên môn
  1. SAPP Knowledge Base
  2. Kinh nghiệm thi tuyển Big4 và Non Big
  3. Big 4 - Kinh nghiệm cho vòng test năng lực phần kiến thức chuyên môn

[Test - EY - Review] REVIEW ĐỀ TEST EY KỲ INTERNSHIP 2019 - PHẦN 1

Tìm hiểu các phần nội dung và kiến thức xuất hiện trong đề test EY kỳ internship 2019

Tổng thời gian làm bài là 120 phút, nội dung bài test gồm 8 phần với số điểm tương ứng như sau:

I. Kiến thức chuyên ngành (60%)

1. Accounting (20 marks – 20 MCQs)


Theo kinh nghiệm từ những anh chị đi thi về, những sinh viên theo học chuyên ngành Kế toán, Kiểm toán, có tham gia khóa học F3 ACCA sẽ không gặp nhiều khó khăn. Những kiến thức trên trường Đại học sẽ giúp đỡ cho bạn rất nhiều, không chỉ trong việc thi tuyển vào Big4. Vì thế, hãy nắm chắc nguyên lý, cách hạch toán trong học phần Nguyên lý kế toán hoặc Kế toán tài chính. Bây giờ việc học ACCA không còn quá mới mẻ, F2 và F3 có lẽ là 2 môn học được bạn lựa chọn từ năm 2, năm 3. Việc học F2, F3 giúp bạn chuyển đổi kiến thức từ tiếng Việt sang tiếng Anh, từ đó không bị bỡ ngỡ trước những thuật ngữ dùng trong đề như Consolidated, Accruals, Prepaid Expense, Budgeting, Standard costing..... Hơn nữa đề test EY năm ngoái được đánh giá là lấy khá nhiều câu trong đề ACCA F2 và F3.

Một số câu hỏi xuất hiện trong đề Test năm ngoái, chúng ở mức độ từ dễ, trung bình đến khó như:

Phân loại TSCĐ hay Bất động sản đầu tư

Tiêu chuẩn ghi nhận tài sản

Các loại discount và phân biệt

Tính toán dự phòng khoản phải thu (câu này bạn phải nhớ tỷ lệ lập dự phòng sau khoảng thời gian nhất định)

Tính toán giá trị hàng tồn kho theo phương pháp FIFO...

2. Auditing (20 marks – 10 MCQs)


Phần Auditing ở mức độ không quá khó, kiến thức chủ yếu xoay quanh những kiến thức đã học trong phần Kiểm toán căn bản, Kiểm toán tài chính. Có thể kể đến như Internal control, các thủ tục kiểm toán như Physical examination, Inquiry, Recalculation...

Để hoàn thành xuất sắc phần này, bên cạnh kiến thức từ giảng đường, hoàn thành khóa học F8 ACCA cũng sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều. Ngoài ra, mình muốn giới thiệu đến bạn cuốn sách “Auditing” của tác giả Alvin A.Arens. Đây được coi là cuốn sách gối đầu giường của sinh viên cũng như người đi làm trong lĩnh vực kiểm toán. Đọc hiểu hết cuốn sách 900 trang này chắc chắn bạn sẽ đạt full điểm phần Auditing trong tất cả đề Test của các firm.

3. Tax (10 marks – 5 MCQs)


Phần này xoay quanh 4 loại thuế: VAT, CIT, PIT và FCT. Sẽ bao gồm 1,2 câu tính toán và 2,3 câu lý thuyết về 4 sắc thuế này. Nếu học về chuyên ngành Thuế, những câu hỏi này sẽ không làm khó được bạn. Còn nếu không, cuốn Ebook Pocket về Thuế mà PwC update hàng năm sẽ cover hết các loại thuế xuất hiện trong đề thi.

4. Finance (10 marks – 5 MCQs)


Phần này các câu hỏi sẽ tập trung chủ yếu về cách tính dòng tiền, các chỉ số tài chính... Các câu hỏi được tương tự giống như phần MCQs môn F9 ACCA nhưng ở mức khá cơ bản. Bạn có thể tham khảo qua môn F9 ACCA – Financial Management hoặc môn Tài chính doanh nghiệp ở trên trường.

II. Kiến thức khác

1. Social Knowledge (10 marks – 10 MCQs)


EY năm ngoái hỏi nhiều về kiến thức xã hội. Các câu hỏi đề cập đến các sự kiện cập nhật trong vòng thời gian gần đây. Để hoàn thành phần này, không có cách học tủ nào khác ngoài việc bạn phải thường xuyên cập nhập tin tức thông qua các trang báo như CafeF, Vn.express, VTV24h, Bản tin Tài chính kinh doanh...

2. IQ Verbal (10 marks – 5 MCQs)


Các câu hỏi vẫn xoay quanh những dạng bài như điền số theo dãy, bài toán tính tuổi, tính giờ... Cùng với phần Social Knowledge, IQ là phần không được bạn thí sinh tập trung ôn luyện quá nhiều. Tuy nhiên, đây là những phần chiếm điểm số rất cao. Trước khi thi tuyển, bạn hãy cố dành một vài ngày làm các đề test tương tự trên Internet để làm quen dần với các câu hỏi về IQ, tránh các trường hợp bỡ ngỡ khi đọc đề thi chính thức.

3. AQ (10 marks – 5 MCQs)


Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là “chỉ số vượt khó”, có liên quan trực tiếp tới: năng suất làm việc, sự nhanh nhẹn, khả năng giải quyết vấn đề, tinh thần, hiệu suất làm việc, khả năng phát triển, khả năng lãnh đạo, sự lạc quan trước khó khăn. Câu nói “Các firm không chọn người giỏi nhất mà chọn người phù hợp nhất”, việc mang chủ đề này vào test cũng chính là cách trực tiếp để công ty xem xét liệu bạn có phù hợp với văn hóa và môi trường của họ hay không? Thế nên, dù chiếm tỷ trọng số câu không lớn nhưng bạn cũng không được bỏ qua câu này nhé.

4. Essay (10 marks)


Bài essay 10 marks với số lượng 250 từ được thiết kế giống như dạng bài IELTS Writing Task 2, Big4 chờ đợi những bài luận logic, trình bày mạch lạc, rõ ràng, hơn là những bài với từ ngữ đậm chất “IELTS” nhưng lan man vòng vo. Hãy căn chỉnh thời gian thật hợp lý để có một bài essay thật chỉnh chu, đầy đủ các phần và đủ ý các bạn nhé.

Note: Đề test của các Big thường sẽ ko được Public ra ngoài nên các bạn cứ cố gắng ôn tập các phần kiến thức quan trọng đồng thời tìm hiểu và gia tăng thêm vốn kiến thức xã hội của mình nha.

Mình có đề minh họa form đề EY năm ngoái, các bạn có thể tham khảo ở đây.

 

Author: Minh Thuy Tran